Thảo luận Thành viên:Bình Giang/Lưu5
Thêm đề tàiHình ảnh
[sửa mã nguồn]Em viết mấy dòng đó để cho anh Ngọc biết cách viết đủ thông tin mà thôi. Nhắc mãi cũng chán! An Apple of Newton thảo luận 16:30, ngày 28 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Anh yên tâm, ảnh cô này sẽ có nếu kết quả vụ này thuận lợi. Lưu Ly (thảo luận) 03:49, ngày 29 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Kẻ bảng
[sửa mã nguồn]Bác chỉ co em các kẻ bảng với, em lại quyên mất.
nguyễn văn hữu thảo luận16:11, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Đổi chủ đề
[sửa mã nguồn]Trên trang chính có chủ đề "Kinh tế học". Tôi cho rằng "kinh doanh" nên đặt trong chủ đề này như một thể loại con có hơn ko. Việt Hà (thảo luận) 17:53, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Hì, nó nằm ở Tiêu bản:Theo thể loại, nhưng có lẽ tốt hơn là thảo luận kỹ trước khi sửa. Bok cứ đi ngủ đi, tôi cũng lặn thôi, nhà tôi thì ko lụt nhưng ông bà nhà tôi bên Đông Anh thì lụt nặng nên hôm nay cũng lắm việc. Việt Hà (thảo luận) 18:01, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Thái Lọ
[sửa mã nguồn]Công nhận Giáo sư Giang ham học nhỉ. Thôi để anh để ý nếu có sách hay tài liệu gì tiếng Thái thì anh tha về cho Ngocnb (thảo luận) 02:10, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Dự án Manga
[sửa mã nguồn]Thỉnh thoảng Giang dạo qua dự án này xem chơi nhé. Best regards. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 13:19, ngày 2 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Lụt
[sửa mã nguồn]E. Nhà ngươi đang ngồi trên ngọn cây mà truy cập wiki hay sao thế. Lưu Ly (thảo luận) 02:26, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Ha. Vậy là một thành viên đang sống chắc chắn. Ghé cái đầu ra cửa sổ để quang hợp ánh sáng mà sống nhé, khỏi ăn.
- Tầng 14, những điều "sướng nhất" là gì khi lụt, đố Bình Giang ? Lưu Ly (thảo luận) 02:33, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
400px|giữa|nhỏ|Đang nóng đó. Xin mời
Hổng phải. Những điều "sướng nhất" cơ. Thí dụ, nhà lụt thì không thể, nhưng nhà không lụt vẫn có thể... Lưu Ly (thảo luận) 02:38, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- He he. Người Hà Nội hổng biết "nói trạng" cho đỡ đói. Người Huế nói vậy nè. Khi lụt, nNhà không lụt (ở cao) sướng hơn nhà lụt ở điểm quan trọng nhất của con người đó là tứ khoái...
- Ăn: Lụt mà đói là chuyện thường, ở cao thì thức ăn khỏi bị ngập nước (hơn chỗ lụt), Lỡ có hết thì xuống thấp mà câu cá ăn (giống chỗ lụt)
- Ngủ: nhà cao ngủ vô tư, nhà lụt thì chỗ đâu mà ngủ.
- Việc ấy: tương tự trên, đâu có bị ướt mà sợ :D
- Ỉa: chài ơi là sướng. Ở thấp nước tràn vô toilet là xong phim vì ... đi thì nó nổi lềnh bềnh.
- Lưu Ly (thảo luận) 02:53, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Khi nước rút là chuẩn bị đương đầu với BỤI. Thật khủng khiếp. Lưu Ly (thảo luận) 03:01, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Nhìn tô bún thấy thèm quá, tối nay có lẽ phải cố lặn lội đi kiếm, chỉ có điều muốn kiếm được tô bún bò giò heo thì phải đi 10km, lên gần cơ quan, mà xem ra cũng chỉ là hàng nhái bún bò giò heo Huế. Việt Hà (thảo luận) 04:26, ngày 5 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Nghe bác nói sách của VASS bị hỏng mà thấy xót của quá. Cơ quan tôi nguyên là căn nhà Pháp xây tại khu phố do người Pháp thiết kế thoát nước cũng ổn. Nhà tôi thì ko bị nước vào tí nào, tán phét với Lưu Ly qua di động còn nói, trừ phi toàn bộ nền văn minh sông Hồng ngập dưới 1m nước thì nhà tôi mới ngập được. Trưa nay về đã có điện trở lại. Chỉ có điều máy điện thoại của tôi qua 2 ngày hết pin lại bị ẩm quá giờ bật ko lên, và đang phải bật điều hòa suốt từ chiều đến giờ chỉ để làm khô mấy chục cái quần áo :)) lưu cữu đến mấy ngày, và được giặt bằng nước mưa từ sáng hôm qua :D. Việt Hà (thảo luận) 11:46, ngày 5 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Thấy thế nào là bụi sau lụt chưa? Lưu Ly (thảo luận) 02:07, ngày 11 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Anh coi mấy hình (tự do) này, nếu xác định được địa điểm thì tải lên nhé: [1]. Lưu Ly (thảo luận) 03:51, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Cảm ơn
[sửa mã nguồn]Sorry nhé, Sholokhov không để ý là Bình Giang đang phải chống chọi với cơn lụt ở Hà Nội nhưng vẫn cố viết bài cho wikipedia và vẫn dành thời gian dạo qua trang dự án của Khov. Sholokhov không biết nói gì hơn là cảm ơn Giang và chúc Giang vượt qua cơn lũ này nhè. Best regards. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 05:21, ngày 4 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Cao kiến đâu rồi?
[sửa mã nguồn]Giang cho ý kiến cái này: Thảo luận:Trận mưa kỷ lục ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam 2008#Đổi tên mục từ cho phù hợp với. Thanks Ngocnb (thảo luận) 11:19, ngày 5 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Đang muốn mấy ông ấy xóa đi để anh up cái to hơn lên. Mấy cái đấy bé quá. Hay Giang xóa giúp cái, được không? Ngocnb (thảo luận) 06:41, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Giúp anh tạo một con bot để viết bài với :D Ngocnb (thảo luận) 07:33, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Sản phẩm
[sửa mã nguồn]Tôi đã gắn biển chất lượng kém ở bài Sản phẩm, bác viết lại đi, nếu chưa có thời gian thì để xóa đi viết lại sau cũng được.--Trungda (thảo luận) 18:50, ngày 7 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Bác cứ làm tới đi thôi, tôi đã có nhời mời rồi mà.--Trungda (thảo luận) 19:16, ngày 7 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Đợt này tôi tham gia về chủ đề Kinh doanh, Kinh tế với các bác cho xôm,:), 118.71.20.34 (thảo luận) 04:34, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tiếng Nhật again
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang giúp chữ ōgi (nghĩa tiếng Anh là "ultimate technique") viết theo kiểu kanji ra sao. Thanks.
À, quên mất, người Nhật có cách gọi mẹ nào mang sắc thái trang trọng như cách gọi cha "chichi-ue" hay không ?
Best regards, Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:34, ngày 8 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Lại nhờ Bình Giang tìm giúp tên bằng kanji và kana của cái gọi là mokomoko. Cái mokomoko này chính là túm lông to tướng xuất hiện trên vai phải của Sát Sinh Hoàn, trên lưng Khuyển Đại Tướng và trên khuỷu tay Mẹ của Sát Sinh Hoàn. Cảm ơn Bình Giang rất nhiều. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 11:10, ngày 15 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Vậy bên wiki Nhật nó có nói cái mokomoko này có nguồn gốc gì từ văn hóa và thần thoại Nhật hay không ? Chứ bên en.wiki thấy ít viết gì về cái này. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 16:01, ngày 15 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Thêm câu này nữa, Kaguya-hime có mấy người bạn của Khov gọi là chị Hằng. Thấy kỳ kỳ mần sao ấy, vì câu chuyện và Kaguya-hime dù có dính đến cái vệ tinh của Trái đất nhưng cốt truyện rõ là khác với "chị Hằng" của TQ. Còn bên en.wiki họ chỉ viết kanji cho mỗi chữ hime.Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 19:36, ngày 15 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Chết, tại tôi không biết, cứ nghĩ Janos mới là tên, còn Kornai là họ, xin lỗi bác:) Rotceh (thảo luận) 08:02, ngày 11 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tình hình
[sửa mã nguồn]Tình hình bác học sao rồi, tôi bận quá, vẫn chưa gửi được bài mới.— thảo luận quên ký tên này là của Liftold (thảo luận • đóng góp).
Re: Kinh doanh
[sửa mã nguồn]Về tên bài 22 quy luật và 7 bước, bác nói cũng có lý, vậy nhờ bác đổi tên bài hoặc đổi hướng giúp em thành các quy luật xây dựng nhãn hiệu và các bước bán hàng vậy
- Còn về thống nhất tên gọi, nội dung của các mục từ về Kinh tế - Kinh doanh - Marketing như thương hiệu, nhãn hiệu,...thì bác đợi em khoảng 01 tháng nữa đi công tác về rồi cùng với bác Ngọc, bác Đà, cùng thảo luật chi tiết nhé
Dongsonvh (thảo luận) 08:35, ngày 14 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Rượu
[sửa mã nguồn]Kiếm rượu ở nhà cụ Lục bác ạ, là một cái nhà nhỏ nhỏ, chứa dăm bảy chum chĩnh to vật vã trong nhà và khoảng mươi chum ủ dưới bếp, chuyên nấu rượu nếp và làm rượu nếp cái. Rượu rất nặng, thơm ngát, êm, nấu bằng nếp cái hoa vàng còn nguyên cám. Nếu bác đến xã đó mua rượu, uống mà đau đầu hay cho chó ăn chè thì rõ ràng là mua ko đúng nhà. Hôm rồi tôi lên ngồi nói chuyện với bà cụ ở đó cả buổi trưa về việc phân biệt các loại gạo nếp, các loại men, cách ủ men (vì trước đó tôi có ủ 3kg rượu nếp cẩm để ăn và ngâm rượu nhưng hơi sượng, ko thành công lắm nên muốn hỏi cho rõ). Sau đó, ngoài việc mua rượu, tôi còn thửa một ít men ngọt về nhà để dành lúc nào ủ rượu nếp cái. Định mua cả gạo nhưng thấy ko cần thiết lắm.Việt Hà (thảo luận) 05:00, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Ờ ờ, ko nghĩ ra vụ chụp ảnh. Vả lại, rượu trong như nước suối đựng trong chum thì chụp thế nào.Việt Hà (thảo luận) 05:10, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Các đóng góp của Gbot
[sửa mã nguồn]Gbot đã có các tác vụ không tuân thủ theo đúng quy định về tài khoản bot:
- Tải hình lên Wikipedia
- Tạo bài không theo sườn, có chất lượng cao, thưa thớt
Các tác vụ này gây khó khăn cho các thành viên khác trong việc theo dõi, sửa chữa và đóng góp cho các mục từ. Anh nên xem xét không sử dụng Gbot khi làm việc này, hãy chỉ nên dùng nó để tạo hàng loạt các bài giống nhau như Nal-bot đang làm. Tân (trả lời) 04:48, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- @: Đã cho nó đi Văn Điển rồi.
