Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Kimkha/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Xin chào Kimkha, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Bạn có thể tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

Welcome to the Vietnamese Wikipedia. If you do not speak Vietnamese, please feel free to read guestbook for non-Vietnamese speakers. Again, thank you and welcome!  – Nguyễn Thanh Quang 14:25, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Wiki hoá

[sửa mã nguồn]

Bạn không nên viết hoa toàn từ ở tên bài (trừ trường hợp đó là tên viết tắt như NATO) như đã làm (INĐÔNÊXIA, MYANMA). Ký hiệu nhiệt độ(°) và diện tích (km²) mời bạn chèn vào bài từ phần "Trợ giúp gõ tiếng Việt" ngay phía dưới đây bằng cách click vào ký hiệu cần chọn. Sau đó bạn nên Wiki hóa: tạo liên kết tới các bài khác (đã có hoặc sẽ có) bằng cách viết 2 dấu ngoặc vuông ([]) mở rồi đóng tại một số tên riêng hoặc thuật ngữ; tạo liên kết tới các bài trong ngôn ngữ khác bằng cách copy-paste đoạn dưới cùng trong bản tiếng Anh tương ứng. Ví dụ bạn mở bài Indonesia trong bản tiếng Anh, copy-paste đoạn có nhiều dòng trong 2 ngoặc vuông, đồng thời ghi thêm bản tiếng Anh như sau: [[en:Indonesia]]. --Nguyễn Việt Long 11:56, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cài đặt MySQL

[sửa mã nguồn]

Bài Cài đặt MySQL của bạn là 1 hướng dẫn quy trình chứ ko mang tính từ điển bách khoa nên nó thích hợp được để ở Wikibooks hoặc Thư viện Khoa học VLoS. Bạn có đồng ý để chuyển đổi không? Vietbio 16:13, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngay cả việc được đồng ý di chuyển thì bài này cũng phải được trình bày lại cho khỏi vi phạm bản quyền, cũng như việc đặt tên cần chính xác hơn là dùng tên "Cài đặt MySQL" (đề nghị tạm là Cài đặt MySQL cho Windows vì hướng dẫn này chỉ dùng trong hệ điều hành Windows, trong khi đó mySQL là một hệ thống cơ sở dữ liệu phát gốc từ bên Linux được phát triển thêm cho Windows.

Cám ơn sự đồng ý của bạn. Tôi đã chuyển nó thành Protocol:Cài đặt MySQL cho WindowsProtocol:Cài đặt PhpMyAdmin tại Thư viện Khoa học VLOS Vietbio 18:27, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản quyền

[sửa mã nguồn]

Hai bài MyanmaIndonesia chủ yếu là cắt dán từ BKTT Việt Nam. Đề nghị bạn lưu ý vấn đề bản quyền. Thông tin từ các nguồn chỉ có tính chất tham khảo và nên dành thêm thời gian biên soạn, tổng hợp lại cho phù hợp với Wikipedia. Nguyễn Thanh Quang 15:10, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vì Kimkha là thành viên mới nên chúng tôi giúp Kimkha bằng cách sửa đổi nội dung và hình thức hai bài đó để không vi phạm bản quyền. Bình thường, các bài vi phạm bản quyền sẽ được xóa bỏ. Mekong Bluesman 15:25, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đây mới là tên "chính xác"

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Theo cách gọi "chính xác" của những người viết các bài liên kết đến Ête thì chủ yếu họ nói đến hợp chất hữu cơ. Bạn cần thống nhất với các tác giả đi trước trước khi thực hiện di chuyển, có thể làm ảnh hưởng nhiều trang.

Cám ơn sự đóng góp nhiệt tình của bạn và mong được tiếp tục hợp tác.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:42, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thống nhất với Vương Ngân Hà

[sửa mã nguồn]

Bạn có thể thống nhất tên ete - ête với Thành viên:Vương Ngân Hà được không? Ai cũng bảo đã đọc sách thấy ghi vậy, nhưng chưa thấy ai ghi nguồn tham khảo là sách gì để người khác kiểm chứng. Mời bạn xem thêm Wikipedia:Chú thích nguồn gốc. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:33, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ête như là một nhóm hợp chất hữu cơ thì ngay sách hóa học phổ thông (phần hóa hữu cơ liên quan đến rượu thì phải) cũng đã đề cập tới, đâu cần phải chỉ cụ thể là sách nào. Xem thêm en:Ether, còn ête trong vật lý thì hình như ở sách giáo khoa vật lý phổ thông không thấy đề cập tới. Tuy nhiên, tôi có biết là tồn tại khái niệm này. Cho nên có trang định hướng là cần thiết.Vương Ngân Hà 10:41, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Các từ điển Anh-Anh tôi có giải thích từ Ether như sau:

[L. aether, Gr. a'iqh`r, fr. a'i`qein to light up, kindle, burn, blaze; akin to Skr. idh, indh, and prob. to E. idle: cf. F. éther.] [Written also æther.]

