Bước tới nội dung

Thảo luận:Nguyễn Văn Hiếu (trung tướng)/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3

Nguồn

Tôi thấy trích nguồn ở bài này phần lớn là từ http://www.generalhieu.com/general_Hieu_bio-2.htm, cần kiểm chứng xem có đúng hay không? Trên mạng thì chỉ có nguồn đấy thôi, còn nguồn giấy hay mail hay email cần xem lại. Tôi không thích nguồn thế này, cá nhân tôi hay dùng nguồn hàn lâm cho chắc ăn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:52, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bác nhận xét sai rồi. Các nguồn tài liệu Mỹ mà tôi trích dẫn đều lấy từ National Archive, President Library, War College Library, vân vân. Để giúp cho các độc giả không có phương tiện đi đến những nơi đó khi muốn kiểm chứng, tôi đã hoặc sao lại hoặc đánh máy chữ lại, đăng lên mạng www.general.com để có thể kiểm tra chỉ cần có một máy computer. Chứ đâu phải là nguồn là trang nhà đó. Xin bác định nghĩa nguồn hàn lâm là nguồn thế nào. Bác có dẫn nghĩa là nguồn đáng tin cậy. Nhưng thế nào là nguồn đáng tin cậy. Tôi biết Wikipedia có quy định về nguồn rồi. Nhưng tôi thấy mỗi người hiểu và giải thích một cách. Thêm một điều nữa, tôi không thấy Wikipedia đề cập tới nguồn phát xuất từ một quốc gia không có tự do thông tin, mọi thông tin phải bị kiểm duyết khắt khe rồi mới được loan báo ra cho quần chúng.Tnguyen4321 (thảo luận) 12:40, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nguồn này chỉ cần nói là cần kiểm chứng thôi chứ có nói nó không uy tín đâu? Nguồn chính phủ Mỹ thì nói xấu Nga, nguồn Nga nói xấu Mỹ, ... nguồn loan báo như vậy là chuyện khá bình thường, không riêng gì VN, bạn chắc biết chứ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:48, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thì nguồn này kiểm chứng được đấy thôi. Ngoài ra tôi nói tới trường hợp khác biệt giữ nguồn phát xuất từ một nước không và có tự do thông tin thôi. Giữa thông tin một chiều và thông tin đa chiều, đàng nào có độ tin cậy cao hơn?Tnguyen4321 (thảo luận) 18:55, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Câu chuyện của bạn ngày càng xa không đi lạc đề, tôi không ngại nói với bạn chính phủ nào cũng có thể vấn đề hết, không phải mình cứ sống ở đâu thì mình bênh nơi đó vì mình quen ở và thích ở đó, Edward Snowden là 1 điển hình nếu bạn cứ thích so sánh. Một bên ra mặt kiểm soát thông tin, một bên ngấm ngầm kiểm soát thông tin, bạn thấy ai nguy hiểm hơn. Bạn nên quay lại chủ đề ở bài này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:57, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn so sánh không chuẩn rồi. Nhưng thôi, nghe lời bạn, tôi xin trở lại chủ đề ở bài này với chủ đề thảo luận mới tiếp sau.Tnguyen4321 (thảo luận) 06:07, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chữ hoa hay chữ thường

Wikipedia tiếng Việt quy định: "Văn phạm tiếng Việt. Wikipedia tiếng Việt sử dụng ngôn ngữ phổ thông mang tính toàn dân để truyền đạt thông tin. Hãy cố gắng tuân theo các quy tắc sau đây khi chỉnh sửa một bài viết bách khoa: một, Đừng sửa một trang chỉ với mục đích đơn giản là muốn chỉnh lại câu từ theo phương ngữ của nơi bạn sinh sống; hai, Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông). Tôi hơi thắc mắc về điểm hai: như vậy phải viết Vua Trần Nhân Tông hay vua Trần Nhân Tông? Xin bác Thái Nhi và Alphama xác định giùm cho tôi hiểu và viết cho đúng: Tướng Hiếu hay tướng Hiếu? Tôi thấy cả hai bác đều viết chữ t thường, "tướng Hiếu".Tnguyen4321 (thảo luận) 16:19, ngày 25 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không có quy tắc chung, tôi thì ưa viết chữ thường, ví dụ chủ tịch Hồ Chí Minh hay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Én bạc (thảo luận) 12:31, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bác nói vậy đâu có được, vi phạm quy luật Wikipedia tiếng Việt, "Hãy cố gắng tuân theo các quy tắc sau đây ... Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông)" đấy. Tôi đã từng nghĩ như bác; tôi nói với bác Thái Nhi: "Tướng Hiếu hay tướng Hiếu, Thiếu Tướng Hiếu hay Thiếu tướng Hiếu hay thiếu tướng Hiếu, T hoa hay t thường đều được cả mà", thì bị bác Alphama chỉnh: "cái vụ viết hoa cũng có quy cách" (xem đề mục Sửa đổi vặt vãnh ở trên). Mà này, bác để hai BQV Thái Nhi và Alphama có dịp trả lời tôi chứ, họ am tường quy luật Wikipedia tiếng Việt hơn tôi và bác.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:13, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi tìm thấy hướng dẫn đó ở Wikipedia:Sách hướng dẫn/Điều cần nhớ. Được, để hai BQV đó trả lời xem thế nào. Én bạc (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