Xóa & rượu
[sửa mã nguồn]Về xóa trang đó có lẽ bây giờ, vì nó ko còn thuộc quyền quản lý của bok nữa mà là tài sản của cộng đồng nên chắc là phải đưa ra biểu quyết thôi. Còn về rượu thì, tôi sẽ lưu ý, chỉ tiếc rằng bác ko hỏi cho kỹ cái nhà ông bán rượu đó tên chi. Tôi mua ở tại nhà ông Lục, ngõ thứ 2 tính từ ngõ rẽ Đình Đình Bảng lui xuống một chút về hướng Hà Nội, đầu ngõ có một quán bia to to ghi tên Đức Xồm, chui vào ngõ khoảng 200m gặp cái nhà cổ cổ, nền rất cao do được tôn lên từ trận lụt năm 1971. Việt Hà (thảo luận) 15:23, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Hypermarket
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang góp ý giúp tại Thảo luận:Carrefour. Xin cảm ơn. GV (thảo luậ n) 07:10, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Nếu có thời gian, xin anh kiểm tra giúp chất lượng viết của Carrefour#Kinh doanh và Carrefour#Số liệu tài chính, tôi dịch bài này từ bài chọn lọc bên wikipedia tiếng Pháp với ý định đề cử chọn lọc bên vi wiki, nhưng do tôi không phải là người học về kinh doanh nên bài cần có người am hiểu lĩnh vực này kiểm tra giúp. Cảm ơn anh. GV (thảo luận) 12:44, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tôi đã sửa theo ý Bình Giang, về S.A. (công ty vô danh) thì chắc phải nhờ thành viên nào am hiểu viết giúp vì ... tôi không hứng thú với đề tài đó :p. GV (thảo luận) 14:00, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Rất tiếc là bài đó bên tiếng Pháp bị liệt vào dạng {{sơ khai}}. GV (thảo luận) 09:07, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tôi sẽ sửa công ty vô danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần (bản chất của S.A. trong luật của Pháp) như trong phần thảo luận mọi người đã góp ý, đúng là để cái tên "công ty vô danh" dễ làm người đọc hiểu nhầm. GV (thảo luận) 09:11, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Rất tiếc là bài đó bên tiếng Pháp bị liệt vào dạng {{sơ khai}}. GV (thảo luận) 09:07, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Tôi đã sửa theo ý Bình Giang, về S.A. (công ty vô danh) thì chắc phải nhờ thành viên nào am hiểu viết giúp vì ... tôi không hứng thú với đề tài đó :p. GV (thảo luận) 14:00, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tưởng
[sửa mã nguồn]Tôi tưởng đây là người quen, hoá ra là lạ. Lưu Ly (thảo luận) 11:05, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Nếu Bình Giang cảm thấy tên thành viên mới đó có thể gây nhầm lẫn, hoặc có người nhầm, thì có thể yêu cầu thành viên đó đổi tên. Tmct (thảo luận) 15:13, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Thế có phải là Cắn người mới đến không? conbo trả lời 15:22, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Không, đó là người đến trước thì được chọn chỗ (nick). Xem Wikipedia:Tên người dùng#Tên gây nhầm lẫn hoặc phiền toái Tmct (thảo luận) 15:34, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Tiếng Nhật again
[sửa mã nguồn]Chữ し trong cụm 魂移し có nghĩa là gì vậy Bình Giang ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 00:35, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Còn nữa, nhờ Bình Giang dich giúp cái này 玉を狙う者, hình như bên tiếng Anh họ dịch là "the new foe", có đúng không ? Và cái này, 封印された少年, là "The accused youth", đúng không ?
Cảm ơn Bình Giang. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 00:35, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Lại nhờ Bình Giang giúp thêm tí nữa: nói thật mình không thoả mãn lắm về cách giải thích về từ Genji trong trang này.
- Cảm ơn Bình Giang. Công nhận công tác ở mảng này phải nhờ vả Bình Giang nhiều rồi. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 14:40, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Thôi, let's get straight to the point, nhờ Bình Giang, nếu rảnh, thi thoảng dịch giúp tên của... 558 chương trong bài Các chương truyện Inu Yasha từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tên tiếng Anh thì nhiều trường hợp nó không sát nghĩa với tên tiếng Nhật nên khó có thể căn cứ từ đó mà dịch sang tiếng Việt. Còn căn cứ vào tên gốc thì... Sholokhov dốt tiếng Nhật, càng dịch càng sai và càng tự thấy mình ngu. Hiện giờ dự án chưa thấy có thành viên nào biết tiếng Nhật nên phải nhờ Bình Giang dài dài rồi. Best regards. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 09:17, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Nội dung Giang có thể xem ở đây, hoặc có thể hỏi mình bất cứ lúc nào, vì 558 chương Inu Yasha hiện đang nằm trong đầu của mình. Cảm ơn Giang. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 13:05, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Sorry phiền Bình Giang thêm chút nữa, chữ kanji và phiên âm Hán Việt của các thuật ngữ về võ công trong bài này không biết nó là sao ? Mình đã hỏi một số người khác và một số thành viên wiki nhưng không thành công. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 18:16, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Xin lỗi, mình đã cười, cười vì mừng rỡ: cuối cùng mình cũng có thể hoàn tất được phần "thuật ngữ" trong bài viết. Cảm ơn Bình Giang nhiều lắm. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 14:52, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Cá chê
[sửa mã nguồn]Can tội cá chê anh em nhé:D. Bận tí thôi, chỉ 1 phút nữa là mục từ cu-tít đó sẽ có tiếng Việt thôi. Mà chú yên tâm, diễn viên nào anh đã viết mục từ, cứ mua phim mà xem, hay lắm. Cái em cu-tít đó đóng phim True lies với Anon đó Ngocnb (thảo luận) 15:09, ngày 29 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Re: Hình ảnh
[sửa mã nguồn]Tôi cũng không hiểu tại sao vừa đưa lên nó đã bị thông báo là xóa, ko hợp lệ. Ảnh chụp đảo Song Tử Tây là ông anh tôi đi Trường Sa chụp bằng máy di động của ông ấy, còn ảnh chùa Trấn Quốc là tôi chụp đợt tham quan chùa đấy, bạn xem có cách nào để truyền hợp lệ lên không, ASM (thảo luận) 03:43, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tập đoàn kinh tế
[sửa mã nguồn]Tôi xoá cái bác đề nghị rồi đó, bác chiến cái mới đi thôi.--Trungda (thảo luận) 09:12, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Re:Xoá trang thành viên
[sửa mã nguồn]Thế mời bác chuyển ngôi sao của bác Ngocnb vào đâu đó rồi em mới xoá, không có phí ngôi sao. conbo trả lời 14:47, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- OK thế xoá ngay, còn tất niên thì bác hỏi trưởng phó ban tổ chức hội nhậu như Ngocnb hay Viethavvh. conbo trả lời 14:52, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Secu thường thôi, top làm gì, đến lúc bác muốn sửa lại không được:D conbo trả lời 14:56, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Hê, bây giờ mọi người lại đua nhau xóa trang thành viên của mình nhỉ, nhìn hoa hết cả mắt :)) --203.162.3.153 (thảo luận) 15:17, ngày 5 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thế mình muốn tặng sao Bình Giang thì phải làm gì bây giờ ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 18:08, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Hic, vậy không lẽ đem ngôi sao này vào trang thảo luận ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 12:56, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)
RE: Hình ảnh về nhà trường
[sửa mã nguồn]Đây là những hình ảnh hôm về trường ngày 20/11/2008 của ban quản trị diễn đàn. Tự tay chụp. Tôi cũng chưa hiểu cách sử dụng wiki cho lắm, tuy nhiên đây là hình đã được đóng dấu DTNTHB.COM và có thể sử dụng làm tài liệu ở mọi nơi.Mr Co don (thảo luận) 00:01, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Ní hảo
[sửa mã nguồn]Đừng nói...bậy, người ta đi "tham quan học tập" đấy nha:D. Lưu Ly (thảo luận) 14:38, ngày 8 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thỉnh cầu
[sửa mã nguồn]Biết bác đang bận việc, khi nào bác quay lại, hãy vào cứu hai bài Vốn khả dụng và Vốn điều lệ, hai bài sắp bị xóa vì chất lượng kém. conbo trả lời 11:00, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- He he, a e mình vừa đụng đàu ở mục Vốn khả dụng. Khỏe ko? Ngocnb (thảo luận) 15:16, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Lần trước thỉnh cầu được nên thỉnh cầu tiếp, bác có hứng thú với bài này? Nó sắp đi về nơi xa lắm vì kém quá. Xin cảm ơn trước D conbo trả lời 03:42, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Xin lỗi anh :D:D
[sửa mã nguồn]Em rất xin lỗi vì email ngày 30/8/2008 của anh về buổi họp mặt tại số 1 Tăng Bạt Hổ ngày 31/8/2008, em không reply trong suốt gần 3 tháng. Lý do là vì em đã không sử dụng email này từ lâu rồi, hôm nay cần xem lại email cũ nên mới mở ra. Cuối năm cộng đồng wiki có họp mặt thêm lần nào nữa thì anh nhớ báo em nhé:D, gì chứ quán số 1 Tăng Bạt Hổ là vui ghê lắm:))
Email hiện giờ của em là em đã gửi cho anh đến địa chỉ email trên wiki.
Một lần nữa hết sức xin lỗi anh. Kenshin top (thảo luận) 12:53, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Happy new year
[sửa mã nguồn]Sorry mấy hôm nay kẹt máy nên không lên wiki được. Năm mới chúc Bình Giang vui vẻ trong cuộc sống và công tác tốt trên wikipedia cũng như trong cơ quan. Regards. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 10:00, ngày 6 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Chúc: Một năm mới thật tốt lành đến với Bình Giang, bà xã và thằng cò nhé!
- PS: Tôi vừa đi dạo một vòng phố phường Hà Nội, rét cóng, chụp cái ảnh VASS ở Liễu Giai trong mưa mù mịt. Việt Hà (thảo luận) 03:02, ngày 26 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Nhờ vả
[sửa mã nguồn]Trong bài Princess Mononoke ở wiki Việt Nam thì "mononoke" được là "tinh thần báo thù". Trong khi đó bên wiki Anh thì dịch "mononoke" là "ma quỷ", "yêu quái". Bình Giang thấy sao ? Mình lâu nay vẫn chỉ biết mononoke là yêu quái chứ chưa nghe "báo thù" bao giờ. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 05:54, ngày 15 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Mình vừa đề cử nó làm bài viết chọn lọc. Nhờ Bình Giang tham gia cho ý kiến. Cảm ơn rất nhiều. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 17 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Nhầm
[sửa mã nguồn]Hi hi, tôi đánh nhầm- đáng lý phải là 2008 chứ. Ra trong thời gian rất ngắn, nên chưa kịp gọi Binh Giang. Với lại không ở Hà Nội nhiều mà phải ra tận Sa pa - Tuyên Quang. Mê núi rừng Tây Bắc hơn, Hà Nội ngột ngạt quá. Liftold (thảo luận) 02:46, ngày 19 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Dự án Toán Học
[sửa mã nguồn]Wikipedia tiếng Việt hiện có dự án Toán học, là tập hợp các thành viên yêu thích Toán học nhằm hoàn thiện và làm phong phú thêm cho các bài viết về Toán học cũng như các chủ đề liên quan trên Wikipedia. Nếu bạn yêu thích Toán học - ngôn ngữ của vũ trụ, hãy tham gia cùng chúng tôi! |
Thick thi sock (thảo luận) 13:37, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Thể loại Commons
[sửa mã nguồn]Cho em (hoặc con, cháu...) hỏi tại Commons có thể loại nào liên quan đến người nổi tiếng Việt Nam không? Cảm ơn rất nhiều. EsVie (thảo luận) 05:23, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC).
- Cảm ơn Bình Giang nhiều lắm, em (tạm xưng) có mấy tấm ảnh người nổi tiếng mà không biết chỗ quăng vào. Giờ thì biết rồi đấy. EsVie (thảo luận) 13:49, ngày 24 tháng 1 năm 2009 (UTC).
Nhờ vả
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang dịch giúp câu này sang tiếng Việt: あれから七年目のなごり雪 Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:41, ngày 24 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Sorry 0 cung cấp đầy đủ thông tin. Ngữ cảnh của câu đó: nó là tựa đề của tập 101 anime Inu Yasha.