  1. (Physics)
    1. A medium of great elasticity and extreme tenuity, once supposed to pervade all space, the interior of solid bodies not excepted, and to be the medium of transmission of light and heat; hence often called luminiferous ether. It is no longer believed that such a medium is required for the transmission of electromagnetic waves; the modern use of the term is mostly a figurative term for empty space, or for literary effect, and not intended to imply the actual existence of a physical medium. However, modern cosmological theories based on quantum field theory do not rule out the possibility that the inherent energy of the vacuum is greater than zero, in which case the concept of an ether pervading the vacuum may have more than metaphoric meaning. [1913 Webster +PJC].
    2. Supposed matter above the air; the air itself. [1913 Webster]
  2. (Chem.)
    1. (a) A light, volatile, mobile, inflammable liquid, (C2H5)2O, of a characteristic aromatic odor, obtained by the distillation of alcohol with sulphuric acid, and hence called also sulphuric ether. It is a powerful solvent of fats, resins, and pyroxylin, but finds its chief use as an anæsthetic. Commonly called ethyl ether to distinguish it from other ethers, and also ethyl oxide.
    2. (b) Any similar compound in which an oxygen atom is bound to two different carbon atoms, each of which is part of an organic radical; as, amyl ether; valeric ether; methyl ethyl ether. The general formular for an ether is ROR′, in which R and R′are organic radicals which may be of similar or different structure. If R and R′ are different parts of the same organic radical, the structure forms a cyclic ether.[1913 Webster +PJC]
    3. Complex ether, Mixed ether (Chem.), an ether in which the ether oxygen is attached to two radicals having different structures; as, ethyl methyl ether, C2H5-O-CH3. Compound ether (Chem.), an ethereal salt or a salt of some hydrocarbon as the base; an ester. Ether engine (Mach.), a condensing engine like a steam engine, but operated by the vapor of ether instead of by steam. [1913 Webster] Vương Ngân Hà 11:16, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Báo cho tôi

[sửa mã nguồn]

Khi nào bạn đã thống nhất xong vơi Ngân Hà, xin báo để còn sớm sửa, tránh việc người đọc bị dẫn đến liên kết không như mong muốn. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:19, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi học hóa hữu cơ cách đây 20 năm (từ 1982 đến 1985), khi đó trong hóa hữu cơ định nghĩa ête là R-O-R1 (R, R1 là các nhóm ankyl).
Bài Sư Tử nói về chòm sao Sư Tử, nếu bạn đổi hết thành chòm sao + xx (tổng cộng có 88 chòm sao hiện đại) thì về mặt ngữ nghĩa cũng không sao, nhưng các tiêu bản sẽ phải phình to lên (ví dụ: Tiên Nữ-->Chòm sao Tiên Nữ, Tức Đồng-->Chòm sao Tức Đồng v.v một cách không cần thiết. Chức năng của trang định hướng là để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm nhưng khác nghĩa, còn các trang đổi hướng phục vụ cho các từ đồng nghĩa nhưng khác cách viết.Vương Ngân Hà 11:26, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Ête hay ete không quan trọng lắm, vấn đề là tên gọi ête đã từng tồn tại để chỉ nhóm hợp chất hữu cơ R-O-R1, bạn đã từng nghe người ta nói là có những băng nhóm chuyên đi xịt ête để cướp giật rồi chứ. Hơn nữa nó có nguồn gốc từ một thuật ngữ nước ngoài mà các từ điển đó đều phân định rõ hai ý nghĩa trong vật lý và hóa học. Cho nên, nếu vật lý có ête/ete thì hóa học cũng có ête/ete, vì chúng đều có chung một gốc (từ trong giả kim thuật và triết học cổ-đều ám chỉ những gì mà trước đây người ta coi là tinh túy, tinh chất, tinh hoa). Vương Ngân Hà 09:16, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nguồn tham khảo

[sửa mã nguồn]

Cám ơn các đóng góp nhiệt tình của Kimkha,

Xin Kimkha ghi lại các nguồn sách vở, tài liệu (có thể trên mạng) mà Kimkha đã dùng khi viết các bài. Điều này giúp độc giả kiểm chứng và mở rộng việc tìm hiểu. Mời xem thêm, Wikipedia:Chú thích nguồn gốc, Trợ giúp:Kỹ thuật chú thích nguồn gốc. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:58, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Động vật học

[sửa mã nguồn]

Đã có bài Động vật học, mời bạn đóng góp vào đó. Tôi đã xóa bài "Wikipedia:Động vật học" mà bạn tạo ra. Bạn chú ý là với các mục từ bách khoa thì thêm chữ Wikipedia là thừa. Chữ đó chỉ dành cho một số bài đặc biệt liên quan đến bản thân dự án Wikipedia, ví dụ Wikipedia:Trợ giúp, v.v... Avia (thảo luận) 09:56, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đã tạo bài Động vật. Tôi nghĩ phần phân loại động vật mà bạn viết trong bài Động vật học có lẽ nên để ở bài Động vật (còn bài Động vật học có lẽ nên dành cho phân loại các ngành học trong động vật học, như giải phẫu học động vật, sinh lý học động vật...). --Á Lý Sa (thảo luận) 14:17, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chào Kim Kha. Tôi có số ý thảo luận tại Thảo luận:Động vật, Thảo luận Thể loại:Động vật có xương sống mong được trao đổi với bạn, để có được các bài viết tốt hơn. Rất mong bạn tiếp tục đóng góp cho Wikipedia và đặc biệt là mảng Sinh học còn nhiều thiết nhiều lắm. Vietbio 12:21, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại mẹ

[sửa mã nguồn]

Chào Kimkha,

Khi "a" nằm trong thể loại "B" và "B" nằm trong thể loại "C" thì không nên để "a" vào thể loại "C" nữa. Như thế sẽ làm việc tra cứu có cấu trúc ("cấu trúc cây") hơn đỡ rối mắt, đồng thời cũng đem lại một chút thông tin về chủ đề, chủ đề "a" nằm "sâu hơn" trong "B" của "C".

