Bước tới nội dung

Danh sách thành phố chủ nhà Thế vận hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là danh sách các thành phố chủ nhà của Thế vận hội, cả mùa hè và mùa đông, kể từ khi Thế vận hội hiện đại bắt đầu năm 1896. Kể từ đó, đại hội mùa hè thường–nhưng không phải luôn luôn–diễn ra theo chu kỳ bốn năm được gọi là Olympiad. Đã có 29 kỳ Thế vận hội Mùa hè được tổ chức tại 23 thành phố khác nhau, và 22 kỳ Thế vận hội Mùa đông diễn ra tại 19 thành phố khác nhau. Ngoài ra, ba kỳ mùa hè và hai kỳ mùa đông được dự kiến tổ chức nhưng sau đó bị hủy do chiến tranh: Berlin (mùa hè) năm 1916; Helsinki (mùa hè) và Garmisch-Partenkirchen (mùa đông) năm 1940; và Luân Đôn (mùa hè) và Cortina d'Ampezzo (mùa đông) năm 1944. Thế vận hội Mùa hè 1906 được chính thức phê chuẩn và diễn ra tại Athens. Năm 1949, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), quyết định không công nhận kỳ Thế vận hội 1906.[1] Ba thành phố được IOC lựa chọn để tổ chức các kỳ Thế vận hội tiếp theo là: Pyeongchang cho Thế vận hội Mùa đông 2018, Tokyo cho Thế vận hội Mùa hè 2020, và Bắc Kinh cho Thế vận hội Mùa đông 2022 . Việt Nam chưa bao giờ là chủ nhà của các kì thế vận hội.

Năm 2022, Bắc Kinh sẽ trở thành thành phố duy nhất tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Bảy thành phố tổ chức Thế vận hội hơn một lần là: Athens (Thế vận hội Mùa hè 18962004), Paris (Thế vận hội Mùa hè 19001924), Luân Đôn (Thế vận hội Mùa hè 1908, 19482012), St. Moritz (Thế vận hội Mùa đông 19281948), Lake Placid (Thế vận hội Mùa đông 19321980), Los Angeles (Thế vận hội Mùa hè 19321984), và Innsbruck (Thế vận hội Mùa đông 19641976). Tokyo sẽ gia nhập danh sách trên vào Thế vận hội Mùa hè 2020, trước đó họ đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964. Ngoài ra, Stockholm tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1912 và nội dung đua ngựa tại Thế vận hội Mùa hè 1956.[d] Luân Đôn trở thành thành phố đầu tiên tổ chức ba kỳ Thế vận hội vào Thế vận hội Mùa hè 2012. Hoa Kỳ tổng cộng đã tổ chức tám kỳ Thế vận hội, nhiều nhất trong các quốc gia, xếp sau là Pháp với năm lần. Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, và Anh Quốc có ba lần.

Thế vận hội chủ yếu được tổ chức tại châu Âu (36 lần) và châu Mỹ (12 lần); năm lần Thế vận hội được tổ chức tại châu Á và hai lần tại châu Đại Dương. Năm 2016, Rio de Janeiro trở thành thành phố Nam Mỹ đầu tiên tổ chức Thế vận hội, trong khi đó châu Phi chưa từng tổ chức. Một số khu vực địa lý lớn khác chưa tổ chức là Trung Đông, Tiểu lục địa Ấn Độ, Caribe, và Đông Nam Á.

Thành phố chủ nhà được lựa chọn bởi thành viên IOC, thường là trước 7 năm.[2] Quá trình lựa chọn kéo dài gần hai năm. Ở vòng một, bất kỳ thành phố nào trên thế giới cũng có thể nộp đơn đăng ký trở thành thành phố chủ nhà. Sau 10 tháng, Ban chấp hành IOC quyết định lựa chọn những thành phố xin đăng cai trở thành ứng cử viên chính thức dựa trên các đề xuất của các nhóm làm việc về đánh giá các đơn xin đăng cai. Tại vòng hai, các thành phố ứng cử viên được nghiên cứu kỹ lưỡng thông qua một Ủy ban đánh giá, sau đó đưa ra danh sách cuối cùng về các thành phố được chọn. Thành phố chủ nhà sẽ được lựa chọn thông qua phiếu bầu tại Phiên họp IOC, một buổi họp chung của thành viên IOC.[3]