- Quên mất còn câu này nữa: アイツと彼のお見舞い対決, tựa đề tập 89 anime Inu Yasha
- Cảm ơn Bình Giang vì lời chúc nhé. Năm mới cũng chúc Bình Giang vui vẻ hạnh phúc. Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:51, ngày 25 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Hê, không cho ku kon đi xem pháo hoa à bok, bok Hà tếch ra bờ Hồ rồi đấy D conbo trả lời 17:21, ngày 25 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Ồ, vậy bây giờ bé ra sao rồi, tình hình ổn chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:19, ngày 25 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Ừ, vậy, Khov không biết nói gì hơn là chúc mọi việc đều ổn thỏa nhé. Cũng rất cảm ơn năm vừa qua Bình Giang đã giúp mình phần tiếng Nhật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:37, ngày 26 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Lại nhờ vả Bình Giang 1 tí nữa: không biết chữ shisho (nằm ở hình góc phải bên dưới của trang này) có chữ kanji là gì nhỉ ? Không biết shisho có nghĩa giống sensei hay shifu không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Tết
[sửa mã nguồn]Chúc bác cùng cả gia đình năm mới luôn khoẻ và viết wiki cũng khoẻ. Hy vọng năm nay tôi có thể hợp tác với bác nhiều hơn về những bài thuộc dự án kinh tế.--Trungda (thảo luận) 03:54, ngày 26 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Công viên
[sửa mã nguồn]Ngày tết chúc mừng năm mới, tôi có đưa bài Công viên vào. Nhưng tôi thấy bài này còn nhiều điểm khúc mắc, nhờ bạn có thể chỉnh cho nó chuẩn hơn được không. Tôi về đề tài cung chỉ hiểu chừng đó. --Y Kpia Mlo (thảo luận) 15:24, ngày 26 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Thư dự án truyền hình
[sửa mã nguồn]Thư mời tham gia dự án truyền hình: | |
---|---|
Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án truyền hình của Wikipedia với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các chương trình truyền hình và liên quan của nó. Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. | |
EsVie (thảo luận) 04:46, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC).
Re: White House Chief of Staff
[sửa mã nguồn]Tôi thấy "Chief of Staff" được dịch là "Chánh Văn phòng" hay "Đổng lý Văn phòng" cho nên tôi nghĩ White House Chief of Staff dịch thành "Chánh Văn phòng Nhà Trắng" thì không sai. Hình như trong nước thì dùng "Chánh văn phòng" nhiều hơn, còn "đổng lý" chỉ thấy được sử dụng ở hải ngoại. Chúc Bình Giang một năm mới vui vẻ, vạn sự như ý. NHD (thảo luận) 06:19, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Tại sao bài Giao Châu lại tạo interwiki đến bài Annam (Chinese Province) của EnWiki. Bài Giao Chỉ lại không có interwiki tại ViWi đến EnWi; tại EnWi thì bài Giao Chỉ lại chuyển đến Tonkin (Bắc Kỳ)? EsVie (thảo luận) 03:27, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC).
- Có lẽ vì thấy anh đóng góp sửa đổi ở bài này nên em hỏi thử. Không biết thì không sao cả. Cảm ơn anh nhiều. EsVie (thảo luận) 14:19, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC).
Bác nói quá, vài ngàn con chữ là có mấy K thôi. Sang Trung Quốc lâu lâu về VN mới lại thấy là vẫn còn "lỗ chỗ" bị "lõm" chưa "đầy"--Trungda (thảo luận) 16:59, ngày 29 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Takahashi Rumiko
[sửa mã nguồn]Cảm ơn những sửa chữa mà Bình Giang đã đóng góp cho bài này... để nó thành sao như bây giờ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:57, ngày 30 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Máy bay
[sửa mã nguồn]Em còn nhiều bom lắm, ném không hết anh ạ, thỉnh thoảng phải đá qua mảng máy bay không thì nó hiu quạnh quá, chẳng ai viết cả. Nal (thảo luận) 15:18, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Bản đồ
[sửa mã nguồn]Đợi bài đó xong đã rồi phác họa nó được, có lẽ là ngôi sao nhấp nháy tại mỗi nơi diễn ra ?! Lưu Ly (thảo luận) 04:25, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Nhưng nhỡ có điều chỉnh gì thì sao. Thôi được, làm trước vậy, hỏng thì sửa. Nhưng nhờ Bình Giang tìm cho tôi hình bản đồ Việt Nam tương ứng thời điểm đó nhé. Lưu Ly (thảo luận) 04:37, ngày 5 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Bãi Sậy
[sửa mã nguồn]Cái bác đặt hàng hôm qua tôi đã thảo rồi đấy. Bác xem có gì tham gia tiếp nhé.--Trungda (thảo luận) 10:09, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Đúng thế đấy. Mà này, nếu tiện, bác tạt sang bên này làm bài ấy chơi đi. Món sử này như 4 đại dương, mà hiện giờ hình như chỉ có khu vực biển Đông là được "khoan đo thăm dò tương đối tỉ mỉ". Lịch sử vừa rộng vừa sâu vừa cao, vừa sự kiện vừa nhân vật - vừa giai đoạn vừa dòng họ - vừa tổng quát vừa khu vực..., từ 1 quyển sử có thể "xoay" đủ kiểu để tạo bài, khai thác kỹ thì làm bơi ra không hết, bác ngại chi nhật thực? Bác biết vì sao thi thoảng tôi "nhảy" sang bển kinh tế của bác rồi chứ?--Trungda (thảo luận) 15:57, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Tôi thấy có mấy thành viên đã bổ sung tên đầy đủ rồi. Mà này, làm cách nào mà qua tên đầy đủ của mấy tướng người Pháp mà bác biết rõ hơn về tính cách họ?--Trungda (thảo luận) 16:01, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
My God, vậy tôi có phải là đồng nghiệp của Phan Huy Lê đâu mà có phương pháp hơn bác? Chuyện dịch thuật thôi, có gì thì cùng trao đổi.--Trungda (thảo luận) 16:08, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Bác nghĩ vậy tức là đã có phương pháp rồi. Đúng từ tư duy ắt sẽ làm được. Chỉ có điều, mấy ổng bên tiếng Việt đều ... "màu đỏ". Hiểu hơn về họ thì tôi ko hơn gì bác đâu.--Trungda (thảo luận) 16:13, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Ảnh
[sửa mã nguồn]Đi nhiều, chụp nhiều rồi lại gởi hình lên wiki. Hữu Nghị Quan có cả tấm bên Việt nam nữa, nhưng hơi mờ nên không quăng lên.Liftold (thảo luận) 23:29, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Xe tăng và manga
[sửa mã nguồn]Hì hì, cái này là do mình mạn phép bắt chước theo câu của Bình Giang:Đúng là cần thỉnh thoảng nghỉ giải lao, chuyển từ việc này sang việc kia. Chừng xong một mớ tank của Nga là vòng về manga ấy mà. Nhưng không sao, manga hay tank thì mình cũng có cái để hỏi Bình Giang: ví dụ bài Type 90. D: Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:01, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re: MIS
[sửa mã nguồn]Em có bổ sung thêm chút ít vào Hệ thống thông tin quản lý, bác xem đã tàm tạm chưa, bài này nếu viết công phu thì dài lắm, có thể chia nhỏ thêm các mục từ khác nữa. Dongsonvh (thảo luận) 17:22, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Oái, hay thật! Vậy Bình Giang thêm hộ mình nhé, mình 0 biết tiếng Nhật (khóc hu hu) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:58, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Thôi nói chung mình nhờ Bình Giang xem ở bài tiếng Nhật có thông tin gì mà bài tiếng Việt 0 có thì đưa vào giúp mình, chứ mình thì dốt tiếng Nhật, còn Google Translate thì ẹ quá. Cảm ơn Bình Giang. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:40, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Biểu quyết tên bài
[sửa mã nguồn]Xem lịch sử viết bài Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thấy có anh Bình Giang tham gia nên tôi thông báo tới anh là hiện đang có biểu quyết về tên bài này tại Thảo luận: Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ#Biểu quyết tên bài. 93.896 (thảo luận) 03:29, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Tiêu dùng phô trương
[sửa mã nguồn]Tiêu dùng phô trương là "đú", xuất phát từ "đú đởn". Nhưng tìm từ này trên báo khó đấy. Ngôn ngữ trong giới thanh niên thôi.
gái đú, trai đú --123.17.180.9 (thảo luận) 17:48, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Bản quyền
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ bản đồ đơn giản vậy, mình sửa style và thay chữ thì trông sẽ khác hẳn, không sợ vi phạm bản quyền. Thực ra nếu cẩn thận hơn, mình có thể lấy một cái bản đồ có sẵn tại Commons rồi vẽ các mũi tên vào. Nhưng tôi nghĩ cách trên là đủ rồi, cái chính là dùng cách nào tiện và đẹp thôi. Tmct (thảo luận) 19:03, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Họ vua nhà Thương
[sửa mã nguồn]Các chữ "Ốc Giáp", "Dương Giáp", "Tiểu Giáp", "Thái Giáp", "Hà Đản Giáp", "Tổ Tân", "Tiểu Tân"... chỉ là "tên" của các vua nhà Thương. Bác có nhận thấy rằng "mốt" thời đó đặt tên bằng các "Can" không? Không phải đặc quyền của vua mà cả các đại thần cũng có người tên là Tổ Kỷ. Người đọc sử không khỏi hoa mắt váng đầu vì những cái tên này. Chính tôi hôm qua cũng nhầm 1 trường hợp vì làm nhiều "tẩu hoả nhập ma"...
Các vua Thương mang họ Tử. Gọi trực tiếp cái tên của họ đã thành "quen" trong sử sách vài ngàn năm nay nên không thay đổi lại nữa (như kiểu Thương Ốc Giáp/ Tử Ốc Giáp, Thương Tiểu Tân/ Ân Tiểu Tân...), cứ gọi vậy thôi.--Trungda (thảo luận) 10:33, ngày 14 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Cả Can vẫn dùng đấy chứ. Bác không thấy những ông Nhâm, ông Bính, ông Quý, ông Tân... đấy.--Trungda (thảo luận) 16:44, ngày 14 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re: phàn nàn
[sửa mã nguồn]Không ngại. Đó là bác đã đi vào những tình tiết sâu của 1 nhân vật phổ cập (Phùng Hưng); và sau đó lại đọc về 1 nhân vật khá "góc cạnh" (Trần Hầu), ít phổ biến (ngay tôi cũng thấy... mới được biết lần đầu:D). Chưa biết tình tiết đó của Phùng Hưng hoặc chưa biết tới Trần Hầu chưa phải mù sử. Bầu trời hàng triệu vì sao, mỗi lúc ta coi thiên văn 1 vùng, làm sao coi hết trong 1 hôm?...:D--Trungda (thảo luận) 01:32, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re:Chà Và (Java)
[sửa mã nguồn]Có khả năng là vương quốc Sailendra ở Java đã tấn công Nha Trang năm 774 và xâm lấn Hà Nội năm 767. Một phần khoảng cách đường thuỷ từ Nha Trang ra miền Bắc cũng không quá xa, chỉ bằng 1/2 từ Jakarta tới Nha Trang, một phần vì thời kỳ này Sailendra rất hiếu chiến và mạnh về hàng hải. Dongsonvh (thảo luận) 07:39, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Tay này biết nhiều thật đấy. :D --Bình Giang (thảo luận) 07:54, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Thì góp nhặt trên Wiki chứ đâu, bác qúa lời. Dongsonvh (thảo luận) 07:22, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re: Hán Việt
[sửa mã nguồn]Cũng không rõ lắm, mình mò mò tra vdict và wiktionary thì no ra như thế. Nếu Bình Giang thấy sai thì cứ sửa cho mình nhé. Спасибо! Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:01, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re:Huyên thuyên
[sửa mã nguồn]Tôi không nghĩ vậy đâu bác Giang. Chuyện này khá dài và rất khó đoán định chính xác. Nhưng tôi cho rằng: người Việt khi đó bị đô hộ từ quá lâu và chưa có "ý thức" về phân biệt "giặc Tàu", "giặc Chà Và" như hồi phân biệt "giặc Pháp" và "giặc Nhật" - khi ý thức về quốc gia và dân tộc đã rất cao. Bị đô hộ quá lâu khiến tư tưởng những người sống ở VN khi đó chỉ đơn giản nghĩ mình là "công dân nhà Đường" bị tàn sát. Nghe nói những vụ đánh phá đó giết đến hàng chục vạn người bản xứ, có lẽ làm vãn dân cư đương thời.
Không phải tự nhiên là họ Khúc chỉ xưng Tiết độ sứ suốt gần 30 năm, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền kế tục dù có xưng vương, nhưng vẫn chưa đặt quốc hiệu. Vẫn chỉ như là "1 quận tách ra" từ Đại Đường, cho nên người Bắc quốc khi đó qua lại rất dễ dàng, như Hồ Hưng Dật (được coi là tổ Hồ Quý Ly) hay cha ông một vài sứ quân trong 12 sứ quân. Có thể hiểu vì sao Khúc Thừa Dụ lấy Tống Bình dễ thế rồi sau đó Nam Hán lại thắng Khúc Thừa Mỹ dễ thế, vì người Bắc đã rất "rã đám" còn cái ý thức "thoát khỏi tay người Bắc" của người Nam còn rất lỏng lẻo.
Cái ý thức quốc gia, dân tộc chỉ thực sự có khi Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt năm 968 - tức là sau khi Khúc Thừa Dụ ly khai nhà Đường 65 năm! Bác để ý sẽ thấy rằng buổi đầu sơ khai, sức nước mình còn yếu, hầu hết chỉ có thể tách ra độc lập trong những giai đoạn mà phương bắc có loạn. Những nước nhỏ của phương bắc liền kề mình đều nhỏ yếu, không đủ sức "ngoạm" mình, mình mới có thể đứng vững và "to béo" lên, sau này dù phương bắc thống nhất trở lại cũng ko ngoạm được nữa...
Đó là ý riêng của tôi thôi, có thể có người nghĩ khác và nếu sa vào tranh luận sẽ ko tới đâu...
Bác cứ đọc tiếp đi, còn nhiều cái hay. Sắp tới tôi sẽ có "quà" cho bác về 1 số bài mang thông tin về tư tưởng kinh tế TQ cổ đại:D --Trungda (thảo luận) 06:55, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Bây giờ 0 biết gọi Bình Giang là nhà sử học, nhà ngôn ngữ học hay chuyên gia kinh tế nữa ? D: Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:14, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Mà này, nhắc kinh tế mới nhớ, anh Ngocnb vắng mặt lâu nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:14, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Nhờ vả (tập n)
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang dịch giúp tên tiếng Nhật của tập 113 anime Inu Yasha. Cảm ơn Bình Giang. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Và tập 136 nữa, sao lại có cụm từ lặp lại 2 lần trong tựa đề tiếng Nhật vậy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:12, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Tôi đã giải quyết xong. Lấy nguồn từ chính sử Việt Nam. Bác đừng thua vội. Ngoài việc dịch (mà bác có ưu thế hơn tôi là biết cả tiếng Nhật), bác có thể search những từ khóa như "đô hộ phủ", "nhà Trần", "nhà Đinh"... mà bản tiếng Nhật đã gợi ý bác. Và đặc biệt quan trọng là bác cần có mấy bộ sử "tủ" trong tay như Đại Việt Sử ký Toàn thư (Toàn thư), Việt sử Tiêu án (Tiêu án), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (Cương mục)... Những cuốn này đều có bản điện tử cả, vừa html, vừa pdf, bác xài bản nào cũng tốt. Nếu bác khó tìm tôi sẽ mail cho bác.
Bác sợ chưa đọc bao giờ? không lo. Vừa search vừa kiểm. Khi bác search, chắc chắn sẽ có năm kèm theo sự kiện, mà mấy cuốn sử trên đều viết theo lối biên niên (tuần tự từng năm), vì thế cứ thấy năm 1397 thì nghĩa là sau 1390 và trước 1402 vv... kiểu gì cũng dò ra, tự mình kiểm chứng ngay. Bác đừng thua vội, có gì cứ "cầu viện", tôi sẽ "mang cả chục vạn quân lại cứu":D--Trungda (thảo luận) 02:07, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Bác thấy không, cứ đọc Đô hộ phủ thì biết bên mình, kể cả khi đã đặt quốc hiệu, vẫn bị tư tưởng Bắc thuộc đè nặng, nên vẫn tự gọi cái Đại Cồ Việt của mình là Đô hộ phủ; Đến Lý Thái Tổ dời đô vẫn gọi Cao Biền là Cao Vương...--Trungda (thảo luận) 02:45, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Sử liệu
[sửa mã nguồn]Sách của Tứ trụ thì khỏi nói. Tập hợp và phân tích, so sánh luôn những sách xưa, phân biệt hay dở và sai đúng luôn, khỏi phải đối chiếu "nập nuận". Nhưng đúng là ko có bản điện tử nên mới khổ. Bộ LS VN của Viện sử học tôi thấy bày ngoài hiệu ("mậu dịch" thôi, ngoài vỉa hè gần như ko có vì "ko bán chạy") khá dày, nghe đâu gần 10 tập, mỗi tập chừng 400-500 trang khổ lớn A4, trong đó thời cổ đại (đến hết Tây Sơn) chừng 4 tập đầu.
Sách điện tử, bác có thể tìm thêm "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim cũng được - là sách tổng hợp lại sách của đời trước.
Mấy tạp chí bác nói cũng tốt đấy. Điểm mạnh của nó là đăng những công trình nghiên cứu vào chủ đề rất sâu, xen kẽ cổ kim; nhưng điểm yếu là vì nó là "tạp chí" nên ko có cả "hệ thống" dài để kiểm trước sau. Nhưng còn tốt chán. Bác trích lược các (từng) bài trên đó mà viết thành bài ở đây thì còn gì bằng. Trước đây tôi viết bài Hoàng Công Chất cũng bằng tư liệu từ tạp chí đó đấy, chứ tìm trên sách Cương mục, thậm chí VN sử lược của Trần Trọng Kim thì tản mát, ko chi tiết, 1 điều "tên Chất", 2 điều "tên Chất"... Tôi ko có điều kiện thường xuyên tiếp cận mấy tạp chí đó nên dừng dùng loại này thôi. Bác có điều kiện thì xài tốt chán.--Trungda (thảo luận) 06:39, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Tôi gửi bác mấy cuốn bản pdf qua mail.--Trungda (thảo luận) 07:14, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Xen vào
[sửa mã nguồn]Sao lại có chuyện xen vào tiêu bản {{ đang sửa đổi }}, trong khi tiêu bản ghi rõ ràng là chờ 5 ngày. Việc thành phần khác nhảy vào, chẳng khác nào tiêu bản Bản mẫu:Đang sửa chữa mất tác dụng, chi bằng dẹp luôn tiêu bản này.Liftold (thảo luận) 05:44, ngày 23 tháng 2 năm 2009 (UTC) XemThần điêu đại hiệp (phim 2006), trái táo đã làm.
Vương Mãng
[sửa mã nguồn]Đúng, cái này đấy. Bác chờ chút nữa. Tôi sẽ có bài riêng về cải cách của Vương Mãng!:D Bác xem thêm bài Tào Tháo, có nói về chế độ đồn điền. Nhưng đại loại Tào Công hình như vì mải đánh nhau nên ko có những "tư tưởng lớn" như Tân Đế.--Trungda (thảo luận) 07:25, ngày 23 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Tôi mới ra bài cải cách thời Vương Mãng, bác xem thử nhé. Có gì bác gia cố cho.--Trungda (thảo luận) 04:13, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Như tôi hiểu thì vụ đốt sách chôn nho ko ảnh hưởng gì đến KT mà chỉ có ảnh hưởng về văn hóa tư tưởng. Tần Thủy Hoàng thích theo Pháp trị của Tuân Tử (thày Lý Tư) nên bài Khổng. Có thể sau này đạo Nho "đắc sủng" nên làm to vụ này ra, chứ thực ra vụ đó chỉ chôn 460 người, ko thấm vào đâu so với vụ Lưu Bang tàn sát mấy thành, Tào Tháo tàn sát hàng binh... Tôi cho rằng tội "đốt sách" nặng hơn "chôn nho" vì chôn 460 người là "muỗi" với nước đông dân thế và ở thời kỳ hay xử tử hàng loạt; còn "đốt sách" làm chúng ta sau này mù tịt nhiều điều.--Trungda (thảo luận) 06:58, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
New Deal
[sửa mã nguồn]Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng hiện nay tôi thấy mấy bài kiểu en:New Deal rất đáng dịch, nhưng bài bên en wiki dài quá, tôi sợ không đủ thời gian và vốn từ chuyên ngành, nhờ anh Bình Giang xem xét giúp. GV (thảo luận) 08:00, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Bài này hay, nhưng theo tôi nên để vài hôm nữa. Bên đó họ vẫn đang sửa đổi và chưa hoàn thiện, còn 1 đoạn bị xem là 1 kiểm chứng được và mấy chỗ đặt "fact". Để xem thế nào, nếu bác thu xếp được thì tôi cũng muốn nghí ngoáy qua đó, tuy sẽ không nhiều.--Trungda (thảo luận) 08:59, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Re:Xe tăng hạng nhẹ Kiểu 62
[sửa mã nguồn]OK, mình sẽ để tâm về bài này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:52, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Xí quên, nhờ Bình Giang dịch giúp thông tin về It's a Rumic World trong nằm 2009 Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:56, ngày 24 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Hành chính thời Lý
[sửa mã nguồn]Tôi xếp lại một chút. Phần các đơn vị TW nhiều chia ra mấy phần nhỏ và đặt các "chức danh" xuống 1 chỗ riêng. Trường hợp ông Trần Cảo, hiện đã có 2 nhân vật khác (cùng thời Hậu Lê) được ghi trong trang định hướng, còn Trần Cảo nhà Lý tôi chưa rõ có đủ tư liệu dựng bài riêng ko, nên tạm thời bỏ liên kết.
Bác thấy không, sân chơi này cũng khá hay. Việt Nam thì có 3 Trần Cảo, 2 Ngô Văn Sở, 2 Nguyễn Khánh..., TQ thì có 2 Hàn Tín, 2 Vương Phượng, 2 Vương Khuông, 2 Vương Tuấn (biết nhau trong cùng 1 thời đại, 2 chế độ đối nghịch mới thú)... Rồi còn phát hiện nữa:D--Trungda (thảo luận) 01:59, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
KT thời Pháp thuộc
[sửa mã nguồn]Theo tôi, trước sử liệu để lại như vậy, nên chấp nhận giải pháp khác:
- Phản ánh từng "kỳ" trong VN. Có đến đâu nói tới đó. Tôi đã gặp chuyện "ko đủ sử liệu", "sử ko chép rõ", "ko thấy sử nêu kết cục của ông"... nhiều như cơm bữa với những nhân vật xa xa xưa xưa
- Bác làm cả bài KT Đông Dương thời Pháp thuộc luôn
Bác cứ nghĩ đi, ko nên bỏ phí.--Trungda (thảo luận) 02:11, ngày 26 tháng 2 năm 2009 (UTC)
Tiếng Nhật (tập n (với n tiến tới vô cực))
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang giải đáp hộ cái câu "all the name of those people have colors" trong trang này, mình vẫn chưa hiểu làm sao các tên ấy lại biểu thị màu sắc được ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:02, ngày 3 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Nhờ viết thêm
[sửa mã nguồn]Tui đã xuất khẩu bài này rồi. Cảm phiền bok thêm mắm muối cho bài này để tui dịch tiếp.123.23.167.236 (thảo luận) 07:03, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Cảm ơn bok. Để tôi lấy tài liệu tổng hợp thêm. --Bình Giang (thảo luận) 07:07, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Bok IP này xuất cũng kinh, mà nhập lại càng kinh. Nhập siêu to rồi. --Bình Giang (thảo luận) 07:10, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Wiki hóa
[sửa mã nguồn]Nhờ bác xem và "cứu" bài Công ty đại chúng bị treo biển khá lâu.--Trungda (thảo luận) 02:59, ngày 10 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng như vậy.--Trungda (thảo luận) 07:59, ngày 10 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Bông sen vàng
[sửa mã nguồn]Xin lỗi vì trả lời anh Bình Giang muộn. Sau mấy hồi lần mò tài liệu trên mạng thì em chẳng tìm được nguồn tài liệu nào để tham khảo cả, có lẽ phải nhờ thành viên khác thôi:( NAD ♫ thảo luận 10:51, ngày 11 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Giỏi (!)
[sửa mã nguồn]Trời ơi bánh đúc thì ai chả quấy được hả bác? Quấy bột cho thằng cu đặc quá hay nấu nồi cơm nhão quá khéo cũng biến thành bánh đúc ấy chứ hehe:D. Việt Hà (thảo luận) 14:50, ngày 14 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Bánh làm xịn đấy bác ạ, đổ bột vào bát láng tí mỡ, để nguội lật úp lại cái, tưới tương lên trên là măm thôi. Bánh ngon đấy nhưng máy ảnh nhà tôi dạo này bị hỏng chế độ AF chắc do ẩm thấp quá nên ko lấy nét được, chụp chán thật. Việt Hà (thảo luận) 14:54, ngày 14 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Lại nhớ vụ bánh chưng. Năm ngoái tôi gói ào ào vì có mỗi mình ko ai giúp mà phải gói tới hơn chục cân gạo nên quay tuốt mặt lá xanh vào trong cho nhanh, chẳng có thì giờ đâu mà bày vẽ xếp đặt lá cho cầu kỳ. Bác truyền béng cái ảnh [2] lên Commons. Nay tôi có chụp một số kiểu mới của bánh gói năm nay, với lá xanh quay ra ngoài khá đẹp, nhìn lại cái bánh năm ngoái thấy xấu tệ:D. Việt Hà (thảo luận) 15:15, ngày 14 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Tặng bác một nồi bánh chưng. Bác để ý sẽ thấy có 2 loại bánh được gói: một loại được gói khuôn và loại gói không khuôn, loại nào cũng vuông chằn chặn.Việt Hà (thảo luận) 15:24, ngày 14 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Hi
[sửa mã nguồn]Nhờ bạn bỏ phiếu giữa giúp tôi 2 bài này ở bqxb: Vụ đánh bom Học..., và Vụ Tim McLean bị giết. Hai bài này đã được biểu quyết xóa ở wiki Anh và kết quả là giữ. 98.119.177.171 (thảo luận) 03:03, ngày 16 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Re:Chiếu cố
[sửa mã nguồn]Tại tôi chưa nghĩ ra nên xếp vào cái tên thể loại nào cho chính xác thôi, chứ khi soạn bài là tôi có dụng ý mười mươi rồi. Không viết nhiều về KT nên ko "thuộc lòng" tên các thể loại, nó mới khổ thế. Những bài cơ bản "thuần sử" (triều đại, nhân vật...) thực ra đều có rồi, tôi sẽ tập trung khai thác mấy cuốn đó theo chủ đề "kép" kiểu như bài này (ko thời sự như chuyện biên giới thì sẽ là chuyện kinh tế...). Bác yên tâm.--Trungda (thảo luận) 02:51, ngày 17 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi cũng muốn ngồi ké vào bàn KT của bác lắm đấy chớ.--Trungda (thảo luận) 03:01, ngày 17 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Tên bài
[sửa mã nguồn]Chào Bình Giang, bài tớ vừa sửa tên có ổn không BG? Hồng Kông nhân (thảo luận) 15:19, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tên riêng thì nên viết hoa. Chữ "chung" cũng là một phần của tên riêng cơ mà. Và "Chung" với "Trung" thì khác nhau rõ rành rành --Bình Giang (thảo luận) 15:34, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Bụt ơi! Hình như có người nghĩ là tôi viết sai chính tả, "Trung Đông" thành "Chung Đông".:D --Bình Giang (thảo luận) 15:37, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tớ nghĩ ở đây bạn hơi máy móc, "Thị trường chung..." là cụm hay được dùng ở xứ Việt ta, ít khi thấy viết "Thị trường Chung..." Ban đầu đọc tớ nghĩ bạn viết sai chính tả đấy, chắc nhiều người khác khi đọc lần đầu cũng nghĩ như tớ, ka ka. Hồng Kông nhân (thảo luận) 15:47, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi không có nói viết sai từ "Trung" thành "Chung", mà là chữ "Chung" không nên viết hoa vậy! Xin lỗi vì đã chen ngang --Knight Wolf (thảo luận) 15:49, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Cách viết hoa của tiếng Anh và tiếng Việt không giống nhau, không nên rập khuôn! --Knight Wolf (thảo luận) 15:51, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Thế nào cũng được mà. Cứ bấm vào link ra đúng bài là được. Có điều thị trường chung khi là một khái niệm, thuật ngữ thì không nên viết hoa. Còn khi là tên riêng thì nên viết hoa chứ. Như khi gọi chính thể cộng hòa mà lại viết hoa chữ cộng thì không nên. Nhưng khi viết Việt Nam Cộng hòa mà không viết hoa chữ Cộng thì không nên. Có người còn viết hoa cả chữ Hòa nữa cho oách ấy chứ. Btw, với tớ thì tên thế nào cũng được. Nội dung chuyên môn sai mới phải lo. --Bình Giang (thảo luận) 15:53, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Phản bác: thế sao bạn không viết luôn: Thị Trường Chung Đông Và Nam Phi? Hồng Kông nhân (thảo luận) 15:55, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Thế sao không viết luôn là thị trường chung đông và nam phi? 222.252.81.201 (thảo luận) 16:01, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Em thua các chị rồi ạ. Các chị muốn là gì em cũng chịu. Em có đòi đổi lại tên đâu? --Bình Giang (thảo luận) 16:00, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Đây là vấn đề do lịch sử để lại, các đồng chí ạ. Ta không nên phản bác đồng chí Giang, cũng như không nên chê trách đồng chí "chuyên gia người Hồng Kông" sang hợp tác. Xưa ta bị Pháp đô hộ, nên các thành tố trong 1 danh từ riêng ít viết hoa, còn bây giờ thì ảnh hưởng của thời kỳ hội nhập và tiếng Anh là chủ đạo, vì thế các thành tố trong 1 danh từ riêng lại được viết hoa nhiều, theo kiểu tiếng Anh. Những ai định viết hoa toàn bộ hoặc không viết hoa gì, thì (chắc là) ảnh hưởng của tiếng Hoa (phồn thể hoặc giản thể cũng rứa), vì tiếng Hoa thì không phân biệt chữ hoa và không hoa, các đồng chí ạ...193.200.150.152 (thảo luận) 17:17, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Cái này là bìa tankobon hay bìa tạp chí ?
[sửa mã nguồn]Nhờ Bình Giang đọc giúp mình để lúc tải lên Infobox còn cho nó cái caption cho đúng. Hức, nhìn toàn tiếng Nhật, nổ cả mắt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:01, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Xí quên, link đây. http://www.onemanga.com/Negima_Neo/0/00/.
- Thế Bình Giang có thể xem giúp mình, theo cái hình này thì tạp chí này tên gì, số thứ mấy được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:37, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Re:Xem giúp
[sửa mã nguồn]Bác nhấn Ctrl + F5 đi, như là Refresh để cập nhật đấy. Tôi trông thấy bản mới của bác rồi mà.--Trungda (thảo luận) 08:53, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Hình tiền VNCH
[sửa mã nguồn]Phiền anh thêm cả tiêu bản Sử dụng hợp lý cho trang mô tả hình nó đầy đủ luôn đi anh. Tân (thảo luận) 10:50, ngày 23 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn
[sửa mã nguồn]Cảm ơn anh đã dán nhãn "Hoan nghênh"; tôi mong sẽ góp chút biết sơ sài của thằng Ngố này cho Việt Wiki. Kienngot (thảo luận) 13:33, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Không có gì. Xem cách dùng từ thì có vẻ không phải là người mới rồi. :D --Bình Giang (thảo luận) 16:28, ngày 29 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Chú
[sửa mã nguồn]Theo tôi nên làm gọn lại, cả đoạn mà "chung 1 thày" thì dẫn 1 thày thôi. Không lẽ 1 ngày ra vào phòng làm việc 10 lần thì "chào anh, chào chị ạ" cả 10 lần ?:)))--Trungda (thảo luận) 10:06, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Đại Việt Thông sử
[sửa mã nguồn]Lần trước tôi chưa gửi Đại Việt thông sử vì bản pdf duy nhất trên các loại mạng chỉ có bản dịch của Lê Mạnh Liêu - bản dịch ít chương nhất trong số 8 bản dịch trong tay Viện sử học. Bản đủ nhất mà Viện sử học đã xuất bản, như lời giới thiệu, cũng còn thiếu nhiều so với nguyên bản bì thất lạc. Bản Lê Mạnh Liêu mà tôi vừa gửi bác chỉ có truyện Lê Lợi và các vua nhà Mạc, ko có truyện các công thần và hậu phi cũng như các "nghịch thần" khác.--Trungda (thảo luận) 13:44, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Sách
[sửa mã nguồn]Ấy, bác lưu nhanh quá. Thích chủ đề gì thì đọc về khoảng giai đoạn đó thôi. Nếu đọc theo trình tự từ đầu tới cuối thì lâu lắm, tôi dùng nhiều nhưng cũng chưa xem hết đâu. Mà chắc chắn là những năm thời bình đọc dễ chán hơn thời loạn vì ko có việc gì kích thích đọc tiếp.--Trungda (thảo luận) 15:49, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Quà tặng
[sửa mã nguồn]Món quà tớ mới tặng lúc nẫy vứt đâu rồi hở, bạn thật là không coi trọng nó. Hồng Kông nhân (thảo luận) 15:51, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Ngủ
[sửa mã nguồn]Bác không dùng chat YM à? Add mãi cái mail của bác vào YM từ tháng 10 năm ngoái mà ko thấy động đậy gì.
"Trời đã khuya lắm rồi, Mà sao bác vẫn... (ko rõ nằm hay ngồi), Đêm nay bác không ngủ"?:D--Trungda (thảo luận) 18:57, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Người Vàng
[sửa mã nguồn]Cái sự "đổi của lấy hòa bình" đắt như vậy. Dĩ nhiên hồi đó ko phải vàng 9999 đâu. Nhưng bác hình dung từ 1428 đến 1718, 3 năm 1 lần: (1718-1428)/3 = 96 tượng vàng; nếu trừ đi những năm biến loạn bỏ cống thì dễ cũng đến 70-80 tượng. Người nam chả dễ tha cho người bắc những lần choảng nhau cũng vì vậy.--Trungda (thảo luận) 04:04, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Ối giời ơi, đọc thảo luận của bác với Trungda thấy bác hơi ngộ nhận, người vàng nhỏ lắm, không phải đúc bằng kích cỡ người thật đâu (nặng tới 1 tấn đấy). Ngày xưa tôi đọc ở đâu đó có nói về kích cỡ người vàng, độ mấy tấc, nặng bao nhiêu cân, đại khái là cỡ như bức tượng Oscar bây giờ thôi. Rotceh (thảo luận) 15:01, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Hì hì, ngày xưa tôi cũng hay đọc sách, nhưng không có thói quen ghi lại là sách nào, trích ở đâu, nên bây giờ muốn tra lại cũng khó, không phải như bây giờ thấy thông tin nào hay hay là... ghi vào wikipedia cho dễ nhớ. :D Nói thêm để bác đỡ tiếc của, các bạn "Tây" bây giờ nhận xét việc triều cống đó chỉ mang ý nghĩa tượng trưng quyền lực thôi, còn về giá trị thì thực chất nó mang ý nghĩa trao đổi hàng hóa. Mình mang vàng, ngọc, hàng thổ sản quí mà Tàu không có sang, rồi vua Tàu đáp trả lại bằng đồ tạo tác tinh xảo, lụa, gấm... là những đồ mình không có, giá trị cũng tương đương nhau, chẳng khác gì bây giờ mang vàng, ngoại tệ mạnh đi du lịch mua hàng hóa cả. (Nói ngoài lề, chính ngày xưa các chúa Nguyễn bắt Chiêm Thành nộp cống mới mang tính bóc lột dã man, không đủ đồ cống là đánh) Rotceh (thảo luận) 15:33, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Tôi biết đến đâu nói đến đó, không dám suy đoán nhiều, vàng ta luyện tinh khiết độ 98% dân gian làm được. Còn hàng vua Tàu cho là hàng thủ công tinh xảo, chắc không có giá trị truyền bá kỹ thuật. Rotceh (thảo luận) 21:24, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Đánh Minh
[sửa mã nguồn]"nghèo thì lâu, làm giàu mấy chốc". Bản thân tôi từ nhỏ cũng rất kinh ngạc, vì sao suốt 6 năm đầu loay hoay ở Thanh Hoá vất vưởng, mà sau chỉ 4 năm từ khi "nghe lời Nguyễn Chích vào Nghệ An" lại thắng như quờ tay lấy được? Một bất ngờ nữa là vì sao trong thế kiệt quệ ở Thanh Hoá lại được quân địch "cho giảng hoà" để hồi sức? Nó chủ quan quá chăng? và nó phải trả giá.
Tướng Minh kém? Không hẳn. Đến giờ tôi vẫn rất khâm phục sự bền chí và đoàn kết giữa mấy tay Lý An, Phương Chính, Trần Trí: 2 kẻ từ Đông Quan vào cứu Nghệ, cứu không được thì chia nhau, An và Chính tự nguyện ở lại Nghệ thế thủ, thay cho Trí (yếu và nhát hơn) về phòng Đông Quan. Đến khi Trí bị uy hiếp ở Đông Quan, An và Chính lại dùng mẹo lừa quân Lam Sơn, vượt biển rút về cứu.
Tướng Minh dễ bỏ cuộc vì nhận thấy "chiến tranh phi nghĩa"? Chắc là không. Họ mang "sứ mệnh" của thiên tử và làm có thể nói là làm hết trách nhiệm. Thua nhiều như bọn An, Chính, Trí, Kỳ, Anh nhưng không ai trong số đó chịu hàng. Các tướng giữ Xương Giang tử thủ và tự vẫn; các thành bị vây chỉ có vài thành chịu hàng theo lời dụ của Nguyễn Trãi.
Còn 1 điều nữa tôi nghĩ tới, mà chưa thấy ai đề cập tới: sau 6 năm, có thể là sau 6 năm gian khổ được trui rèn, lớp tướng trẻ Lam Sơn đã trưởng thành vượt bậc. Ngoài lớp đồng lứa Lê Sát, Phạm Vấn, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo thì các danh tướng Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Trịnh Khả... đều vào hàng cháu Lê Lợi. 6 năm "đào rễ ăn củ trong hang" khiến họ tinh quái, gan góc, "trơ lỳ" hơn. Mà cũng lạ nữa là quân Lam Sơn chỉ có đúng 1 chiêu mai phục duy nhất và bọn Minh cứ chui vào hết lần này tới lần khác. Kịch tính nhất có lẽ là trận Tốt Động-Chúc Động.
Một nguyên nhân nữa là lấy được lòng dân, và do đó quân số dư giả. Hồi ở Lam Sơn chỉ có hắt hẻo vài ngàn; sau này quân Minh tất cả các thành chẳng qua có trên 10 vạn; mà quân Lam Sơn năm 1427 đã có 35 vạn, vừa vây hãm vừa đón đánh viện binh vẫn dư sức. Lại thấy cái sự lạ nữa là quân số chỉ ngoảnh đi ngoảnh lại đã lên nhanh bất ngờ. Thời đó mà có đến 35 vạn quân thì kể như cả nước đã theo về.--Trungda (thảo luận) 15:01, ngày 2 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Nhà Lê với công thần
[sửa mã nguồn]Nguyễn Trãi chỉ được phong thưởng hàng 6 - Á hầu. Ông có công dâng bình Ngô sách, song phần vì xưa trọng công lao trực tiếp ngoài mặt trận hơn, phần vì thực tế là ko phải thành nào cũng chịu hàng bằng lời dụ của ông. Ngoài ra, ông lại không phải là "bồ ruột", "đồng hương khói" của Lê Lợi như hội Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn... hoặc họ hàng như Đinh Liệt, Đinh Lễ... Nhất là những ngày khổ ải ở Thanh Hoá, cũng không thấy nói ông có mưu gì "xoay chuyển cục diện". Cái kế vào Nghệ, kỳ thay, lại của 1 ông tướng võ Nguyễn Chích (mà bác chú ý, ông Chích này sau đó cũng không được vai vế cao, có lẽ vì "tội" mãi sau mới đến "nhập hội").
- Tóm lại là Nguyễn Trãi về mưu lược đối kháng chưa tới "tầm" như dạng Trương Lương hay Trần Bình hoặc Vương Mãnh, nhưng về văn thơ thì hơn hẳn mấy người đó. Riêng Bình Ngô Đại Cáo để đời có phải ai cũng viết được? Có thể vì ông sống nhân ái, không ưa dùng mưu tàn độc bằng mọi thủ đoạn kiểu Trương, Trần.--Trungda (thảo luận) 18:44, ngày 3 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Bác thử đọc thêm Toàn thư và Cương mục thời những năm đầu Lê Thánh Tông mà xem. Người ta bảo triều đại này sống khắc bạc không sai. Ngay các vua thời kỳ xây dựng như Thái Tổ, Thái Tông và Thánh Tông đều giết công thần. Các vua Lê (sơ) khá tàn nhẫn, người nhân ái hơn cả, khéo sao, hình như lại là đứa con hoang của dòng họ: Lê Nhân Tông.--Trungda (thảo luận) 18:49, ngày 3 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Trước tôi có tài liệu nghiên cứu công lao to lớn của Nguyễn Trãi, mặt dù ông không phải là tướng đánh trận trực tiếp nhưng ông dùng văn để đánh địch được gọi là chiến lược công tâm (đánh vào lòng người) và đã thu phục được rất nhiều tướng nhà Minh ra hàng và hợp tác. Có lẽ như Trungda nói, ông không phải là người cùng "bồ ruột", "đồng hương khói" với Lê Lợi nên không được Lê Lợi "yêu thích". Mặc dù sử sách nhà Lê không nói nhiều tới công lao Nguyễn Trãi, nhưng chúng ta đều biết trận đánh quan trọng nhất là hạ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi ngồi bàn tính cùng Lê Lợi ở chòi tháp cao nhất cùng quan sát thế trận, đủ thấy vai trò của của ông quan trọng như thế nào. Khi nào kiếm lại được cuốn sách này tôi sẽ đưa vào cho các bác tham khảo, 118.71.80.65 (thảo luận) 05:23, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Với lại, nhà Hậu Lê có thể không muốn nhắc đến công lao của Nguyễn Trãi, nhưng nhân dân và các triều đại sau thì không. Đền thờ Nguyễn Trãi hiện nay có rất nhiều, ngoài ra tên ông được đặt cho các con đường lớn tại các thành phố, tên các trường học khắp cả nước,...nhưng đền thờ, tên đường, tên trường học các tướng lĩnh khác của nhà Hậu Lê ít thấy nói đến, :)< 118.71.80.65 (thảo luận) 05:51, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Chết thật, bác ví ông Trãi với Thuỳ Linh thế thì hỏng hết "quan điểm và lập trường":D. Đến giờ ko ai rõ nội dung Bình Ngô sách của ông dâng Lê Lợi thế nào; phải chăng nó như "Binh pháp Hoàng Thạch Công" mà Trương Lương dùng để giúp Lưu Bang nên đế nghiệp? Không dám chắc, và cũng không rõ Lê Lợi làm theo nó tới mức nào về mặt chiến lược để thắng lợi; song tôi cho rằng chỉ riêng quan điểm "công tâm, giữ toàn quân để dân nghỉ sức" thì ông đã hơn đứt hội Sát, Ngân, Vấn (3 phụ chính thời Thái Tông)... 1 cái đầu. Đó là cách nhìn toàn cục của "kẻ có chữ".
Không phải tự nhiên sau này Thái Tông lựa chọn cách nhổ luôn Ngân và Sát (Vấn chết trước) mà quay sang trọng dụng các văn thần như ông cùng Bùi Ư Đài, Đào Công Soạn... Cách "vắt chanh" của Lê Lợi thì không mấy ai ngạc nhiên, nhưng việc mà ông con Thái Tông và ông cháu Thánh Tông làm thì người ta phải sửng sốt. Đúng là con nhà tông giống cả lông lẫn cánh.
Cậu thiếu niên Nguyên Long 14 tuổi đầu 1 tay xử lý 2 "ông chú" nhận di mệnh Lê Sát, Lê Ngân quả là tài tình và được xem là chiều hướng tích cực. Nhưng xem "ông vua hoàng kim thời phong kiến" Lê Thánh Tông thì ôi thôi. Bác hãy xem Cương mục, năm 1460, tr 470:
- Sau vụ đảo chính Lê Nghi Dân thành công của Nguyễn Xí, Thánh Tông lên ngôi. Trước Nguyễn Xí thì Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang và Lê Thụ đã từng định lật đổ Nghi Dân không thành và bị giết. "Dẹp loạn" rồi, Nguyễn Xí xin luôn cho các "liệt sĩ trước cách mạng" Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí và Lê Ngang được đối xử theo như thể lệ bầy tôi có công đã bị chết.
- Đinh ninh là ai ủi cho các liệt sĩ đồng liêu dưới 9 suối, ai ngờ Tư Thành phán xanh rờn:
- Đỗ Bí và Lê Ê giữ chức vụ quan trọng, cầm cân trong nước; Lê Ngang và Lê Thụ trong tay thống lĩnh quân cấm lữ, đáng lẽ ngay lúc Nghi Dân khởi loạn, các viên ấy phải tiễu trừ bọn loạn tặc, biến nguy cơ thành trị an, mới là phải. Thế mà các viên ấy chỉ tráo mắt ngồi nhìn (??), không có mưu kế gì cả, để cho con cá dữ được lọt khỏi lưới; đến khi mưu tính việc khởi nghĩa lại không cẩn mật rồi bị giết chết, như thế là trong tội lỗi lại thêm một tầng tội lỗi nữa (!???).
Tưởng là liệt sĩ, ai dè thành tội nhân! Người nghe chắc hẳn giật mình sởn gai ốc! Tình tiết này trong sử thì rất ít người để ý nhắc tới. Ruồng rẫy cả người đã chết vì nghĩa, nói ra câu này thì Tư Thành còn bạc bẽo hơn cả ông nội!
Thôi tôi phải đi đã, hầu chuyện bác sau.--Trungda (thảo luận) 12:56, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Ối giời ơi, cái nhà bác Bình Giang này sao lại so sánh danh nhân Nguyễn Trãi với ranh con Hoàng Thùy Linh cơ chứ. Tặc tặc. Chết thật. Bác này to gan thật. --222.252.119.15 (thảo luận) 15:24, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Ý em là có thể hai người ấy giống nhau vì cùng bị người khác làm hại mà trở nên được nổi bật thôi. --Bình Giang (thảo luận) 15:30, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Chán ông BG, bình luận nhân nhân vật lịch sử thật khôi hài, :(, 118.71.81.199 (thảo luận) 16:53, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Lục lọi trên web
[sửa mã nguồn]Từ điển không có hãy lục tìm trên web sẽ có, xem 1 hoặc 2. Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:00, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Cái đó bạn tự tìm hiểu đi, tớ chỉ biết tiếng Hồng Kông, không biết tiếng Anh :D Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:10, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Liftold đi một mình chứ không dắt khách, có khách đi, làm ăn được gì, vả lại dắt khách đi, khách về méc giám đốc; hướng dẫn mê sex là chết.Liftold (thảo luận) 17:19, ngày 4 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Bắc thuộc 3
[sửa mã nguồn]Hay bác Giang ạ. Chính tôi cũng có ý định tách bài về từng thời Bắc thuộc ra, vì hiện nay từng thời Bắc thuộc 1, 2, 3, 4 đang bị đổi hướng tất tật về Bắc thuộc, song chưa có thời gian (và mải đi "chinh phục" cái nước mà mình phải thuộc nó thời 1, 2... nữa:D).
Bác cứ viết tiếp đi. Tôi nghỉ tí đã, ban nãy vừa đi về thấy bác kêu cứu hoả, tôi hứng nước mưa ngoài trời vặn vòi bơm xả ngay vào đống lửa mãi mới tạm yên:D.--Trungda (thảo luận) 11:18, ngày 5 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Re: Summitry
[sửa mã nguồn]Summitry là một từ mới được đặt ra trong vài chục năm nay bắt nguồn từ chữ summit (hội nghị thượng đỉnh). Nó có nghĩa là "sự sử dụng hội nghị thượng đỉnh để đàm phán quốc tế" (bạn cũng có thể nghe phát âm tại [3]). Cụm từ "summitry integration" tôi tìm trên Google chỉ thấy một kết quả là một quyển sách, nhưng tìm trong quyển đó tôi không thấy cụm từ đó được sử dụng ([4]). NHD (thảo luận) 11:48, ngày 5 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Chủ tịch Kim
[sửa mã nguồn]Ở Triều Tiên đất nước tôi rất khó để có được một cái máy ghi âm, dù là đồ sida. Vì vậy tôi không thể chứng minh Chủ tịch Kim đã nói câu này. Nhưng ngược lại, tôi tin chắc không thành viên Wikipedia tiếng Việt nào tìm được dẫn chứng chứng minh rằng Chủ tịch chưa từng phát biểu thế.-- Người đến từ Triều Tiên 03:22, ngày 7 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Đắk Lắk
[sửa mã nguồn]conbo đã đổi tên cho bok, mời bok sửa lại những chỗ viết là Đăk Lăk thành Đắk Lắk trong bài cho nó thống nhất nội dung với tên bài, thân mến! (à hôm nọ sao bok ko qua dự sinh nhật bok GK?) conbo trả lời 16:52, ngày 10 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Câu chuyện nghi án ngàn năm còn bàn cãi này, trước hết phải kết luận được về vụ ám sát chấn động quốc gia nhất trong lịch sử VN này (vua Đinh và con trưởng cùng lúc!) mới có được lời kết luận chính xác. Chính vì lẽ đó chưa có nhiều ý kiến "rôm rả" về điều bác hỏi.
Cứ theo cái thuyết Dương hậu đồng mưu Lê Hoàn mà giết chồng, thì hiển nhiên tình yêu quyết định mọi chuyện, ông Hoàn không ép mà bà tự nguyện. Còn "tổ quốc lâm nguy" sau này chỉ là lý do "chính đáng" không gì bằng. Ở đây tài năng của Lê Hoàn làm im miệng tất cả những ai đơm đặt. Câu chuyện hai người quen nhau khi còn hàn vi (rồi nối lại tình cũ) chỉ là giai thoại trong dân, những người muốn "bỏ qua" điều ngang trái đạo lý mà thôi.
Còn nếu theo cái thuyết thủ phạm là Đỗ Thích (nghe rất chướng) mà sử ghi, thì có lẽ lý do vì cả 3 - như bác nói - nhưng từng yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Lê Hoàn quyết định tất và bà Dương - trong trường hợp này sẽ lại là người "yếu mềm, mặc số phận đưa đẩy" - chỉ còn biết nghe theo. Yếu mềm đến mức không dám thủ tiết chết theo với chồng cũ, mà chồng mới thì trẻ trung hơn và anh hùng không kém, nên... cuốn mình theo chiều gió. Chồng chết thì "hiu quạnh", được người hùng mới thương tới, loại phụ nữ thuộc dạng "không kiên cường cá tính" thật quá dễ xiêu lòng, có gì khó hiểu đâu. Trong trường hợp này, Tổ quốc vẫn xếp sau cùng! Cái lý do "vì tổ quốc" thực ra bà đâu có một mình quyết định được mà do người khác quyết định. Lý do đó chỉ có trong vở chèo của ông Trúc Đường mà tôi và bác vẫn xem hồi nhỏ. Vở chèo đã đi quá xa mà sau này lớn hơn tôi nghe nói người dân địa phương tẩy chay vở chèo đó vì bôi nhọ mấy ông Bặc - Điền mà tâng bốc bà Dương quá cao.
Riêng việc sau khi Tiên Hoàng và Liễn chết, Toàn lên ngôi, 4 ông "chiến hữu" của Tiên Hoàng là Bặc - Điền - Tú - Cơ đều ra rìa, chỉ mình "chú Hoàn" (hậu sinh, mà lại "nhập bọn" sau) ra vào cung cấm làm phụ chính, xưng Phó vương đã là sự quá bất thường. Việc khởi binh của mấy ông Điền-Bặc đủ thấy mấy ông này chưa đến nỗi ốm liệt hoặc lẩm cẩm.
Vô duyên, ngu xuẩn và cũng đen đủi nhất trong vụ lùng nhùng này có lẽ là Ngô Nhật Khánh. Cầu viện hẳn TQ không cầu, lại đi cầu Chiêm!
Tôi nghe, có lần Phan Bích Hằng tâm sự đã từng "giao tiếp" được với 1 bà cung nữ sống thời Đinh - Lê thế kỷ 10, còn mộ ở Ninh Bình, nhưng vì trọng tâm buổi nói chuyện là "tìm mộ liệt sĩ" nên không đi sâu vụ này. Giá phỏng, ước gì có ngày Phan Bích Hằng "gặp" được, dù không phải là mấy ông vua bà hậu, mà chỉ là ông Bặc, ông Điền, thì vụ án sáng tỏ, hơn thế sử thế kỷ 10 có thể soạn dày lên gấp nhiều lần so với vài trang như bây giờ!--Trungda (thảo luận) 17:51, ngày 11 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Quất mông lần 1 - Thời tiết
[sửa mã nguồn]Lại 1 ý định hay nữa bác Giang à. Tách biệt 3 cuộc chiến tranh này là cần thiết. Đúng là đào sâu thì còn nhiều việc ngay ở "sân nhà".
Trong vụ này, tôi phát hiện 1 điều. Ông Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần ko chỉ phản bác Nguyên sử, mà còn phản bác cả Trần Trọng Kim, vì cả 2 sách này đều nói "quân Mông gặp thời tiết nóng bức, ko hợp thủy thổ" là 1 nguyên nhân bị thua. Ông Sinh khẳng định khi đó sắp Tết (rằm tới 24), trời rét chứ không thể nóng bức. Hiển nhiên sử nhà Nguyên giấu thất bại thì ai cũng hiểu.
Nhưng tôi trộm nghĩ: kiểm lại thì từ nhỏ tới giờ ta gặp, dù ko nhiều, nhưng nhiều hơn 1 lần, đã có những ngày tết nắng bừng (thật khó chịu và "mất hứng"). Vì thế năm 1258 cũng có thể là 1 năm thời tiết "bị El Nino", "Trái Đất nóng lên", "diễn biến khác thường", "phức tạp khó lường, khó dự báo" đấy nhỉ:)))). Tại sao không chứ?--Trungda (thảo luận) 17:15, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Tớ ra lệnh 2 bạn đi ngủ đê, ngồi đó bàn luận chuyện đã xảy ra roài làm chi huh? Dù sao không thể thay đổi được lịch sử, hãy bàn đến chuyện ngày mai kiếm ăn thế nào nó thực tiễn hơn :D Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:19, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Gió nồm Mùa hạ cơ bác Giang à.
Có câu thơ bất hủ về chiến thắng này tôi băn khoăn ko nhớ rõ: "Người lính già đầu bạc, Hát mãi khúc Nguyên Phong / Kể mãi chuyện Nguyên Phong". Nơi thì viết của Trần Thái Tông, nơi bảo của Trần Nhân Tông (vì đến thế hệ Nhân Tông, những người lính dự trận lần 1 mới già). Bác thử dò trong quyển của ông Tấn xem. Tôi soi trong quyển của ông Sinh chưa thấy câu đó ở đâu.--Trungda (thảo luận) 17:38, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Góp ý: tớ thấy bạn dần đổi tên các ông nhà Nguyên ra tên phiên âm tiếng Anh hết, tớ nghĩ chọn tên nào phổ biến nhất (Ngột Lương Hợp Thai, A Lý Hải Nha...) là được, không nên câu nệ do nhiều tên (phải thôi vì nhiều nguồn phiên âm, mà nó không phiên thống nhất như tên người Hoa) mà cứ đưa về tiếng Anh, làm lẫn lộn hệ thống tên gọi (lúc Việt lúc Anh, không có quy chuẩn thống nhất). Công nhân áo hồng (thảo luận) 17:40, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- có nguồn rồi, bác ghi vào đi.--Trungda (thảo luận) 17:46, ngày 12 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Re:Quất Mông lần 3
[sửa mã nguồn]Cơ bản có 4 trận lớn (như ông Sinh trình bày), bác có thể viết trình tự: 1. Vạn Kiếp; 2. Vân Đồn; 3. Bạch Đằng; 4. Biên giới Lạng Sơn (đánh chặn). Như vậy ta có thể xử lý theo "trận". Bác cứ theo ông Tấn viết đi, thế nào tôi cũng bổ sung bằng Thuyết Trần - đặc biệt phần cuối còn vụ khử Ô Mã Nhi cũng thú.
Tôi đang muốn giúp bác làm nốt cái Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3 (Tùy Đường) trước đã.--Trungda (thảo luận) 16:03, ngày 13 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Lý do
[sửa mã nguồn]Điều sách vở nói chắc hẳn đúng, ko phải vì nhà ta muốn kể công. Cái gọi là lý do "đánh An Nam để vây Nam Tống" chẳng qua là cách nói coi An Nam là "mẩu thừa" "ko bõ ra toàn lực" mà thôi. "Đánh để vây Tống" tức là có muốn đánh lấy vì mục đích chiến lược rõ ràng rồi còn gì nữa?
Nguyên sử bảo rằng "ko muốn chiếm, gọi chúa Man ra trả nước" (lần 1), vậy tới năm 1284 và 1287 sai hẳn hoàng tử, cố dùng vài chục vạn quân làm gì cho mất công? Rõ ràng là giọng "thiên triều ế mặt". Thực lực của Tống quả tình cũng ọp ẹp lắm rồi, nhưng như tôi biết thì bước ngoặt của cuộc chiến này nằm ở Tương Dương (truyện "Thần điêu đại hiệp" đấy), do vua Tống ko chi viện nên Lã Văn Hoán buộc phải hàng sau 6 năm bị vây ngặt (Hoán độc lực giữ thành chứ ko phải nhờ sức vợ chồng Quách Tĩnh - Hoàng Dung đâu). Về mặt logic mà nói, nếu Đại Việt mất sớm, Mông Cổ ắt hẳn không phải sống chết chỉ "khoan" vào Tương Dương tới 6 năm cũng có thể chọc được vào sườn Tống. Mặt khác, nếu liên hệ ở địa bàn xa hơn, thì 1 năm sau lần nhà Trần đánh Mông, năm 1259, Hãn Mông Kha (anh Hốt Tất Liệt) đã tử trận khi đánh thành Điếu Ngư (Trần Hưng Đạo gọi là "nhỏ như cái đấu") nhiều lần ko hạ được). Người Mông rõ ràng đã rất mất công vì chỉ đánh được Tống từ phía bắc mà ko thể đánh từ 2 phía.
"Mượn đường đánh Chiêm" chỉ là lý do của Hốt Tất Liệt. Họ biết chắc nhà Trần sẽ không nghe theo, để có cớ "chính đáng": "mãy hỗn ko cho mượn đường ta mới đánh; ta dùng lễ với mày trước rồi đấy". Kiểu ngoại giao này rất "Tàu", chắc do mấy tay mưu sĩ Tàu bày cho vua Mông. Biết chắc người ta ko ưng (cho mượn vợ ko? ko cho thì đánh nhau!) mà cố đặt vấn đề, rõ ràng là ý định đánh chiếm hẳn hoi chứ không phải "tuần du An Nam chơi".
Vua Chiêm đã rút vào rừng núi. Chưa biết chiến sự sẽ thế nào, nếu Toa Đô ko phải lên bắc hội quân với Thoát Hoan. Nhưng khách quan mà nói, nếu Đại Việt ko phân sức và kéo quân Nguyên lên thì Chiêm cũng nguy to.--Trungda (thảo luận) 06:42, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Tên
[sửa mã nguồn]Bác cân nhắc xem có nên dùng chữ Omar hay dùng Ô Mã Nhi. Theo tôi cái tên Hán Việt quen thuộc hơn nhắc tới ai cũng biết.--Trungda (thảo luận) 08:37, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC).
Làm tiếp
[sửa mã nguồn]Mấy đêm nay là đêm không ngủ cùng châu Âu, chắc phải mất vài hôm như bài Bắc thuộc 3. Chắc không sai hẹn với bác.--Trungda (thảo luận) 16:25, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Quất Mông 1 lần nữa
[sửa mã nguồn]Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 thực ra chỉ là 1 bài được đổi hướng đến bài "tổng" Kháng chiến chống Nguyên Mông mà thôi. Khi nào cho cò ăn tép xong, bác khởi động nốt bài lần 2 này cho đủ bộ đi.