Ví dụ "động vật" đã để trong thể loại "eu..." đây là thể loại trong "sinh vật" rồi nên không cần thêm thể loại "sinh vật" vào nữa. Việc xếp loại này vô hình chung đã mang lại thêm kiến thức cho người đọc về cây phát sinh chủng loại. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:46, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không nên xóa thảo luận

[sửa mã nguồn]

Một trong các tiền lệ (precedent) của Wikipedia là không xóa các trang thảo luận. Nếu Kimkha muốn, thỉnh thoảng, làm sạch trang thảo luận của mình thì tạo ra một trang lưu (ví dụ, Thảo luận Thành viên:Kimkha/Lưu 1) và mang nội dung vào đó trước khi xóa.

Nếu Kimkha cần thêm giúp đỡ thì nên hỏi.

Mekong Bluesman 11:05, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chính xác/chính thống

[sửa mã nguồn]

Tôi đang "lao động" để xếp thể loại theo mấy cái tên chính xác chính thống của Kim kha, hy vọng mấy năm nữa SGK không thay đổi. Kima kha giúp một tay vì có nhiều chỗ cần đổi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:12, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Họ Gấu / Họ Mèo

[sửa mã nguồn]

Trong bài Động vật chưa thấy có Họ. Xin cho biết Họ Gấu Họ Mèo có 'chính xác' không?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:23, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

quản lý

[sửa mã nguồn]

Không chỉ có người quản lý như tôi mới thay đổi được mà Kimkha hay bất kỳ thành viên nào cũng làm được. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:26, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bộ Cá Voi/ Bộ Đà Điểu so với Bộ Cá sấu / Bộ Ngỗng vịt

[sửa mã nguồn]

S.O.S Trong bài Động vật, tại sao Bộ Cá Voi viết hoa chữ Voi mà Bộ Cá sấu không viết hoa chữ sấu. Có phải Bộ Cá voi đúng hơn không? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:31, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cá heo thuộc bộ nào?

[sửa mã nguồn]

Cá heo thuộc Bộ nào?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:33, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

thể loại:

[sửa mã nguồn]

Bạn vào thể loại:Cá sấu rồi vào từng bài trong đó, ấn nút sửa, đến chỗ có chữ "[[Thể loại:Cá sấu]]" sửa thành "[[Thể loại:Bộ Cá sấu]]". Như vậy bạn sẽ quen dần cách tung hoành ở đây mà chưa cần ai bầu bạn làm quản lí. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:41, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

côn trùng

[sửa mã nguồn]

Bài côn trùng xếp vào Ngành/Lớp/Bộ/Họ nào?

Cám ơn

[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn nhiều. Nếu bạn vào mạng chậm thì để mình sửa cho. Mình có thể vào mạng nhanh hơn, nhưng mà lại chẳng biết gì về phân loại các động vật ở SGK ở Việt Nam :)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:32, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có thể tra cứu tại đây cho nhanh http://www.vncreatures.net/tracuu.php Vietbio 18:13, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bộ Mười chân

[sửa mã nguồn]

"Bộ Mười chân" có đúng không? (trong "Lớp Giáp xác") - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:36, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tân Ước & Tân ước

[sửa mã nguồn]

Kimkha nên xem lại, đã có bài Tân Ước tương đối đầy đủ. Nên chuyển các bài trong Thể loại:Tân ước về Thể loại:Tân Ước. Phan Ba 14:41, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ Kitô giáo

[sửa mã nguồn]

Xin bạn lưu ý về thuật ngữ Kitô giáo. Những người Việt theo Tin Lành có một số thuật ngữ khác với những người Công giáo. Ta thường nên tôn trọng cách sử dụng của người viết ra bài trừ khi thuật ngữ bị sử dụng sai. Xin bạn hãy thảo luận với người viết trước khi sửa đổi thuật ngữ. Nguyễn Hữu Dng 15:32, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giáo hội Công giáo

[sửa mã nguồn]

Xin bạn hãy lưu ý rằng Giáo hội Công giáo chỉ là một giáo phái trong Kitô giáo. Nó không phải là một tôn giáo riêng. Nguyễn Hữu Dng 15:56, ngày 18 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đổi tên trang

[sửa mã nguồn]

Giáo hội và tôn giáo

[sửa mã nguồn]

Việc bạn tin rằng giáo hội Công giáo Rôma là một tôn giáo riêng là quyền của bạn. Những bài bạn đã đổi tên không cụ thể nói về giáo hội này, cho nên không nhất thiết phải dùng thuật ngữ của giáo hội này. Nguyễn Hữu Dng 15:27, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Việc tạo trang đổi hướng bạn có thể làm: Bạn chỉ cần tạo ra bài ở tên mới với nội dung #redirect [[Tên cũ]]. Nếu bạn nghĩ rằng thuật ngữ Công giáo đáng được làm tên chính hơn là tên Tin Lành, xin bạn hãy thảo luận ở những bài đó để dẫn đến đồng thuận. Nguyễn Hữu Dng 15:38, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn có thể thảo luận tại phần thảo luận của bài bạn muốn đổi tên. Bạn vừa đổi nội dung của bài Thiên Chúa giáo và tạo ra Thể loại:Thiên Chúa giáo mà là là thể loại con của Do Thái giáo?! Xin bạn hãy xem bài Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Theo tôi được biết ở Việt Nam "Thiên Chúa giáo" chỉ đến Giáo hội Công giáo Rôma. Xin bạn hãy đọc rõ về cách sắp xếp Thể loại trước khi tạo ra hay sửa đổi các thể loại đã có. Nguyễn Hữu Dng 17:44, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trang định hướng

[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem mã nguồn của Vàng (định hướng) để biết ví dụ đúng cho trang định hướng. 134.157.5.208 13:50, ngày 25 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đề nghị dẫn chứng nguồn

[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem Thảo luận:Thiên Chúa giáo. --Á Lý Sa (thảo luận) 04:26, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chọn giấy phép khi truyền hình lên

[sửa mã nguồn]

Thân chào Kimkha,

Mong bạn nhớ chọn giấy phép sử dụng cho hình bạn truyền lên, tại trang truyền lên tập tin (đọc các bước thực hiện ghi tại trang này). Loại giấy phép cho một số hình bạn truyền lên gần đây tôi nghĩ có thể là "hình chụp màn hình phần mềm" hay tương tự như vậy.

