Bước tới nội dung

Đại biểu nhân dân (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Báo Đại biểu Nhân dân
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuVăn phòng Quốc hội
Thành lập5 tháng 10 năm 1988; 36 năm trước (1988-10-05)
Giấy phépSố 349/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/09/2023
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh
Trụ sởSố 35, Đường Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
WebsiteTiếng Việt
Tiếng Anh

Đại biểu Nhân dân là cơ quan ngôn luận trực thuộc Văn phòng Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,[1] đại diện cho tiếng nói của Quốc hội và cũng là diễn đàn của Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dânCử tri.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 5 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 96/HÐNN chính thức thành lập Tạp chí Người đại biểu nhân dân, nhân sự tại thời điểm này chỉ có hai người nhưng tòa soạn đã in ấn và phát hành 10.000 bản. Sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chuyển đổi tạp chí thành Báo Người đại biểu nhân dân vào cuối năm 2001.[2][3]

Năm 2006, ấn phẩm được cấp phép trở thành nhật báo xuất bản hàng ngày và khai trương trang thông tin điện tử.[3][4] Ba năm sau, tờ báo nâng cấp lên phiên bản báo điện tử và đổi tên thành Báo Đại biểu nhân dân theo nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.[5][6][7] Năm 2010, báo trực tuyến chính thức đi vào hoạt động,[3] một thập kỷ sau ấn phẩm khai trương tòa soạn điện tử và thay đổi giao diện mới.[8]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Ct.
2018 Huân chương Lao động hạng Nhì [9]
2023 Huân chương Lao động hạng Nhất [10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bộ Khoa học và Công nghệ và Báo Đại biểu Nhân dân: Tăng cường phối hợp hoạt động lâu dài và toàn diện”. Bộ Khoa học và Công nghệ. 25 tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ PV (25 tháng 9 năm 2018). “Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Báo Đại biểu nhân dân”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b c Phạm Thúy (24 tháng 9 năm 2018). “Báo Đại biểu Nhân dân đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ Đặng Hiếu (16 tháng 10 năm 2020). “Khai trương Tòa soạn điện tử Báo Đại biểu nhân dân”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ PV (19 tháng 10 năm 2019). “Báo Đại biểu Nhân dân kỷ niệm 10 năm nâng cấp”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ TTXVN (12 tháng 11 năm 2009). “Báo Người đại biểu nhân dân nâng cấp, đổi tên”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Lê Tuyết (18 tháng 10 năm 2019). “Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 10 năm đổi tên Báo Đại biểu Nhân dân”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Minh Khánh (16 tháng 10 năm 2020). “Báo Đại biểu Nhân dân khai trương Tòa soạn điện tử và ra mắt giao diện mới”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ HN (24 tháng 9 năm 2018). “Báo Đại biểu Nhân dân đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ Nguyễn Hải (3 tháng 10 năm 2023). “Báo Đại biểu Nhân dân nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]