Bước tới nội dung

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an là một trong hai cơ quan điều tra trong ngành an ninh của lực lượng công an nhân dân ở Việt Nam. Cơ quan còn lại là Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2016, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có 6 nhiệm vụ sau:[1]

  1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
  2. Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
  3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
  4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.
  5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.
  6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức bộ máy gồm có:

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ trưởng: Trung tướng Phạm Thế Tùng (từ ngày 30 tháng 7 năm 2024 đến nay), Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam[2]

Phó Thủ trưởng Thường trực: Thiếu tướng Hoàng Văn Hà, Cục trưởng Cục An ninh điều tra

Phó Thủ trưởng:

  • Thiếu tướng Bùi Xuân Phong
  • Thiếu tướng Trần Thanh
  • Đại tá Nguyễn Chiến Thắng
  • Đại tá Nguyễn Cao Quang
  • Đại tá Nguyễn Minh Ngọc
  • Đại tá Phan Thành Bá
  • Đại tá Nguyễn Tuấn Hưng

Cựu lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Cục trưởng thường trực

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Thủ trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại tá Nguyễn Xuân Mừng[6]
  • Đại tá Lê Đức Hiệp[7]
  • Đại tá Đỗ Thái Sơn

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “LUẬT TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ 2015”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ Hải Sơn (ngày 21 tháng 5 năm 2020). “Bổ nhiệm hai thứ trưởng Bộ Công an giữ chức danh thủ trưởng cơ quan điều tra”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Cục An ninh điều tra (Bộ Công an) khám xét nhà ông Vũ "nhôm" tại Đà Nẵng”. InfoNet. ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ “Danh sách khách mời dự Lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “Tiểu sử tóm tắt Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ”. Trang TTĐT Ban Tôn giáo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì một tội hình sự”. VnExpress. ngày 6 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ “Dự án đầu tư xây dựng Hầm đường bộ Đèo Cả - QL1: Vượt khó để về đích”. báo Xây dựng. ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.