Các thành phố chủ nhà Olympic

[sửa | sửa mã nguồn]
Đối với danh sách riêng các thành phố mùa hè và mùa đông, xem tại Danh sách Thế vận hội Mùa hè hiện đạiDanh sách Thế vận hội Mùa đông.
Thành phố Quốc gia Lục địa Mùa hè (Olympiad) Mùa đông Năm Lễ khai mạc Lễ bế mạc
Athens  Hy Lạp Âu S005I 1896 6 tháng 4 15 tháng 4
Paris  Pháp Âu S005II 1900 14 tháng 5 28 tháng 10
St. Louis[a]  Hoa Kỳ Bắc Mỹ S005III 1904 1 tháng 7 23 tháng 11
Athens[b]  Hy Lạp Âu Mùa hè 1906 22 tháng 4 2 tháng 5
Luân Đôn[c]  Liên hiệp Anh Âu S005IV 1908 27 tháng 4 31 tháng 10
Stockholm  Thụy Điển Âu S005V 1912 5 tháng 5 22 tháng 7
Berlin  Đức Âu S006VI 1916 Hủy do Thế chiến I[4]
Antwerp[h]  Bỉ Âu S007VII 1920 20 tháng 4 12 tháng 9[5]
Chamonix  Pháp Âu W001I 1924 25 tháng 2 4 tháng 2[6]
Paris  Pháp Âu S008VIII 4 tháng 5 27 tháng 7[7]
St. Moritz  Thụy Sĩ Âu W002II 1928 11 tháng 2 19 tháng 2[8]
Amsterdam  Hà Lan Âu S009IX 17 tháng 5 12 tháng 8[9]
Lake Placid  Hoa Kỳ Bắc Mỹ W003III 1932 4 tháng 2 15 tháng 2[10]
Los Angeles  Hoa Kỳ Bắc Mỹ S010X 30 tháng 7 14 tháng 8[11]
Garmisch-Partenkirchen  Đức Quốc xã Âu W004IV 1936 6 tháng 2 16 tháng 2[12]
Berlin  Đức Quốc xã Âu S011XI 1 tháng 8 16 tháng 8[13]
Garmisch-Partenkirchen  Đức Quốc xã Âu W005aV 1940 Hủy do Thế chiến II[4]
Helsinki  Phần Lan Âu S012XII
Cortina d'Ampezzo  Ý Âu W005bV 1944
Luân Đôn  Anh Quốc Âu S013XIII
St. Moritz  Thụy Sĩ Âu W005cV 1948 30 tháng 2 8 tháng 2
Luân Đôn  Anh Quốc Âu S014XIV 29 tháng 7 14 tháng 8
Oslo  Na Uy Âu W006VI 1952 14 tháng 2 25 tháng 2
Helsinki  Phần Lan Âu S015XV 19 tháng 7 3 tháng 8
Cortina d'Ampezzo  Ý Âu W007VII 1956 26 tháng 2 5 tháng 2
Melbourne
Stockholm[d]
 Úc
 Thụy Điển
Đại Dương
Âu
S016XVI 22 tháng 11
10 tháng 6
8 tháng 12
17 tháng 6
Squaw Valley  Hoa Kỳ Bắc Mỹ W008VIII 1960 18 tháng 2 28 tháng 2
Roma  Ý Âu S017XVII 25 tháng 8 11 tháng 9
Innsbruck  Áo Âu W009IX 1964 29 tháng 2 9 tháng 2
Tokyo  Nhật Bản Á S018XVIII 10 tháng 10 24 tháng 10
Grenoble  Pháp Âu W010X 1968 6 tháng 2 18 tháng 2
Thành phố Mexico  México Bắc Mỹ S019XIX 12 tháng 10 27 tháng 10
Sapporo  Nhật Bản Á W011XI 1972 3 tháng 2 13 tháng 2
München  Tây Đức Âu S020XX 26 tháng 8 11 tháng 9
Innsbruck  Áo Âu W012XII 1976 4 tháng 2 15 tháng 2
Montréal  Canada Bắc Mỹ S021XXI 17 tháng 7 1 tháng 8
Lake Placid  Hoa Kỳ Bắc Mỹ W013XIII 1980 12 tháng 2 24 tháng 2
Moskva  Liên Xô Âu[e] S022XXII 19 tháng 7 3 tháng 8
Sarajevo  Nam Tư Âu W014XIV 1984 7 tháng 2 19 tháng 2
Los Angeles  Hoa Kỳ Bắc Mỹ S023XXIII 28 tháng 7 12 tháng 8
Calgary  Canada Bắc Mỹ W015XV 1988 13 tháng 2 28 tháng 2
Seoul  Hàn Quốc Á S024XXIV 17 tháng 9 2 tháng 10
Albertville  Pháp Âu W016XVI 1992 8 tháng 2 23 tháng 2
Barcelona  Tây Ban Nha Âu S025XXV 25 tháng 7 9 tháng 8
Lillehammer  Na Uy Âu W017XVII 1994 12 tháng 2 27 tháng 2
Atlanta  Hoa Kỳ Bắc Mỹ S026XXVI 1996 19 tháng 7 4 tháng 8
Nagano  Nhật Bản Á W018XVIII 1998 7 tháng 2 22 tháng 2
Sydney  Úc Đại Dương S027XXVII 2000 15 tháng 9 1 tháng 10
Thành phố Salt Lake  Hoa Kỳ Bắc Mỹ W019XIX 2002 8 tháng 2 24 tháng 2
Athens  Hy Lạp Âu S028XXVIII 2004 13 tháng 8 29 tháng 8
Torino  Ý Âu W020XX 2006 10 tháng 2 26 tháng 2
Bắc Kinh[f]  Trung Quốc Á S029XXIX 2008 8 tháng 8 24 tháng 8
Vancouver  Canada Bắc Mỹ W021XXI 2010 12 tháng 2 28 tháng 2
Luân Đôn  Anh Quốc Âu S030XXX 2012 27 tháng 7 12 tháng 8
Sochi  Nga Âu[e] W022XXII 2014 7 tháng 2 23 tháng 2
Rio de Janeiro  Brasil Nam Mỹ S031XXXI 2016 5 tháng 8 21 tháng 8
Pyeongchang  Hàn Quốc Á W023XXIII 2018 9 tháng 2 25 tháng 2
Tokyo  Nhật Bản Á S032XXXII 2020 24 tháng 7 9 tháng 8
Bắc Kinh  Trung Quốc Á W023XXIV 2022 4 tháng 2 20 tháng 2

