Bước tới nội dung

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền
Khẩu hiệuKeep Your Eyes Open (hãy mở rộng tầm mắt)
Thành lập1922
LoạiLiên đoàn các tổ chức về nhân quyền
tổ chức không vụ lợi
NGO
Vị trí
  • Khắp thế giới
    văn phòng chính ở Paris, Pháp.
Dịch vụBảo vệ người bảo vệ Nhân quyền, bảo đảm nhân quyền có hiệu quả, và công lý cho mọi người, Toàn cầu hóa việc tôn trọng nhân quyền.
Lĩnh vựcNhiệm vụ tìm các dữ kiện, Quan sát về tư pháp, huấn luyện, các chương trình trao đổi, nghiên cứu, thường xuyên ủng hộ các tổ chức đa chính phủ, vận động ý kiến quần chúng.
Thành viên
178 tổ chức nhân quyền từ hơn 100 nước
Nhân vật chủ chốt
Karime Lahidji (chủ tịch từ 2013)
Jean-François Plantin (Thủ quỹ)
Ales Bialatski (Phó chủ tịch)
René Cassin
Joseph Paul-Boncour
Victor Basch
Trang webwww.fidh.org

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: International Federation for Human Rights—viết tắt FIDH) là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền được thành lập vào năm 1922 và là một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế thành lập lâu đời nhất trên toàn thế giới và ngày nay đã có 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền hoạt động trên nguyên tắc không bè phái không phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào. Nhiệm vụ cốt lõi của nó là để thúc đẩy sự tôn trọng cho tất cả các quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).

Với Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 9 năm 2018, Cơ quan An ninh cửa khẩu quốc tế Nội Bài ra quyết định cấm nhập cảnh và tạm giữ bà Debbie Stothard - Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân quyền đang đến Hà Nội để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018. Bà Debbie Stothard cho hay: "Dù sao đi nữa sự bất tiện mà tôi đang phải chịu không là gì so với các cuộc tấn công vào báo chí và những nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam". Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngay sau đó đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng lời mời của WEF, tạo điều kiện cho bà Debbie Stothard được tham dự cuộc họp.[1][2] Một thành viên của Amnesty InternationalMinar Pimple cũng không được phép vào để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF). Theo chương trình ông sẽ phát biểu về đề tài "ASEAN đa nguyên: có bị đe dọa?" [2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Warning against Mr. Ales Bialatski". International Federation for Human Rights. ngày 16 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
  • "FIDH's motto: Human Rights for All!". FIDH. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  • Contribution to the EU Multi-stakeholder Forum on CSR (Corporate Social Responsibility), ngày 10 tháng 2 năm 2009; accessed on ngày 9 tháng 11 năm 2009
  • Information Partners, web site of the UNHCR, last updated ngày 25 tháng 2 năm 2010, 16:08 GMT (web retrieval ngày 25 tháng 2 năm 2010, 18:11 GMT)