Lần 2 này mới dài, nhiều sự kiện và quyết định sự tồn vong của Đại Việt vì đó là lần đầu tiên phải đương đầu với 1 "Đại Nguyên Càn Qua" khổng lồ vừa lấy TQ xong. Qua thử thách 1284-1285 này, niềm tin giữ được nước của người Việt rất vững. Không phải tự dưng Hưng Đạo vương nói với Trần Nhân Tông trong lần 3 (1287): năm nay thế giặc nhàn. Lần 2 này còn nhiều hoàng tộc (run) sang hàng Mông chứ lần 3 ko còn mấy người Việt dao động đi sang phương Bắc nữa. Cũng bởi thế lần 2 là thử thách cam go nhất cho nhà Trần trong thế kỷ 13...
Tất nhiên, tôi sẽ cầm roi quất Mông với bác.--Trungda (thảo luận) 03:20, ngày 15 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Quân số
[sửa mã nguồn]Ban ngày thì cơ quan mất net. Tối thì máy hỏng. May có cái máy nữa nên "chiến" tiếp được.
Hiển nhiên là căn cứ vào sách hơn. BẢo tàng, như tôi hiểu, đôi khi nói đại khái ước lệ: quân 2 bên có thể tổng số là a và b, nhưng khi đó phân tán và trực tiếp dự 1 trận nào đó chỉ có a/2 và b/3 chẳng hạn. Bảng biển trong bảo tàng ko thể chi tiết (như sách) và có khi người soạn ko am tường về sự kiện sẽ nói thật khái quát và thiếu chuẩn xác.
Tôi sẽ tìm thêm trong Thuyết Trần. Nhưng trước tiên làm lần 3 trước thì ở đó cũng được 7-8 phần 10 rồi.--Trungda (thảo luận) 15:35, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Bảo tàng
[sửa mã nguồn]Hiện vật thì tôi ko ở trong ngành nên ko dám chắc 100% (có những hiện vật, tôi nghe nói ko thể đưa bản "xịn ra"); nhưng điều đó ko quan trọng. Điều đáng nói là: bác có thể tự mình đi tham quan, tìm hiểu và chụp hình, nhưng khuyên bác đừng nghe tất cả những gì mà các nhân viên hướng dẫn nói. Ko phải tôi kênh kiệu hoặc thích chê bai, nhưng quả thực là mình đã quen đọc sách của "Tứ trụ", nghe họ nói thì lưu loát nhưng nội dung chưa chắc đã chuẩn xác như sách, và do đó nếu "chộp" lấy lời họ nói để đưa lên thì có khi tranh cãi to...--Trungda (thảo luận) 03:12, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Tên
[sửa mã nguồn]Khéo bác nhầm. Ông Cảnh là Thái Tông; ông Hoảng là Thánh Tông; ông Khâm (có nơi phiên là Khẩm) là Nhân Tông. Tôi ko thạo chữ Hán, nhưng nghe những người biết chữ nói rằng: các vua Trần đặt tên có nghĩa gần như nhau, các chữ trên mang nghĩa "ánh sáng", "đốm lửa", "sáng rõ"...--Trungda (thảo luận) 03:16, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Thụy hiệu
[sửa mã nguồn]Vội, quên điều bác hỏi. Đúng là những tên Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông khi chết mới đặt - là miếu hiệu; còn khi sống gọi theo niên hiệu (vua Nguyên Phong, vua Thiệu Bảo...).
Chúng ta là người "chép sử", có thể gọi họ thế nào cũng được, với tư cách người hậu thế. Nhưng một số sách, nhất là truyện hoặc sân khấu, ko hiểu điều này, để cho nhân vật gọi vua đang sống theo kiểu "chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông, vua Lý Thánh Tông (???), tuần du thiên hạ..." (chèo Ỷ Lan của Tào Mạt)...--Trungda (thảo luận) 03:22, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)
ĐỒng nghiệp của ông Tấn
[sửa mã nguồn]Bà viết sách với ông Tấn tên là Tâm đấy chứ bác Giang. Thấy bác viết là Phạm Thị Bình, tôi phải lục lại bản photo sách phiên bản 1975 mới thấy đúng là Tâm. Hình như bác vừa viết bài này vừa mơ màng tới 1 "bóng hồng" nào tên là Bình thì phải:D--Trungda (thảo luận) 15:07, ngày 19 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Quân
[sửa mã nguồn]Bác cân nhắc, có nên dùng "quân Trần" thay "quân Đại Việt" cho khỏi dài, và nó "cân bằng" với "quân Nguyên".--Trungda (thảo luận) 03:22, ngày 22 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Tôi nhớ mà. Mấy hôm nay họp nhiều quá. Tôi sẽ cố trong tuần này. Sắp lu bù có nguy cơ bị giảm mật độ wiki đây. :( --Trungda (thảo luận) 09:22, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Tôi kết cấu lại một chút, chia rõ 2 giai đoạn thủ - công của nhà Trần; bổ sung 2 trận Hàm Tử - Chương Dương nổi tiếng.
- Có phần "Về các tông thất Trần theo Nguyên" tôi băn khoăn: Ngoài Trần Ích Tắc còn được đưa sang lần 3 và Trần Kiện chết ngay ở lần 2 (có nói trong bài Lê Tắc), mấy ông "Việt gian" kia như Di Ái, Lê An không biết kết cục thế nào. Dù có tài liệu thì cũng nên nêu câu chuyện mấy vị này vào bài lần thứ 3 - 1288 hoặc bài "Tổng". Kết thúc cuộc chiến 1285 chưa phải là thông tin tận cùng về họ.--Trungda (thảo luận) 18:44, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Nguyên nhân riêng của lần 2 không thấy ông Tấn, bà Tâm và ông Sinh nói gì. Các ông này chỉ nói chung về nguyên nhân chung sau 3 lần. Tôi định lược đi ko nêu phần này.--Trungda (thảo luận) 09:51, ngày 24 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Tổng quất Mông
[sửa mã nguồn]Chuyện quân Nguyên thua, tôi nghĩ có mấy nguyên nhân chính (ngoài cái mấy bác "chính quy" hay nói là vì "chiến tranh phi nghĩa"... ra):
- 1 là bị thiếu lương. Quân đông và thiếu lương rất nhanh có biến, nhất là thành phần lại hỗn tạp chứ không thuần nhất. Những đạo quân xưa nay đi viễn chinh mà đông đúc đều rất mau hoảng loạn khi lương cạn vì sức ép "phải tìm đâu ngay ra hàng trăm, chứ ko phải vài xe lương, ko là ăn thịt nhau".
- Đòn tâm lý chiến chia rẽ của nhà Trần giữa người Mông và người Hoa
- Thời tiết oi bức. Bác có thấy mấy hôm trước khó chịu không? Tháng 4, cùng thời điểm quất Mông lần 2 và 3. Phải là người phương bắc, quen ở ôn đới mới thấy khó chịu gấp mấy lần tôi và bác.
Vì sao quân Trần đang chạy như vịt mà đột nhiên quật lại, thắng luôn? Đó chính là đòn "hồi mã thương" mà nhà Trần áp dụng, khi quân địch bắt đầu có triệu chứng nản và mệt. Bác hình dung quân viễn chinh từ xa đến, đuổi dài, vòng quanh, sục sạo, ko tóm được mồi thì ức chế như thế nào. Khi mỏi vừa dừng lại nghỉ bóng râm thì bị đâm lén. Sự lồng lộn của Ô Mã Nhi là hình ảnh tiêu biểu nhất cho cái ức chế, mệt mỏi của quân Nguyên.
Tôi nghĩ ra rồi. Có thể bổ sung 1 ít vào phần đầu hàng. Ban đầu tôi đọc ko kỹ, ngỡ là "về 1 số tông thất...", nhưng đọc lại "Việc 1 số tông thất...", tức là chỉ cần nói trong lần 2, ko cần nói tới tận kết cục của họ. Ko phải là ko khả thi. (Di Ái này, Ích Tắc này, Kiện này, và vài tay chân)
Còn bài tổng, đúng là khi xong 3 bài con rồi thì thấy ko tương xứng thật. Trước đây, đó là 1 phần dài trong bài nhà Trần, gần như được copy từ Toàn thư ra. Thấy có người đề nghị tách bài riêng, tôi tách ra và nhào lại trên cơ sở "cát, gạch, xi măng" có sẵn khi đó. Đã đến lúc phải viết lại thật.--Trungda (thảo luận) 07:33, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Không thể ko nhắc đến 1 nguyên nhân làm tôi và bác vẫn còn những điều thắc mắc quanh những trận chiến này: sự huỷ diệt văn hoá, sách vở của nhà Minh trong Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần 4 mà tôi đang viết. Ông Hoàng Xuân Hãn sau này muốn lột tả lại chi tiết những chiến công đánh Tống của Lý Thường Kiệt (trong vài trăm trang) đã phải dùng hầu hết là sách sử Tàu, chứ Toàn thư, Cương mục, Tiêu án thì ko đủ.--Trungda (thảo luận) 07:44, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)
- Tôi đã trát áo, lăn sơn, làm nội thất, mắc điện nước rồi. Bác ngó lại, thấy đâu chưa ưng thì trang trí thêm chùm đèn hoặc quạt trần...--Trungda (thảo luận) 08:31, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Cảm ơn bạn
[sửa mã nguồn]Mình cảm ơn bạn đã sửa gúp mình bài mô hình IS-LM trong nền kinh tế mở.Mình mới viết nên không biết đưa hình minh họa lên như thế nào,bạn có thể đưa giúp mình lên nhé.
Cảm ơn bạn đã mời mình vào dự án kinh tế học,nhưng mình chưa đủ tự tin về kiến thức nên mình chưa tham gia.Nhưng mình sẽ cố gắng trau dồi kiến thức để có thể tham gia sớm. --Doanmanhtung.sc (thảo luận)15:34, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Đại Hãn
[sửa mã nguồn]Hiện tôi không có mấy tài liệu về các Hãn. Những bài đó gần đây do bác Meotrangden lấy trong Nguyên sử bằng tiếng Hán hoặc dịch bên en.wiki sang và chú bằng nguồn sách tiếng Anh.
Trung Của mênh mông, chinh phục trường kỳ, chém từng tướng hạ từng thành khá lâu; lên tận Mông Cổ thì xa quá. Để xem chỗ nào văn phong có vấn đề, tôi sẽ chỉnh, không hy vọng nâng cấp được lên như mấy bài Tàu và ta được.--Trungda (thảo luận) 11:31, ngày 17 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Bắc thuộc 3
[sửa mã nguồn]Dongsonvh bận quá chưa bổ sung được, bác cố bổ sung nốt cho phần xâm lấn tốt quá. Nhưng tôi thấy nên đưa lên trên. Phần kháng cự - từ thất bại đến giành thắng lợi - của người Việt để "chốt" làm phần cuối, vì nó "kết liễu" giai đoạn này.--Trungda (thảo luận) 18:30, ngày 18 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Nhờ giúp
[sửa mã nguồn]Bạn và nhóm dự án kinh tế của bạn có thể giúp cho mình phân biệt sự khác nhau giữa nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (Forward exchange transactions) và nghiệp vụ ngoại hối giao sau (Foreign exchange transactions) được không ? Mình đang định viết tiếp cho bài ngoại hối. Cảm ơn bạn đã sửa cho bài viết của mình,khi nào có thời gian thì mình hoàn thiện bài để bài được tốt hơn nữa.--Doanmanhtung.sc (thảo luận) 08:22, ngày 20 tháng 4 năm 2009 (UTC)
OK
[sửa mã nguồn]Mình đã cho nguồn tham khảo vào rồi.Doanmanhtung.sc (thảo luận) 05:48, ngày 24 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Nhờ vả chuyện riêng tí
[sửa mã nguồn]http://mangahelpers.com/downloads/read-online/22510/1
Nếu Bình Giang rảnh thì dịch sơ sơ giúp mình vài trang trong truyện này (dịch 1 một phần thôi cũng được). Gửi tới sholokhovmikhailalexandrovich@gmail.com nhé. Many thanks. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:07, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)
P/S: Nếu Bình Giang thấy nhảm thì cứ xóa tin nhắn này đi nhé.
- Trời ơi, mình cảm ơn còn không hết, sao lại cười được ? Cho mình cảm ơn lần 2 nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:09, ngày 25 tháng 4 năm 2009 (UTC)