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố chủ nhà của nhiều kỳ Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách thành phố tổ chức nhiều kỳ Thế vận hội
Thành phố Quốc gia Châu lục Thế vận hội Mùa hè Thế vận hội Mùa đông Tổng
Luân Đôn  Anh Quốc Âu 3 (1908, 1948, 2012) 0 3
Athens  Hy Lạp Âu 3 (1896, 1906, 2004) 0 3
Bắc Kinh  Trung Quốc Á 1 (2008) 1 (2022) 2
Tokyo  Nhật Bản Á 2 (1964, 2020) 0 2
Los Angeles  Hoa Kỳ Bắc Mỹ 2 (1932, 1984) 0 2
Lake Placid  Hoa Kỳ Bắc Mỹ 0 2 (1932, 1980) 2
Innsbruck  Áo Âu 0 2 (1964, 1976) 2
St. Moritz  Thụy Sĩ Âu 0 2 (1928, 1948) 2
Paris  Pháp Âu 2 (1900, 1924) 0 2

Số kỳ Thế vận hội theo quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia tổ chức Thế vận hội Mùa hè
  Hơn 3 lần
  3 lần
  2 lần
  1 lần
  Chưa tổ chức
Quốc gia tổ chức Thế vận hội Mùa đông
  Hơn 3 lần
  3 lần
  2 lần
  1 lần
  Chưa tổ chức
Danh sách quốc gia xếp theo số lần tổ chức Thế vận hội
Hạng Quốc gia Lục địa Thế vận hội Mùa hè !Thế vận hội Mùa đông !Tổng
1  Hoa Kỳ Bắc Mỹ 4 (1904, 1932, 1984, 1996) 4 (1932, 1960, 1980, 2002) 8
2  Pháp Âu 3 (1900, 1924, 2024) 3 (1924, 1968, 1992) 6
3  Nhật Bản Á 2 (1940, 1964, 2020) 2 (1940, 1972, 1998) 4
4  Canada Bắc Mỹ 1 (1976) 2 (1988, 2010) 3
4  Hy Lạp Âu 3 (1896, 1906, 2004) 0 3
4  Ý Âu 1 (1960) 2 (1944, 1956, 2006) 3
4  Đức Quốc xã/ Tây Đức Âu 2 (1916, 1936, 1972) 1 (1936, 1940) 3
4  Anh Quốc Âu 3 (1908, 1944, 1948, 2012) 0 3
9  Trung Quốc Á 1 (2008) 1 (2022) 2
9  Hàn Quốc Á 1 (1988) 1 (2018) 2
9  Liên Xô/ Nga Âu 1 (1980) 1 (2014) 2
9  Úc Đại Dương 2 (1956, 2000) 0 2
9  Na Uy Âu 0 2 (1952, 1994) 2
9  Áo Âu 0 2 (1964, 1976) 2
9  Thụy Sĩ Âu 0 2 (1928, 1940, 1948) 2
16  Brasil Nam Mỹ 1 (2016) 0 1
16  Tây Ban Nha Âu 1 (1992) 0 1
16  Nam Tư Âu 0 1 (1984) 1
16  Mexico Bắc Mỹ 1 (1968) 0 1
16  Phần Lan Âu 1 (1940, 1952) 0 1
16  Hà Lan Âu 1 (1928) 0 1
16  Bỉ Âu 1 (1920) 0 1
16  Thụy Điển Âu 1 (1912) 0 1
  • a Ban đầu được trao cho Chicago, nhưng sau được chuyền qua cho St. Louis diễn ra đồng thời với Triển lãm thế giới.[14][15]
  • b Thế vận hội 1906 được thông qua và công nhận bởi IOC tới năm 1949[16]
  • c Thế vận hội 1908 ban đầu được trao cho Roma, nhưng sau đó chuyển sang Luân Đôn khi Núi Vesuvius phun trào.[17]
  • d Nội dung cưỡi ngựa được tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển. Stockholm xin quyền đăng cai môn cưỡi ngựa riêng biệt; họ nhận ngọn lửa Olympic và có những lời mời chính thức, lễ khai mạc và bế mạc như các kỳ Thế vận hội Mùa hè bình thường.[18]
  • e Nga/Liên Xô trải dài trên cả châu Âuchâu Á. Tuy nhiên, Ủy ban Olympic quốc gia Nga là thành viên của Ủy ban Olympic châu Âu. Ngoài ra, Moskva nằm ở bên phía châu Âu trong ranh giới thường được công nhận giữa châu Âu và châu Á. (Sochi nằm ở châu Á theo ranh giới thường dùng, nhưng theo ranh giới của nhà nước thì tính nằm ở châu Âu.)