  1. Alphama là một Điều phối viên. Bảo quản viên nôm na chỉ khác Điều phối viên ở công cụ cấm thành viên. Tuy nhiên, trên tinh thần Wikipedia thì tất cả thành viên đều có trách nhiệm và vai trò như nhau. Alphama là một thành viên trung lập và thẳng thắn có tiếng.
  2. Bác Tín mâu thuẫn rồi. Ngay ở trên bác đã phát biểu: "Tướng Hiếu " hay "tướng Hiếu", "Thiếu Tướng Hiếu" hay "Thiếu tướng Hiếu" hay "thiếu tướng Hiếu", T hoa hay t thường đều được cả mà.. Quan điểm các nhân tôi là viết hoa theo quy chuẩn: tức là "Thiếu tướng Hiếu" (ở đây là "Thiếu tướng" là một danh từ cụ thể) thay cho "thiếu tướng Hiếu", nhưng là "tướng Hiếu" (vì "tướng" là một danh từ chung) thay cho "Tướng Hiếu".
  3. Ở trên tôi viết là "văn phong của bác không thể gọi là trung lập được", bác lại chép thành "văn phong của bác không thể không trung lập" thì nó tối nghĩa là đúng. Vì để tránh xung đột biên tập, quy ước văn phong trung lập là dùng ngôn ngữ phổ thông chính thức. Dùng danh xưng chính thức "Quân đội Nhân dân Việt Nam" thay vì "Bắc quân", "Quân Giải phóng miền Nam" thay cho "Việt Cộng", "chính quyền Việt Nam Cộng hòa" thay cho "Ngụy quyền", cũng như "Quân lực Việt Nam Cộng hòa" thay cho "Ngụy quân". Văn phong trung lập là thế đấy.
  4. Đích thân điều nghiên và thực hiện không thể hiện được "vai trò quyết định" sao bác?. Tôi khẳng định là Không!. Bởi vì trên thực tế đây chỉ là vai trò thừa hành. Nếu bác muốn gọi là nổi bật, thì bác phải nêu được "điều nghiên" nổi bật hơn các tướng khác thế nào (VD đi bộ trong khi người khác đi máy bay...), hay "thực hiện" làm thay đổi cục diện ra sao (VD thay đổi kế hoặc tác chiến, điều chỉnh hướng hoặc binh lực...)
  5. Về nguồn, bác hiểu sai hoàn toàn về ý nghĩa nguồn tự xuất bản. Wikipedia không phân biệt nguồn trong hay ngoài nước, mà đặt trong tâm vào nội dung đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải chúng ta cho rằng nội dung đó là đúng hay không. Nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kính trọng; và các tờ báo chính thống (mainstream newspaper). Và trong trường hợp đó, thông tin do nhà nước xuất bản được xem là nguồn đáng tin cậy, bất chấp nội dung đó là đúng hay không. Ngược lại, các cuốn sách tự xuất bản, newsletter, website cá nhân, các dự án wiki mở, blog, các bài đăng trên diễn đàn (forum), và các nguồn tương tự hầu như không phải là các nguồn chấp nhận được. Chính vì vậy, ngay cả Wikipedia cũng tự xem mình là một dạng nguồn tự xuất bản, và nghiêm cấm thông tin bài viết dùng chính Wikipedia để dẫn nguồn.
  6. Kể cả trong vấn đề sử dụng nguồn, cũng được phân bổ thứ tự ưu tiên. Wikipedia khuyến cáo Chỉ đưa ra các khẳng định mang tính miêu tả về thông tin tìm thấy trong nguồn chínhKhông đưa ra các khẳng định có tính chất phân tích, tổng hợp, diễn giải, giải thích, hay đánh giá về thông tin tìm thấy trong nguồn sơ cấp.. Hầu hết thông tin bác dẫn nguồn trong bài đều trích từ nguồn sơ cấp (biên bản của việc giám sát, điều trần công khai, xử án, hay phỏng vấn; bảng kết quả của các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến). Thay vào đó, bác cần dùng các nguồn thứ cấp. Wikipedia khuyến cáo: Tất cả các khẳng định mang tính diễn giải, các phân tích, hay tổng hợp về nguồn sơ cấp cần phải trích dẫn từ nguồn thứ cấp, chứ không phải là phân tích do thành viên Wikipedia tự làm dựa trên nguồn thứ cấp.. Như trường hợp "liêm khiết" ở trên là một VD phân tích tự làm.
  7. Cuối cùng, bác nên bỏ qua tác động của thuyết "âm mưu". Không phải khác ý bác là "âm mưu" tiêu diệt bài viết của bác. Các thành viên bảo quản (gồm KĐV, BQV, ĐPV, TTV và các thành viên tích cực khác) thường không có thời gian để khiêu khích hay đá đểu. Với họ, Wikipedia không phải là nơi để troll nhau. Thái Nhi (thảo luận) 14:22, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bác dồn một đống đề mục thảo luận khác nhau vào đề mục đề mục T hoa hay t thường, khiếp quá. Tôi chỉ xin thảo luận đề mục chính và văn phong thôi. Còn các đề mục kia thì phức tạp lắm lắm, thảo luận sẽ đi đến bút chiến, xin tạm gác sang một bên. Tôi làm theo lời khuyên của Wikipedia đấy, xin bác thông cảm.
  1. Cám ơn bác đã cho biết Alphama là ĐPV chứ không phải BQV. Bác ấy "thẳng thắn" thì tôi trải nghiệm thấy rồi, còn "trung lập" đối với tôi thì không.
  2. Khi tôi phát biểu "T hoa hay t thường đều được cả mà" là khi tôi chưa được biết quy luật "Viết hoa các chức vụ đặt trước tên một nhân vật (ví dụ: Vua Trần Nhân Tông)". Như vậy, theo bác hiểu và giải thích thì quy luật cho phép viết "vua Trần Nhân Tông"?
  3. Tôi đã nói với bác là "ngôn ngữ thông thường" trong thời đại toàn cầu hóa biến hóa rất mau, các phương ngữ quốc nội và hải ngoại va chạm lẫn nhau rồi đi đến chung cục lúc thì phương ngữ quốc nội lúc thì phương ngữ quốc ngoại trở thành "ngôn ngữ thông thường", chẳng hạn trực thăng/máy bay lên thẳng, thủy quân lục chiến/lính thủy đánh bộ, Sư đoàn 1 Không Kỵ Mỹ/Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ, hội hồng thập tự/hội chữ thập đỏ, đăng ký/ghi danh, khẩn trương/cấp bách, vân vân. Nhưng có rất nhiều từ ngữ còn trong thời kỳ chưa ngã ngũ, chẳng hạn Mỹ/Hoa kỳ, quân hàm/cấp bậc, bổ nhiệm/điều về, cán bộ/sĩ quan, thân phụ/cha, thân mẫu/mẹ, Bắc Việt/miền Bắc Việt Nam, vân vân. Tôi thiết nghĩ Wikipedia tiếng Việt chưa có một hàn lâm viện hoàn chỉnh để quy định "ngôn ngữ thông thường", phải không bác? Nếu bắc đồng ý như vậy, thì như tôi đã thưa với bác, xin bác đừng quá câu nệ cố chấp đến "văn phong trung lập", miễn là độc giả quần chúng không khó khăn hiểu tác giả nói gì.
  4. Tôi có khi nào nói tới thuyết "âm mưu" đâu, chỉ trộm nghĩ tới thuyết "toa rập" khôn khéo kiểu "good cop, bad cop" vì phải chống đỡ các cuộc tấn công, chửi bới, đánh phá, dọa nạt túi bụi cùng một lúc và cùng địa điểm. Thú thật với bác, những đòn giáng xuống cá nhân tôi khiến tôi chẳng thấy được Welcome như khi không gian Wikipedia tiếng Việt mở trang cá nhân chào đón tôi. Tôi đâu có bị đối xử tệ như vậy bên en.Wikipedia. Để khi nào rảnh rỗi và có thêm kinh nghiệm về các kỹ thuật biên tập Wikipedia, tôi sẽ kiểm tra rồi liệt kê các quá trình đánh phá tôi. Tnguyen4321 (thảo luận) 18:33, ngày 26 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đây là quy định rõ ràng về Viết chư Hoa hay viết chữ thường: "Những chức vụ như chủ tịch, vua, hay tổng thống bình thường không viết hoa, nhưng nếu đặt trước một tên nhân vật cụ thể thì phải viết hoa chữ đầu, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ "Chủ tịch nước Trương Tấn Sang" chứ không phải "chủ tịch nước Trương Tấn Sang".Tnguyen4321 (thảo luận) 19:08, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phong cách

Có một số thành viên muốn sửa đổi từ ngữ, tỉ như "bà quả phụ" ->"bà vợ X", "thân phụ" -> "cha", "thân mẫu" -> "mẹ". Xin lưu ý những thành viên này quy định của Wikipedia tiếng Việt: Sự ổn định về phong cách: Các biên tập viên nên tránh sửa đổi từ một phong cách này sang phong cách khác và gây ra mâu thuẫn phong cách mà không có một lý do chính đáng nào khác ngoài ý thích riêng của biên tập viên đó về phong cách. Trong trường hợp có mâu thuẫn phong cách giữa các biên tập viên, thì phong cách do người đóng góp quan trọng đầu tiên được lựa chọn.Tnguyen4321 (thảo luận) 21:36, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hình như ở Wikipedia số đông bài viết theo kiểu dễ hiểu như mẹ, vợ, ... và sự phổ biến.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 22:50, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chính vì để tránh tình trạng số đông chèn ép thiểu số mà Wikipedia tiếng Việt mới quy định như vậy đấy bác ạ. Đối với một nhân vật cao cấp, để tỏ lòng kính trọng, thói tục Việt Nam chọn dùng thân phụ, thân mẫu hơn là cha, mẹ, một phần để tránh trường hợp dễ dàng thóa mạ: "cha mày, mẹ mày, tổ sư nhà mày".Tnguyen4321 (thảo luận) 13:03, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Qua mấy lần trải nghiệm với bác Alphama tôi có cảm nghĩ bác không mấy thành thạo thông suốt với các quy luật của Wikipedia tiếng Việt, tuy là bác đã được cất nhắc lên chức vụ điều phối viên.Tnguyen4321 (thảo luận) 13:28, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia là trung lập, không có chuyện tôn kính ai. Đó là cảm nghĩ của bạn, tôi không quan tâm lắm.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:33, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Kính trọng khác tôn vinh đấy nhé bác. Ăn nói lịch sự là thiếu trung lập hở bác? Tnguyen4321 (thảo luận) 21:06, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bác còn nguyên cuốn sách chưa đưa vào nè [1], bài này nếu đưa chắc cũng chừng 700 trang.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:49, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bác muốn đưa vào giúp tôi đấy phỏng? Mà hình như link bác cho không chuẩn. Bộ bác muốn tôi phạm quy luật quảng cáo, sao bác? Tnguyen4321 (thảo luận) 21:06, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin lưu ý bác Alphama, coi bộ bác vi phạm quy luật Wikipedia khi công bố địa chỉ điện thư của cá nhân tôi: Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt. Những dạng tấn công cá nhân nghiêm trọng nhất, chẳng hạn như cố ý để lộ thông tin cá nhân không được công bố về các thành viên Wikipedia, vượt ra ngoài mức độ của sự công kích thông thường. https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Kh%C3%B4ng_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_c%C3%A1_nh%C3%A2n#T.E1.BA.A5n_c.C3.B4ng_l.E1.BA.B7p_.C4.91i_l.E1.BA.B7p_l.E1.BA.A1i/Tnguyen4321 (thảo luận) 13:46, ngày 4 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tiểu sử theo Quân Sử Hà Nội:

Khoàng năm 2010, tác giả Nguyễn Hùng Kiệt, tự coi mình là một quân sử gia, khi muốn viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu, QLVNCH, đã vào Wikipedia tiếng Việt tham khảo và sao chép tiểu sử của Tướng Hiếu với tựa đề: "Tiểu sử theo Quân Sử Hà Nội". Xem http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=9082 . Đó là kết quả của các sửa đổi về mặt văn phong với đầy dãy các phương ngữ quốc nội mà các thành viên quốc nội áp đặt vào bài. Tnguyen4321 (thảo luận) 22:00, ngày 19 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời