Bước tới nội dung

Thế vận hội Mùa hè 1964

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế vận hội Mùa hè lần thứ XVIII
Thời gian và địa điểm
Quốc giaNhật Bản
Thành phốTokyo
Sân vận độngSân vận động Olympic
Lễ khai mạc10 tháng 10
Lễ bế mạc24 tháng 10
Tham dự
Quốc gia93
Vận động viên5.151
(4.473 nam,
678 nữ)
Sự kiện thể thao163 trong 19 môn
Đại diện
Tuyên bố khai mạcThiên hoàng Shōwa
Vận động viên tuyên thệTakashi Ono
Ngọn đuốc OlympicYoshinori Sakai
  1960 1968  

Thế vận hội Mùa hè 1964, gọi chính thức là Thế vận hội lần thứ XVIII (tiếng Anh: Games of the XVIII Olympiad) là một sự kiện thể thao tổng hợp được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 10 đến 24 tháng 10 năm 1964. Tokyo từng được trao quyền tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1940, song vinh dự này sau đó bị chuyển sang cho Helsinki do Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc, và cuối cùng bị hủy do Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là kỳ thế vận hội đầu tiên được tổ chức tại châu Á, và là lần đầu tiên Nam Phi bị ngăn cản tham gia do có hệ thống kỳ thị chủng tộc trong thể thao.[1][2] Tokyo được chọn làm thành phố đăng cai trong phiên họp IOC lần thứ 55 được tổ chức tại Tây Đức vào ngày 26 tháng 5 năm 1959.

Đây là kỳ thế vận hội đầu tiên được phát sóng quốc tế mà không cần gửi băng ra hải ngoại như tại Thế vận hội 1960. Đại hội được phát sóng đến Hoa Kỳ bằng cách sử dụng vệ tinh thông tin địa tĩnh đầu tiên là Syncom 3, và đến châu Âu bằng cách sử dụng Relay 1.[3] Đây cũng là kỳ thế vận hội đầu tiên có phát sóng truyền hình màu (cục bộ). Lịch sử về Thế vận hội 1964 được tường thuật trong phim tài liệu Tokyo Olympiad năm 1965 do Kon Ichikawa làm đạo diễn.

Đại hội được lên kế hoạch tổ chức vào giữa tháng 10 nhằm tránh tình trạng nóng ẩm giữa hè của thành phố và mùa bão vào tháng 9.[4] Thế vận hội Mùa hè tại Roma vào năm 1960 khai mạc vào cuối tháng 8 và phải trải qua thời tiết nóng. Kỳ Thế vận hội Mùa hè 1968 tại Thành phố Mexico cũng bắt đầu trong tháng 10.

Lựa chọn

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu bạc 1000 yen Showa, đúc kỷ niệm Olympic mùa hè 1964

Tokyo giành quyền đăng cai Đại hội vào ngày 26 tháng 5 năm 1959, tại phiên họp IOC lần thứ 55 tại München, Tây Đức, trước hồ sơ ứng cử của Detroit, BruxellesWien.[5]

Kết quả ứng cử đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1964[6]
Thành phố Quốc gia Vòng 1
Tokyo  Nhật Bản 34
Detroit  Hoa Kỳ 10
Wien  Áo 9
Bruxelles  Bỉ 5

Các điểm đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
Sakai Yoshinori chạy đến vạc Olympic.
  • Koseki Yūji sáng tác ca khúc chủ đề cho lễ khai mạc.
  • Sakai Yoshinori thắp sáng ngọn lửa Olympic, anh sinh tại Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, đúng vào ngày một quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố này.
  • Kumi-daiko lần đầu tiên được trưng bày với khán giả toàn cầu tại trình diễn Lễ hội Nghệ thuật.[7]
  • Judobóng chuyền nữ đều là môn thể thao phổ biến tại Nhật Bản, chúng được đưa vào chương trình thi đấu của Đại hội.[8] Nhật Bản giành ba huy chương vàng trong ba nội dung của môn judo, và đội tuyển bóng chuyền nữ Nhật Bản giành huy chương vàng với trận chung kết được phát sóng trực tiếp.
  • Nội dung năm môn phối hợp nữ được đưa vào nội dung môn điền kinh.
  • Nhà đương kim vô địch thế giới Watanabe Osamu kết thúc sự nghiệp với một huy chương vàng cho Nhật Bản tại nội dung vật tự do, trở thành nhà vô địch bất bại duy nhất trong lịch sử Olympic cho đến đương thời.
  • Vận động viên thể dục người Liên Xô Larisa Latynina giành hai huy chương vàng, một huy chương bạc và hai huy chương đồng. Cô là người giữ kỷ lục về số huy chương Olympic với 18 (9 vàng, 5 bạc, 4 đồng) cho đến khi Michael Phelps vượt lên vào năm 2012.
  • Vận động viên thể dục người Tiệp Khắc Věra Čáslavská giành 3 huy chương vàng, vượt qua Larisa Latynina.
  • Vận động viên bơi người Úc Dawn Fraser chiến thắng nội dung 100 m lần thứ ba liên tiếp tại Thế vận hội, một thành tích tương đương Vyacheslav Ivanov trong nội dung chèo thuyền đơn môn rowing.
  • Don Schollander (Mỹ) giành bốn huy chương vàng môn bơi.
  • Abebe Bikila (Ethiopia) trở thành người đầu tiên hai lần chiến thắng nội dung marathon tại Olympic.
  • Vận động viên người New Zealand Peter Snell giành huy chương vàng trong hai nội dung chạy 800 m và 1500 m.
  • Vận động viên người Mỹ Billy Mills gây bất ngờ khi giành huy chương vàng nội dung chạy 10.000 m, là người Mỹ đầu tiên đạt được thành tích này.
  • Vận động viên người Anh Ann Packer lập kỷ lục thế giới khi bất ngờ chiến thắng tại nội dung 800 m nữ; trong khi chưa từng thi đấu nội dung này ở tầm quốc tế trước Đại hội.
  • Bob Hayes giành chức vô địch nội dung chạy 100 m với thời gian 10,0 giây, ngang với kỷ lục thế giới. Anh đạt thành tích 9,9 giây nhờ sức gió tại vòng bán kết song không được công nhận là kỷ lục thế giới.
  • Joe Frazier, nhà vô địch quyền Anh hạng nặng tương lai của thế giới, giành một huy chương vàng cho Hoa Kỳ tại nội dung quyền Anh hạng nặng.
  • Đây là kỳ thế vận hội mùa hè cuối cùng sử dụng một đường chạy xỉ cho các nội dung điền kinh, và là lần đầu tiên sử dụng các cột sợi thủy tinh trong môn nhảy sào.
  • Trong thời gian diễn ra Thế vận hội, cũng phát sinh các sự kiện quốc tế lớn thu hút chú ý như Nikita Khrushchev đột ngột bị loại bỏ và Trung Quốc lần đầu tiến hành thử nghiệm hạt nhân.
  • Malaysia, một liên bang hình thành từ một năm trước từ Malaya, Bắc Borneo thuộc Anh và Singapore, lần đầu tham gia Đại hội.

Môn thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè 1964 có 163 nội dung trong 19 môn thể thao:

Ghi chú: Trong báo cáo của Ủy ban Olympic Nhật Bản, đua thuyền buồm ghi là "yachting".[8]

Môn thể thao trình diễn

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thời gian tính theo giờ chuẩn Nhật Bản (UTC+9)
 ●  Lễ khai mạc     Thi đấu  ●  Chung kết  ●  Lễ bế mạc
Ngày tháng 10
10
T7
11
CN
12
T2
13
T3
14
T4
15
T5
16
T6
17
T7
18
CN
19
T2
20
T3
21
T4
22
T5
23
T6
24
T7
Điền kinh
● ●
● ●
● ●
● ●
● ● ●
● ● ●
● ● ●
● ●
● ● ●
● ●
● ●

● ●
● ● ●
● ● ●
Bóng rổ
Boxing ● ●
● ● ● ●
● ● ● ●
Canoeing ● ● ●
● ● ● ●
Đua xe đạp ● ●
Lặn
Cưỡi ngựa ● ● ● ● ● ●
Đấu kiếm
Khúc côn cầu trên cỏ
Bóng đá
Thể dục ● ● ● ● ● ●
● ● ●
● ●
● ● ●
Judo ● ●
● ●
Năm môn phối hợp hiện đại ● ●
Rowing ● ● ● ●
● ● ●
Thuyền buồm ● ●
● ● ●
Bắn súng
Bơi ● ● ● ●
● ●

● ●
● ● ● ● ● ●
● ●
Bóng chuyền ● ●
Bóng nước
Cử tạ
Đấu vật ● ● ● ●
● ● ● ●
● ● ● ●
● ● ● ●
Tổng huy chương vàng 1 4 3 17 19 12 12 13 17 9 14 13 27 2
Lễ
Ngày 10
T7
11
CN
12
T2
13
T3
14
T4
15
T5
16
T6
17
T7
18
CN
19
T2
20
T3
21
T4
22
T5
23
T6
24
T7
tháng 10

Bảng tổng sắp huy chương[9]

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước, các quốc gia được xếp hạng theo số huy chương vàng mà họ nhận được, tiếp đến là số huy chương bạc, và cuối cùng là huy chương đồng.[10]

  Đoàn chủ nhà ( Nhật Bản)
Bảng huy chương Thế vận hội Mùa hè 1964
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1 Hoa Kỳ36262890
2 Liên Xô30313596
3 Nhật Bản165829
4 Đoàn thể thao Đức thống nhất10221850
5 Ý1010727
6 Hungary107522
7 Ba Lan761023
8 Úc621018
9 Tiệp Khắc56314
10 Anh Quốc412218
11–41Các nước còn lại294048117
Tổng số (41 đơn vị)163167174504

Các Ủy ban Olympic quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia tham dự

Tổng cộng có 93 quốc gia có đại diện tại Thế vận hội Mùa hè 1964. 16 quốc gia lần đầu tiên tham dự Thế vận hội trong kỳ được tổ chức tại Tokyo: Algeria, Cameroon, Chad, Congo, Côte d'Ivoire (với tên Bờ Biển Ngà), Cộng hòa Dominican, Libya (song không thi đấu), Madagascar, Malaysia, Mali, Mông Cổ, Nepal, Niger, Bắc Rhodesia (giành độc lập hoàn toàn với tên Zambia trùng với ngày bế mạc), Senegal, và Tanzania (với tên Tanganyika). Các vận động viên đến từ Đông ĐứcTây Đức cùng thi đấu trong Đội tuyển Thống nhất Đức từ năm 1956 đến năm 1964. Do hỗ trợ Trung Quốc đại lục, Indonesia bị cấm chỉ tham gia kỳ thế vận hội này, do họ phản đối Đài Loan tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1962 dưới tên "Trung Quốc".

  •  Libya tham gia lễ khai mạc, song vận động viên duy nhất bỏ cuộc.[11]

Địa điểm tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Trung tâm thể dục quốc gia Yoyogi, do Kenzo Tange thiết kế.
Nippon Budokan
  • Công viên Asaka Nezu – Năm môn phối hợp hiện đại (cưỡi ngựa)
  • Trường bắn Asaka – Năm môn phối hợp hiện đại (bắn súng), Bắn súng (súng ngắn/ súng trường)
  • Thành phố Chofu – Điền kinh (marathon, đi bộ 50 km)
  • Enoshima – Thuyền buồm
  • Thành phố Fuchu – Điền kinh (marathon, đi bộ 50 km)
  • Thành phố Hachioji – Đua xe đạp (đường phố)
  • Sân đua Hachioji – Đua xe đạp (đường đua)
  • Karasuyama-machi – Điền kinh (marathon, đi bộ 50 km)
  • Karuizawa – Cưỡi ngựa
  • Kemigawa – Năm môn phối hợp hiện đại (chạy)
  • Trung tâm Thể dục Komazawa – Vật
  • Sân khúc côn cầu Komazawa – Khúc côn cầu trên cỏ
  • Sân vận động Komazawa – Bóng đá
  • Sân bóng chuyền Komazawa – Bóng chuyền
  • Cung điện băng Korakuen – Quyền Anh
  • Hồ Sagami – Canoeing
  • Sân bóng đá Mitsuzawa – Bóng đá
  • Sân vận động Nagai – Bóng đá
  • Trung tâm Thể dục quốc gia – Bóng rổ (chung kết), lặn, năm môn phối hợp hiện đại (bơi), bơi
  • Sân vận động quốc gia – Điền kinh, cưỡi ngựa (nhảy đồng đội), bóng đá (chung kết)
  • Nippon Budokan – Judo
  • Sân vận động thể dục Nishikyogoku – Bóng đá
  • Sân bóng đá Ōmiya – Bóng đá
  • Sân bóng đá tưởng niệm Thân vương Chichibu – Bóng đá
  • Sasazuka-machi – Điền kinh (marathon, đi bộ 50 km)
  • Công hội đường Shibuya – Cử tạ
  • Shinjuku – Điền kinh (marathon, đi bộ 50 km)
  • Sân rowing Toda – Rowing
  • Trường bắn Tokorozawa – Bắn súng (trap)
  • Trung tâm thể dục Tokyo – Thể dục
  • Bể bơi trong nhà Tokyo – Bóng nước
  • Đại học Waseda – Đấu kiếm, năm môn phối hợp hiện đại (đấu kiếm)
  • Trung tâm thể dục văn hóa Yokohama – Bóng chuyền

Giao thông và liên lạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là kỳ thế vận hội đầu tiên được phát sóng quốc tế. Đại hội được phát sóng đến Hoa Kỳ thông qua Syncom 3,[12] vệ tinh thông tin địa tĩnh đầu tiên, và đến châu Âu qua Relay 1, một vệ tinh cũ hơn chỉ cho phép truyền 15–20 phút trong mỗi quỹ đạo của nó.[13][14] Tổng thời gian phát sóng các chương trình qua vệ tinh là 5 giờ 41 phút tại Hoa Kỳ, 12 giờ 27 phút tại Canada, và 14 giờ 18 phút tại châu Âu. Hình ảnh nhận qua vệ tinh tại Hoa Kỳ, Canada và 21 quốc gia tại châu Âu.[15]

Cáp thông tin xuyên Thái Bình Dương đầu tiên là TRANSPAC-1 nối từ Nhật Bản đến Hawaii cũng được hoàn thành vào tháng 6 năm 1964 nhằm phục vụ đại hội. Trước đó, hầu hết thông tin từ Nhật Bản đến các quốc gia khác truyền qua sóng ngắn.[15]

Thời gian bắt đầu hoạt động tàu cao tốc Tokaido Shinkansen giữa ga Tokyoga Shin-Ōsaka được lên kế hoạch trùng với Thế vận hội. Các chuyến tàu chạy cố định theo lịch trình bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, chỉ 9 ngày trước khi Thế vận hội khai mạc, vận chuyển hành khách đi xa 515 kilômét (320 mi) trong khoảng 4 tiếng, liên kết ba khu vực đô thị chính là Tokyo, Nagoya, và Osaka.

Một số kế hoạch nâng cấp xa lộ và đường sắt đô thị được điều chỉnh để hoàn thành vào dịp đại hội. Trong số 8 tuyến cao tốc chính do chính quyền Tokyo phê duyệt vào năm 1959, tuyến số 1, số 4 và một phần tuyến số 2 và số 3 được hoàn thành để phục vụ đại hội. Hai tuyến tàu điện ngầm có tổng chiều dài 22 kilômét (14 mi) cũng hoàn toàn để phục vụ đại hội, và hạ tầng cảng của Tokyo được mở rộng để phục vụ lưu lượng dự kiến.[16]

Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo đánh dấu sự tiến bộ và tái xuất của Nhật Bản trên vũ đài thế giới. Nhật Bản mới không còn là một đối thủ thời chiến, mà là một quốc gia hòa bình không đe dọa bất kỳ ai, và hoàn thành biến đổi này trong ít hơn 20 năm.[17]

Mặc dù chính sách ngoại giao của Nhật Bản trong Chiến tranh lạnh là liên kết mật thiết với Hoa Kỳ, song Tokyo đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1964 trong tinh thần cam kết hòa bình với toàn thể cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia Cộng sản. Mục tiêu là để biểu thị với thế giới rằng Nhật Bản đã hoàn toàn khôi phục từ chiến tranh, và đã từ bỏ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa quân phiệt, hoan nghênh thể thao thành tích cao. Thể thao được duy trì hoàn toàn tách biệt với chính trị. Sự kiện này là một thành công lớn đối với thành phố và cho Nhật Bản nói chung, khi không xảy ra sự cố không hay nào. Chính sách ngoại giao của Nhật Bản được mở rộng bằng việc bao gồm cả chính sách thể thao khi quốc gia này cử đội tuyển đi thi đấu quốc tế trên toàn cầu.[18]

Để tổ chức một sự kiện lớn như vậy, hạ tầng của Tokyo cần phải được hiện đại hóa để phục vụ số lượng lớn du khách theo dự kiến. Sinh lực và chi phí khổng lồ được dành cho việc nâng cấp hạ tầng vật chất của thành phố, với các tòa nhà, xa lộ, sân vận động, khách sạn, cảng hàng không và đường tàu. Nhật Bản có một vệ tinh mới để tạo điều kiện cho phát sóng trực tiếp ra quốc tế. Nhiều tuyến đường tàu và tàu điện ngầm, đường sắt nhanh nhất thế giới đương thời Tokaido Shinkansen được hoàn thành. Cảng hàng không quốc tế HanedaCảng Tokyo được hiện đại hóa. Phát sóng quốc tế qua vệ tinh bắt đầu, và Nhật Bản lúc này liên kết với thế giới qua một cáp thông tin mới đi dưới mặt biển.[15] YS-11 là một loại máy bay tuabin cánh quạt thương mại được phát triển tại Nhật Bản, nó được sử dụng để chở ngọn lửa Olympic tại nội địa Nhật Bản.[19] Đối với môn bơi, một hệ thống bấm giờ mới bắt đầu ghi giờ khi có tiếng súng khởi động và dừng bằng touchpad. Chụp ảnh cán đích sử dụng một bức ảnh với các hàng trên đó được bắt đầu sử dụng để xác định kết quả chạy nước rút. Tất cả đều biểu thị rằng Nhật Bản nay là thành viên của thế giới thứ nhất và là một thủ lĩnh công nghệ, và đương thời biểu thị cách thức mà các quốc gia khác có thể hiện đại hóa.[17] Để chuẩn bị cho đại hội, 200.000 mèo và chó hoang bị bắt và tiêu hủy.[20]

Tuy nhiên, các dự án xây dựng dẫn đến một số tổn hại môi trường, buộc một số cư dân phải tái định cư, và thiệt hại trong một số ngành công nghiệp. Ngoài ra, tham nhũng của các chính trị gia và công ty xây dựng khiến chi phí vượt quá mức và một số công trình có chất lượng kém.[20] Giống như nhiều Thế vận hội khác, các nhà quan sát sau đó nói rằng các dự án chuản bị và xây dựng cho Thế vận hội Mùa hè 1964 có một tác động tiêu cực đến môi trường và người thu nhập thấp.[21]

Mặc dù dư luận quần chúng về Thế vận hội tại Nhật Bản ban đầu bị chia rã, song đến khi đại hội khai mạc thì hầu hết mọi người đều ủng hộ. Có trên 70% khán giả truyền hình xem lễ khai mạc, và có trên 80% xem trận chung kết của đội tuyển bóng chuyền nữ Nhật Bản.[17]

Tẩy chay

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Triều Tiên rút các vận động viên khỏi Nhật Bản ngay trước khi Thế vận hội khai mạc, nguyên nhân là IOC từ chối các vận động viên từng tham dự Đại hội thể thao các lực lượng mới nổi (GANEFO) được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BBC On This Day, 18 August, "1964: South Africa banned from Olympics".
  2. ^ “Past Olympic Host City Election Results”. GamesWeb.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ “The Miami News - Google News Archive Search”. The Miami News. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ Griggs, Lee (ngày 28 tháng 10 năm 1963). “A very dry run in Tokyo”. Sports Illustrated: 64. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “IOC Vote History”. Aleksandr Vernik. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ “Past Olympic host city election results”. GamesBids. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ Varian, Heidi (2013). The Way of Taiko: 2nd Edition. Stone Bridge Press. tr. 28–29. ISBN 1611720125.
  8. ^ a b Organizing Committee 1964, tr. 43–44
  9. ^ International Olympic Committee – Tokyo 1964 Medal Table
  10. ^ “Olympic Games Tokyo 1964 – Medal Table”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2009.
  11. ^ Complete official IOC report. Volume 2 part 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012. Fighi Hassan, Suliman - LIBYA - Absent
  12. ^ “For Gold, Silver & Bronze”. TIME magazine. ngày 16 tháng 10 năm 1964. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2015.
  13. ^ Martin, Donald H. (2000). Communications Satellites . El Segundo, CA: The Aerospace Press. tr. 8–9. ISBN 1-884989-09-8. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  14. ^ “Significant Achievements in Space Communications and Navigation, 1958–1964” (PDF). NASA-SP-93. NASA. 1966. tr. 30–32. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  15. ^ a b c Organizing Committee 1964, tr. 381–400
  16. ^ Organizing Committee 1964, tr. 47–49
  17. ^ a b c Droubie, Paul (ngày 31 tháng 7 năm 2008). “Japan's Rebirth at the 1964 Tokyo Summer Olympics”. aboutjapan.japansociety.org. About Japan: A Teacher's Resource. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ Jessamyn R. Abel, "Japan's Sporting Diplomacy: The 1964 Tokyo Olympiad," international History Review (2012) 24#2 pp 203-220.
  19. ^ Organizing Committee 1964, tr. 245–269
  20. ^ a b Whiting, Robert, "Negative impact of 1964 Olympics profound", Japan Times, ngày 24 tháng 10 năm 2014, p. 14
  21. ^ Whiting, Robert, "Negative impact of 1964 Olympics profound", The Japan Times, ngày 25 tháng 10 năm 2014, p. 14

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Roma
Thế vận hội Mùa hè
Tokyo

XVIII Olympiad (1964)
Kế nhiệm
Thành phố Mexico