  • f Nội dung cưỡi ngựa được diễn ra ở Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc.[19] Mặc dù UBOQG riêng của Hồng Kông tổ chức môn cưỡi ngựa, đây vẫn thuộc chương trinh Thế vận hội 2008 (khác với cuộc thi đấu cưỡi ngựa 1956 ở Stockholm).[20]
  • h Nội dung thuyền buồm được tổ chức tại Ostend, Bỉ và tại Amsterdam, Hà Lan.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Findling, John E.; Pelle, Kimberly D. (2004). Encyclopedia of the Modern Olympic Movement. Greenwood Publishing Group. tr. 41. ISBN 978-0-313-32278-5.
  2. ^ Group, Taylor Francis (2003). The Europa World Yearbook. Taylor and Francis Group. tr. 247. ISBN 978-1-85743-227-5.
  3. ^ “Choice of the Host City”. olympic.org. International Olympic Committee. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ a b Durántez, Conrado (April–May 1997). “The Olympic Movement, a twentieth-century phenomenon” (PDF). Olympic Review. XXVI (14): 56–57. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Antwerp 1920”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ “Chamonix 1924”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  7. ^ “Paris 1924”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ “St. Moritz 1928”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  9. ^ “Amsterdam 1928”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  10. ^ “Lake Placid 1932”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  11. ^ “Los Angeles 1932”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  12. ^ “Garmisch-Partenkirchen 1936”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ “Berlin 1936”. olympic.org. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  14. ^ “St Louis 1904”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  15. ^ “St. Louis gets Olympic Games; International Committee Sanctions the Change for the World's Fair in 1904” (PDF). The New York Times. ngày 12 tháng 2 năm 1903. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  16. ^ The 2nd International Olympic Games In Athens 1906 Lưu trữ 2018-09-23 tại Wayback Machine, Karl Lennartz, Journal of Olympic History, Dec. 2001/Jan. 2002
  17. ^ “Rome Games moved to London”. realclearsports.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  18. ^ “Stockholm/Melbourne 1956”. Swedish Olympic Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
  19. ^ Tim Pile (ngày 25 tháng 6 năm 2008). “Hong Kong saddles up for the Olympics”. Luân Đôn: The Daily Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  20. ^ “2008 Bắc Kinh Olympic home page”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]