Rất mong bạn thực hiện đúng hướng dẫn ở Wikipedia:Truyền lên hình ảnh.

Cám ơn và mong được tiếp tục hợp tác. 134.157.5.210 15:31, ngày 28 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn đã ghi giấy phép cho hình bạn truyền lên. 134.157.5.210 15:46, ngày 28 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nhớ ký tên

[sửa mã nguồn]

Viết yêu cầu gì , thảo luận gì bạn nhớ ký tên--duongdttt 15:22, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bằng cách gõ bốn dấu ngã ~~~~. Lưu Ly 05:40, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Cách xếp thể loại

[sửa mã nguồn]

Xin bạn lưu ý: Thể loại:Tỉnh Việt Nam < Thể loại:Địa lý Việt Nam < Thể loại:Việt Nam nên xếp thể loại "Việt Nam" vào trong "Tỉnh Việt Nam" là thừa. Nguyễn Thanh Quang 05:43, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi không thích ghi nhiều vì đây là Bách khoa toàn thư - nơi để mọi người trao đổi kiến thức của mình chứ không phải chỗ làm quen.....

Muốn "tồn tại" lâu dài thì ngoài khoảng thời gian "trao đổi kiến thức" mọi người có thể dành "chút chút" để "làm quen". Như thế hay hơn chứ bạn. Lưu Ly 05:40, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Động vật

[sửa mã nguồn]

Bộ Da dày

[sửa mã nguồn]

Là một bộ cũ, không còn được sử dụng nữa theo quan điểm của phylogeny hiện đại. Do vậy sẽ không có nhóm động vật nào được xếp vào bộ này nữa, mà chỉ giới thiệu để biết là tên gọi này đã từng tồn tại mà thôi.Vương Ngân Hà 06:40, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Thú hay Động vật có vú

[sửa mã nguồn]

Về quan điểm động vật có vú hay thú thì tôi đã giải thích quan điểm của mình tại phần thảo luận bài Bò biển dugong. Cũng lưu ý thêm rằng thuật ngữ Mammalia trong bài en:Mammal là:

  • The mammals are the class of vertebrate animals characterized by the production of milk in females for the nourishment of young, from mammary glands present on most species and specialized skin glands in monotremes that seep or ooze milk... có nghĩa là Mammals (tùy ý gọi là Động vật có vú hay Thú) là một lớp động vật có xương sống được đặc trưng bằng việc sản xuất ra sữa ở các con cái để nuôi dưỡng con non, từ tuyến sữa có ở hầu hết các loài và các tuyến da đặc biệt ở động vật đơn huyệt mà rỉ ra hay thấm ra sữa..., như vậy trong định nghĩa về lớp này luôn luôn gắn liền với khái niệm sữa và tuyến sữa, tức là khái niệm bộ vú (lộ ra hay không lộ ra). Các Wiki khác cũng có định nghĩa tương tự, chẳng hạn bên Wiki Trung văn bài zh:哺乳动物 dịch ra là bộ nhũ động vật tức động vật có vú, hay bên tiếng Nga ru:Млекопитающие được dịch thô thiển ra là nuôi bằng sữa, chuẩn xác là động vật (loài vật) có vú. Tôi không phản đối cách dùng từ thú nhưng về ngữ nghĩa thì nó là mơ hồ, không rõ ràng như động vật có vú. Vương Ngân Hà 06:40, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Họ hay chi

[sửa mã nguồn]

Đề nghị thành viên Kimkha cho biết căn cứ vào tài liệu nào để cho rằng linh cẩu là một chi của họ Chó, trong khi hai danh pháp Canidae (họ Chó) và Hyaenidae (họ Linh cẩu) là hai họ ngang cấp trong bộ Ăn thịt. Vương Ngân Hà 13:55, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Re:Thảo luận:Ngày Valentine

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi nha, tôi quên đấy mà.===>Silviculture 12:34, 12 tháng 11 2006 (UTC)

Trả lời dùm em

[sửa mã nguồn]

Em có mấy câu hỏi để ở bàn tham khảo mà chẳng ai trả lời hộ cả anh giúp em với. Em tha thiết nhờ anh đó.Anh cứ giải thích theo cách nào cũng được..Mục của em là thắc mắc thuyết tương đối. Duy stephen

Thông tin về mình

[sửa mã nguồn]

Hic. Tôi viết rất nhiều về tôi đấy chứ. Những để bạn thử tìm xem. Nào xin mời. (thử tài thành viên "mới" một chút xem thử tìm ra không). Thân mến. Lưu Ly 15:33, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Hi .. Lưu Ly 14:12, 1 tháng 12 2006 (UTC)

Xem giáo trình đại học

[sửa mã nguồn]

Giáo trình đại học lại ghi chủ yếu là động vật có vú, chứ ít dùng thú.Vương Ngân Hà 00:24, 1 tháng 12 2006 (UTC)

Cây Giáng sinh

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bài bạn tạo có nội dung giống hệt một phần trong đây. Tmct 13:57, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy tôi tháo bảng copyvio. Tmct 14:42, ngày 7 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trang thể loại

[sửa mã nguồn]

Đừng tạo ra quá nhiều trang thể loại trùng lặp, chẳng hạn Thể loại: Ngành hạt kín, trước khi bạn đọc kỹ xem trong Wiki gọi thực vật hạt kín là gì (Thực vật có hoa). Ngoài ra, bộ Phong lan là một tên gọi đã lỗi thời, hiện nay người ta gộp toàn bộ bộ này vào trong Bộ Măng tây nên các bài viết về các họ Lan (thật sự) chỉ nên cho thuộc về bộ Măng tây mà thôi, không cần tạo ra thể loại Bộ Phong lan làm gì. Vương Ngân Hà 04:43, ngày 10 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Magnoliophyta là tên khoa học của ngành thực vật hạt kín/thực vật có hoa. Nếu dịch theo kiểu đúng từ nguyên thì nó phải là ngành Mộc lan, nhưng ít người dùng vậy. Còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật có hoa thì tùy, cách gọi Magnoliophyta là ngành hạt kín chỉ là một trong số các cách gọi. Vương Ngân Hà 10:03, ngày 10 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tiêu bản Đại Tân Sinh

[sửa mã nguồn]

Nhân sinh tức Holocene (Toàn Tân) là một thế của kỷ Neogen. Vương Ngân Hà 04:57, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiên văn học

[sửa mã nguồn]

Lâu không thấy Kimkha bên mảng thiên văn, bên đó thiếu người quá, mời bạn tiếp tục đóng góp.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:44, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình:Tương tác trong AJAX.jpgHình:So sánh web truyền thống và AJAX.jpg

[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn đã tải hình để minh họa cho bài viết về Ajax (lập trình), tuy nhiên, bạn cần phải giải thích tại sao bạn cho rằng tác giả hình cho phép bạn sử dụng tự do. Nếu không được, bạn cần phải lựa chọn giấy phép khác hợp lý hơn tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. Rất mong sự hợp tác của bạn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 04:33, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sau đây là lý do mà tôi đã đánh dấu các hình của bạn:
  1. Bạn không ghi nguồn chính xác chỉ đến trang có hình bạn lấy về, nên chúng tôi không kiểm tra được tính đúng đắn của giấy phép mà bạn đưa lên
  2. Tôi không rõ lý do bạn cho rằng trang đó cho phép sử dụng hình tự do, tại vì tôi chỉ thấy dòng © 2007 Adaptive Path, LLC, bạn có thể giải thích giúp tôi được không?
  3. Những hình bạn đưa lên đều có thể dễ dàng thay thế bằng một hình tự vẽ sau đó truyền lên với giấy phép tự do. Tôi hiểu rằng chúng ta không có nhiều thời gian để làm điều đó, nhưng đó lại là quy định của Wikipedia.
Cám ơn bạn đã hồi âm, vì phần nhiều các thành viên ở đây viết 1 bài rồi ra đi, để mặc hình của mình bị xóa mà không quan tâm đến lý do. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:02, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên trang thành viên

[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn giữ trang thành viên của mình tại trang Thành viên:Kimkha. Nếu bạn muốn dùng trang Thành viên:Nguyễn Kim Kha, xin bạn vui lòng đăng ký cho tài khoản đó hay yêu cầu đổi tên đăng nhập. Hiện nay đã có một thành viên khác dùng tên đăng nhập "Nguyễn Kim Kha", cho nên bạn không thể tự tiện dổi vị trí của trang thành viên của mình. Nguyễn Hữu Dng 20:45, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trang đó không khóa nên ai cũng có thể sửa, mặc dù một thông lệ chung là coi đó như góc riêng của cá nhân nên chỉ người sử dụng dưới tài khoản đó mới sửa đổi trang của mình. Tuy nhiên, nếu có ai đó cố tình sửa đổi bậy bạ hoặc thô tục thì người khác cũng có thể tẩy sửa đổi đó. Vương Ngân Hà 00:04, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nói chung, nếu bạn muốn khóa hay không khóa trang cá nhân của mình cần có lời đề nghị với một trong số các quản lý. Trang chỉ nên khóa khi cảm thấy điều đó là hợp lý (ví dụ bị sửa đổi bậy bạ nhiều lần). Vương Ngân Hà 03:28, ngày 14 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sửa hình

[sửa mã nguồn]

Theo tôi hiểu anh không thể nhận mình là tác giả của bức hình được anh sửa chữa. Vũ Kỳ 17:45, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)

Cần sử dụng hình

[sửa mã nguồn]

Các hình logo các trường Đại học chỉ nên được truyền lên nếu anh muốn sử dụng. Các hình không sử dụng, sẽ bị đánh dấu và xóa sau 7 ngày. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:49, ngày 6 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiên văn

[sửa mã nguồn]

Được biết bạn là thành viên của cổng tri thức thiên văn học, tôi có vài thắc mắc muốn nhờ anh giúp đỡ:

  • Tên và hình ảnh các chòm sao của người việt cổ, ví dụ: Tua rua, Thần nông, Con vịt, Gầu sòng,...Khi còn bé sống cùng bà nội, những buổi đêm mùa hè nằm ngủ cùng bà, thường được nghe bà kể rất nhiều chuyện và còn chỉ cho biết mấy chòm sao đó, bây giờ nhiều khi tôi muốn muốn tìm hiểu thêm về các chòm sao của người việt cổ trên bầu trời của cả 4 mùa trong năm.
  • Các trận mưa sao và thời gian xuất hiện cụ thể của các trận mưa sao có thể nhìn thấy từ lãnh thổ Việt nam.

Mong sự giúp đỡ của bạn cũng như của các thành viên thiên văn học khác.---Silviculture (thảo luận) 07:10, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bản quyền có vấn đề đối với Hình:SN1006 chụp bởi Chandra.jpg

[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn đã truyền lên Hình:SN1006 chụp bởi Chandra.jpg. Tuy nhiên, hình có thể sẽ bị xóa trừ khi bạn xác định được người giữ bản quyền và tình trạng bản quyền. Tổ chức Wikipedia rất cẩn thận về các hình chứa trong Wikipedia do luật bản quyền (xem Chính sách bản quyền của Wikipedia).

Người giữ bản quyền thường là người tạo ra tập tin, chủ của người đó, hoặc người cuối cùng được chuyển quyền sở hữu. Thông tin bản quyền được thông báo cho mọi người bằng cách sử dụng tiêu bản bản quyền. Ba loại giấy phép cơ bản trên Wikipedia là nội dung mở, phạm vi công cộng, và sử dụng hợp lý. Hãy tìm tiêu bản thích hợp tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh và đặt nó vào trang hình như sau: {{TênTiêubản}}.

Xin hãy ghi thông tin bản quyền vào những hình bạn đã truyền lên hoặc sẽ truyền lên. Hãy ghi nhớ rằng hình ảnh không có thông tin quan trọng này có thể bị một quản lý xóa bỏ.

Đây là thông báo tự động từ bot TVT-bot. Bạn có thể yêu cầu giúp đỡ tại Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một quản lý Wikipedia. Cám ơn sự hợp tác của bạn. 03:12, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn hãy chú ý đến cả những hình Hình:Vịnh Hạ Long.jpgHình:Đỉnh Phan xi păng.jpg. Tôi nghĩ bạn làm việc ở Wikipedia đủ lâu để hiểu dự án này xem trọng vấn đề hình này đến mức nào, và hy vọng bạn sẽ tải lên những tấm hình khác với đầy đủ thông tin về giấy phép và bản quyền. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:27, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo như trang web bạn chỉ http://www.new7wonders.com/classic/en/n7w/votinganalysis/ thì trang web đó giữ bản quyền đối với hình ảnh của nó, như vậy ta không nên sử dụng hình ở đây. Tuy nhiên, các hình mà bạn cần đều là hình phong cảnh, và đủ nổi tiếng để có thể tìm thấy tại Commons Wikimedia, một dự án hình ảnh tự do của Wikimedia. Tôi đã thử tìm hình về Vịnh Hạ Long và Đỉnh Phan Xi Păng thì có những kết quả sau Hạ LongĐỉnh Fansipan. Các hình trên có lẽ sẽ khó mà giữ được, bạn nên dùng hình tự do thay thế. Thân mến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 14:26, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị xem lại

[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn xem lại thử coi. Bạn cũng vi phạm như tôi chứ có thua gì đâu ^^. Giờ đếm lại xem ai vi phạm nhiều hơn không? ^^. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 14:34, ngày 22 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người đặt biển ở trên lần lượt là Lưu LyNgkynam
Yên tâm, hổng có ai rủ đâu mà lo... Tui với Nam là hai đứa keo kiệt lắm! --Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 04:10, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Về việc sửa đổi tiêu bản sơ khai

[sửa mã nguồn]

Đầu tiên xin ghi nhận sự đóng góp của bạn trong việc sửa đổi một số tiêu bản hiện tại của Wikipedia như Tiêu bản:Sơ khai máy tính, Tiêu bản:Sơ khai sinh học, Tiêu bản:Sơ khai hóa học, và một số tiêu bản về sơ khai khác.

Tuy nhiên, bạn không nên để các tiêu bản sơ khai của từng lĩnh vực giống như Tiêu bản:Sơ khai chung. Bởi vì Tiêu bản:Sơ khai chung để chỉ về một bài viết quá ngắn trong Wikipedia. Trong khi các tiêu bản sơ khai từng lĩnh vực, đơn cử như Tiêu bản:Sơ khai âm nhạc, được dùng không phải để chỉ một bài viết quá ngắn về lĩnh vực Âm nhạc, mà là một bài viết vẫn có thể dài, nhưng không đủ trong lĩnh vực đó, như bài viết về một ca sĩ, mà chỉ nêu tiểu sử (giả sử như phần tiểu sử đó khá dài), mà thiếu các danh sách album, các giải thưởng, các liên kết bên ngoài, thì chúng ta không được gắn tiêu bản sơ khai, mà chúng ta phải gắn tiêu bản:sơ khai âm nhạc. Chắc bạn đã hiểu ý tôi.

Hiện tại tôi đã lùi sửa đổi hai tiêu bản là Tiêu bản:Sơ khai máy tínhTiêu bản:Sơ khai âm nhạc. Cũng xin góp ý với bạn là bạn không nên lùi sửa đổi nữa. Vì nếu lùi sửa đổi 3 lần bạn sẽ bị cấm trong 24h. Chào bạn, và hi vọng bạn tiếp tục đóng góp cho Wiki. Thân. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 04:14, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu bạn có ý định thay đổi giao diện tiêu bản của từng chuyên môn nhỏ, thì bạn cũng nên thay đổi giao diện tiêu bản của Tiêu bản:Sơ khai. Vì cách đặt tiêu bản trong Wikipedia lần lượt như sau: Chúng ta sẽ đặt bản Tiêu bản:Rất sơ khai với những bài chỉ có một hoặc hai dòng hoặc định nghĩa chưa đầy đủ. Tiêu bản:Sơ khai sẽ được đặt nếu bài viết đã có định nghĩa và có thêm một số dòng ngắn ngủi nào đó. Bạn nên lưu ý là các tiêu bản trên đều tự thêm phần Thể loại:Rất sơ khai v2 Thể loại:Sơ khai vào dưới để bất kỳ ai có biết một chút ít về nó thôi cũng có thể vào bổ sung đươc. Trong khi các tiêu bản sơ khai của từng chuyên ngành là khi nó đã tương đối vừa phải nhưng so với bài viết về chuyên môn đó thì vẫn còn thiếu nhiều. Và đa số những người có kiến thức về chuyên ngành đó mới vào sửa đổi thêm. Do đó giao diện của Tiêu bản:Sơ khai và Tiêu bản:sơ khai chuyên môn phải có kích thước và giao diện khác nhau, ít nhất là tiêu bản:sơ khai chuyên môn phải nhỏ hơn tiêu bản:sơ khai.
Dù sao cũng tán thành ý tưởng thay đổi giao diện Wikipedia của bạn. Nó hay đấy. Tại tôi thấy trang chủ nhìn cũng chưa được đẹp lắm :). Thân. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 04:33, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi có chút ý kiến
  • Thứ nhất, bạn Ngkynam không hiểu "sơ khai" và "ngắn", "sơ khai" có nghĩa là một bài viết vẫn có thể dài, nhưng không đủ trong lĩnh vực đó, và chỉ vậy mà thôi.
  • Thứ hai, tiêu bản {{sơ khai}} hiện giờ theo tôi là xấu xí, nằm ở dưới bài, màu cam cam nhìn hơi chõi, nên không muốn các tiêu bản sơ khai đi theo con đường này (cái này ý kiến chủ quan)
  • Thứ ba, lùi tới lùi lui, cả hai sẽ cùng bị cấm, còn tôi sẽ không sửa được tiêu bản đó (vì bài sẽ bị khóa)
  • Thứ tư, ủng hộ hoàn toàn thêm tham số bài viết, hoặc đơn giản hơn, dùng {{PAGENAME}} tại mã tiêu bản.
117.5.185.133 (thảo luận) 04:35, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lưu ý các bạn, đây là trang thảo luận cá nhân của tôi, không phải trang thảo luận chung, về việc sửa lại tiêu bản tôi đang cố gắng sửa lại. Tuy nhiên, nếu chỉ góp ý riêng cho tôi, thì viêt vào đây là đúng, nhưng góp ý cho bạn NgKyNam và cho bài viết Tiêu bản:Sơ khai thì vui lòng chuyển sang Thảo luận tiêu bản đó... Cảm ơn hai bạn.--Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 04:45, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Rất đồng ý với việc thêm tham số vào tiêu bản. Bạn Kimkha có thể tham khảo thêm các tiêu bản bên Wikipedia Tiếng Anh. Tiêu bản âm nhạc bên đó ghi đầy đủ : ví dụ một bài viết về nhóm Eagles mà còn sơ khai họ sẽ ghi là {{sơ khai âm nhạc|rock|1980}}, v.v... Chúc bạn thành công. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 04:50, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn nhầm tôi với bạn 117.5.185.133. Tôi chưa hề có ý định thay đổi màu sắc của tiêu bản. Chỉ nói về kích thước của nó. Bạn nghĩ sao khi tiêu bản {{Tiêu bản:rất sơ khai}} lại nhỏ hơn cả tiêu bản {{Tiêu bản:Sơ khai máy tính}}? Hi vọng bạn hiểu ý tôi. Good day :). Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 04:53, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn Kimkha này, có một cách rất nhanh và rất hay, đó là ... lùi sửa đổi của bạn lại :). Bạn nên qua trang Thảo luận Thành viên:117.5.185.133 xem thử để thấy mức độ từ "nặng đến nhẹ" của các tiêu bản. Qua đó bạn sẽ thấy không cần phải đặt một cái "tiêu bản Sơ khai chuyên ngành" to đùng và màu cam lòe loẹt vào một bài viết đã tương đối vừa phải đâu. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 05:07, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xây dựng Cổng tri thức Âm nhạc

[sửa mã nguồn]

Hiện tại tôi cũng đang định thực hiện dự án xây dựng "Cổng tri thức (portal) Âm nhạc". Rất vui nếu bạn Kimkha cùng tham gia. Nếu được, bạn Kimkha có thể giúp tôi trong phần biên soạn về nhạc rock Việt Nam được không, hiện tại các bài trong chủ đề này đều viết rất sơ sài. Cám ơn bạn trước. Trân trọng. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không sao. Phần code đã có tôi và thành viên Paris lo rồi. Bạn có thể bổ sung thêm nội dung. Tôi định xây dựng cổng này bao gồm 4 cổng con (subportal) là :
  1. Nhạc Việt Nam (đây là mục chính)
  2. Nhạc Quốc tế (đối lại với Nhạc Việt Nam)
  3. Nhạc Heavy Metal (do là đam mê của tôi ^_&)
  4. Nhạc Giao hưởng (trung hòa với cái Heavy Metal trên đồng thời dễ huy động các thành viên lớn tuổi trong Wiki).
Về nội dung của từng cổng thì vẫn như thông thường: gồm các mục
  • Giới thiệu
  • Bài viết chọn lọc (nếu có)
  • Ca sĩ, nhóm nhạc tiêu biểu
  • Giới thiệu các dòng nhạc (đối với subportal Nhạc Việt Nam và Nhạc Quốc tế)
  • Mục Bạn có biết.
  • Mục Tin tức âm nhạc (cái này là phải update ít nhất 1 tháng 1 lần :D )
  • Mục Bài hát chọn lọc hoặc Hình ảnh chọn lọc.
Tôi còn thiếu nhiều bài viết về các thể loại nhạc, như Nhạc Rock, Nhạc Blue, Nhạc Giao hưởng, Hip-hop. Về các ban nhạc thì còn thiếu nhiều. Phần nhạc Quốc tế đã có bạn NAD 0108 lo, phần Heavy Metal do tôi phụ trách, bạn Casablanca1911 thì lo về phần các ban nhạc và các bài hát. Nếu có thể bạn tham gia vào phần viết các thể loại nhạc, hoặc bất kỳ chủ đề nào ở trên mà bạn thích. Xin gửi bạn lời cám ơn thân ái. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 05:49, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:Di chuyển đến Wikisource 2

[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ bạn tạo ra tiêu bản này để làm gì, do đó tôi đã nêu thắc mắc tại trang thảo luận tiêu bản đó. 117.5.185.133 (thảo luận) 05:46, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Re:Làm bot

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi vì tôi trả lời chậm cho bạn. Để tạo một con bot, bạn nên chọn một ngôn ngữ bạn quen thuộc để tạo bot. Nếu bạn thạo tiếng Anh, mời bạn tham khảo cách tạo bot. Hiện nay đã có một giao diện lập trình ứng dụng khá đầy đủ cho python mà bạn có thể sử dụng. NHD (thảo luận) 06:40, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Otheruses

[sửa mã nguồn]

Các dạng tiêu bản chỉ hướng tới các trang khác, bạn không nên đóng hộp vì: 1/nó nằm ở đầu trang, có cái hộp sẽ rất nặng nề 2/ Đóng hộp chỉ nên dùng cho thông báo vd {{chờ xóa}} 3/Tiêu bản này vài ngàn bài đang xài, lần sau có cập nhật nên thảo luận nha, Wikipedia đói tiền băng thông lắm rồi, cập nhật phát là chậm hết máy chủ :) Magnifier () 10:58, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái đó là dạng thông báo yếu (cho người đọc (readers) nhìn vô -> biết trang định hướng), các hộp thông báo mạnh là việc cần làm trong Wiki cho các thành viên đang sửa đổi (editors) biết mà làm, ví dụ {{wikify}}, {{cần biên tập}}... Magnifier () 11:03, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiêu bản:Khóa-nửa-phá hoại

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn đã sửa tiêu bản này. Hiện nay tôi đang có kế hoạch tạo ambox thống nhất cho các tiêu bản khóa trang (màu xám, chứ không nghiêm trọng để thành màu đỏ). Bạn có thể giúp tôi? Và chúng ta cùng hợp tác để import các tiêu bản từ Wikipedia tiếng Anh sang tiếng Việt. Bạn có thể tham khảo tiêu bản en:Template:pp-template bên tiếng Anh để xem nó dùng loại tiêu bản chung nào. Bạn đồng ý hợp tác chứ? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:29, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên áp dụng tiêu bản {{hộp thông báo}} để thống nhất cho tất cả các thông báo khác ở trang bài viết. Hiện giờ tôi muốn bắt chước bên tiếng Anh, bạn đọc thử bài en:Wikipedia:Ambox xem. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:13, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quá đẹp. Như vậy là đã xong phần thông báo chung. Nhưng có một điều khó, không biết bạn đã xem code của các tiêu bản khóa bài bên tiếng Anh chưa? Bên đó họ phân làm 2 loại bảng thông báo: Ambox dùng cho bài viết và message box dùng cho thảo luận, nên họ mới đặt ra một tiêu bản mẹ của tiêu bản khóa bài, nó kiểm tra không gian tên của bài nhúng để xác định xem nên dùng style nào. Tôi thấy import cái này mới là rắc rối nhất. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:49, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã làm xong {{pp-meta}}. Giờ là lúc bắt đầu hiện thực thống nhất ở tất cả các tiêu bản thông báo khóa bài. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:47, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Music Portal

[sửa mã nguồn]

Hiện tại tớ đã xây dựng sơ sơ cổng âm nhạc. Còn 4 chủ đề con chưa được xây dựng xong. Bạn có thể giúp tớ trong phần Chủ đề:Nhạc quốc tếChủ dề:Nhạc Việt Nam được không. Rất cảm ơn sự đóng góp của bạn trong thời gian qua. Nguyễn Kỳ Nam (thảo luận) 03:06, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình:Bản đồ Phú Yên.gif dường như không tự do

[sửa mã nguồn]

Tấm hình mà bạn đã tải lên hoặc thay thế, Hình:Bản đồ Phú Yên.gif, đã bị đánh dấu là Thể loại:Hình dường như không tự do vì tình trạng bản quyền của nó có tranh cãi. Nếu tình trạng bản quyền của tập tin không được chứng thực, nó có thể bị xóa. Bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích tại trang miêu tả hình ảnh. Bạn được hoan nghênh giải thích về vấn đề này tại trang thảo luận nếu bạn không muốn nó bị xóa. Cảm ơn. Tân (trả lời) 02:51, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời