Thảo luận:Nguyễn Trãi/Lưu 3
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 | Lưu 3 |
Quê gốc của N Trãi
- N Phi Khanh ở rể nhà Trần Nguyên Đá́n; vì Phi Khanh làm con gái quan Tể tướng T Nguyên Đán có mang, rồi bỏ trốn. Thì lúc trở về; người con gái này bụng mang dạ chửa; nhà Nguyên Đán lại giàu. Không hà cớ gì mà Phi Khanh đưa vợ về nhà cả, ông ấy ở rể ở đó.
Có thể Phi Khanh là người không có nhà; vì sao ? Vì Nguyễn Trãi lúc về già; ông về Côn Sơn; thái ấp cũ của ông ngoại. Phàm làm đàn ông; họ về nơi cha, ông của mình. Nay N Trãi không về đất của cha, ông mình là làm sao ?
Nếu ông Khanh không có nhà, điều đó chấp nhận được; nhưng ông Phi Khanh không có nhà; mà N Trãi về thái ấp của ông ngoại ở là điều dở. Tự chuốc họa vào thân khi mảnh đất dữ này khiến 3 anh em con Trần N Đán chết cùng 500 người khác. Tức cả nhà bị Giản Định Đế tru diệt.
- Như vậy ông Phan Huy Chú đã viết nghiêm túc về điều này, cho rằng quê gốc của N Trãi là làng Nhị Khê; vì nơi đó N Trãi được sinh ra; lớn lên chứ N Trãi không đi đâu cả.
- Tôi vẫn muốn biết có tư liệu mạnh nào hơn Lịch triều hiến cương loại chí; để khẳng định rằng quê gốc của N Trãi là làng Chi Ngại. Đoạn viết gia đình N Trãi chuyển cư về làng Nhị Khê rõ là vô lý. Làm sao sử sách nào chép kĩ như thế ?
14.172.86.164 (thảo luận) 02:09, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Gia phả của trang gia phả VN viết rằng:
Về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: Nguyên quán cụ tổ tiên đời trước của họ ta ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngãi, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.
Qua những tư liệu trên, chúng ta thấy nguồn gốc dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại có xuất xứ từ Nguyễn Bặc - Thái tể Định Quốc Công triều Đinh, quê ở huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa, di cư ra khoảng cuối thế kỷ X. Từ đó dòng họ Nguyễn phát triển đến đời cụ Tiên Nghiêm, sinh ra hai con trai. Vì nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) làm thuê cho một nhà bán tương để sinh nhai. Nhờ một sự may mắn, hai anh em biết được ngôi đất quý ở cánh đồng Trung, bèn mang mộ tổ từ Chi Ngại sang táng ở bãi đất này. Ngôi mộ phát tích đó nay vẫn còn, người Nhị Khê gọi là “Dàn Cấm Địa”.
Một thời gian sau người em sang định cư ở thôn Cổ Hoạch: (huyện Thanh Oai, Hà Đông), người anh ở lại Nhị Khê. Từ đó lập nên ba chi họ Nguyễn. Chi họ gốc ở Chi Ngại, Chi họ Nhị Khê và chi họ Canh Hoạch. Theo gia phả chi họ Nguyễn Nhị Khê (khoảng năm 1455) thì cụ tổ sinh ra Nguyễn Ứng Long - đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh. 19 tuổi ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ, đệ nhị danh bảng nhãn thời Trần Duệ Tông (1374). Năm 1401, Nguyễn Phi Khanh ra làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, ông bị bắt đưa về Vạn Sơn Điếm- tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc và mất ở đó. Hài cốt của ông được người con thứ ba là Nguyễn Phi Hùng đưa về táng ở núi Báo Đức (còn gọi là núi Bái Vọng). Nay thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, Hải Dương (cách làng Chi Ngại khoảng năm km về phía đông).
[1] Như vậy mấy bạn trên cũng không hề tìm hiểu gì cả, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, rồi phán bừa. Quê gốc của N Trãi là Làng Nhị Khê mới chính xác.
Trang consonkiepbac viết quê gốc của ông Phi Khanh là ở Chi Ngại; vì vậy viết quê gốc của N Trãi là điều thừa thãi; vô lý. Phải ghi cái nơi cha ông ấy sống, ông ấy lớn lên. Nay ghi cái gốc Chi Ngại là làm sao ?
Các bạn không hề nghiên cứu, tìm hiểu gì cả. Ghi đúng rằng: Quê của Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê; quê gốc thì liên quan gì tới wiki, wiki không cần thiết phải thêm quê gốc. Không có tác dụng gì cả. Nếu viết quê ở làng Nhị Khê, cha ông có gốc tích ở Chi Ngại thì được.
14.172.86.164 (thảo luận) 02:35, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Làm sai cũng không thấy sửa nhỉ ? Chuyên gia về kiến thức cổ sử trung đại mà, viết quê gốc N Trãi mà làm gì ? Thế nơi ông ấy sinh ra, lớn lên không ghi ?
Cả mấy bạn kia nữa, không vào mà đọc đi, hay chỉ là đâm chọt nơi này, nơi kia 1 tí, chả có kiến thức gì cả.
14.172.86.164 (thảo luận) 03:04, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)
- Cái người ta yêu cầu làm rõ lại không nói. Vậy cứ nói chuyện 1 mình cho sướng nhé em.--171.232.17.240 (thảo luận) 06:51, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Tôi đã thừa nhận sai lầm khi viết rằng Làng Nhị Khê là thuộc Chí Linh, Hải Dương, chuyện đó xong rồi.
Nhưng Nguyễn Trãi phải là người làng Nhị Khê như ông Phan Huy Chú viết. Quê gốc thì làm gì ? Anh chàng Doãn Hiệu lại ghi là Nguyễn Phi Khanh chuyển nhà ra đó, có nguồn nào N P Khanh chuyển nhà ra đó đâu ?
Sự thật là gia đình ông N P Khanh đã chuyển đến làng Nhị Khê từ lâu. 65.49.14.168 (thảo luận) 08:21, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (UTC)
Ancessit đã xóa thảo luận này của Nguoiachau vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 08:09, ngày 28 tháng 4 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Ancessit đã xóa thảo luận này của Nguoiachau vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Ancessit (thảo luận) 16:26, ngày 6 tháng 7 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Viết láo
Đoạn 10 năm phiêu bạt, wiki viết:
Ngoài ra, còn có một số người đoán rằng....
Đoạn trên Trần Huy Liệu, N Khắc Thuần,...những người thời hiện đại, đang sống, cũng chỉ đoán, nhưng không viết. Nhưng đoạn dưới, đoạn có thể gây hại cho N Trãi, rằng Nguyễn Trãi đã đầu hàng giặc Minh, bị áp tải sang Tàu, bằng chứng là thơ ông làm trên đường bị áp giải sang Tàu. Lại viết "ngoài ra; đoán; nhằm đánh lừa người đọc.
Chứng cứ đó là thuyết phục 100%, vì thơ ông được sưu tầm lại, có logic. Chứ không phải suy đoán 1 cách vô căn cứ như các cách đoán mò trên.
14.164.87.76 (thảo luận) 11:01, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)
Về chuyện Nhã nhạc, nghi lễ ...
2 vị vua Thái Tông, Thánh Tông, sử sách, và tất cả mọi người đều công nhận là bậc MINH QUÂN. Nhưng 2 vị này chọn nhạc việc lễ nghi do Lương Đăng dâng , chứ không chọn N Trãi.
Đó là sự thật, vì những điều N Trãi không thuyết phục được 2 vị vua kia. Sách Kiến văn tiểu lục chép rất rõ về điều này. Nguoiachau (thảo luận) 04:03, ngày 16 tháng 6 năm 2016 (UTC)
không chép thì viết vào làm gì?
Tôi sẽ xóa câu đvsktt không chép vì nó thừa, chép vào chẳng để làm gì. Không lẽ việc gì đvsktt không chép cũng phải viết là " về việc này, đvsktt không chép"?Tongoctuvip (thảo luận) 00:30, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)
- Nếu không ghi vào, nghĩa là ta không khẳng định hay phủ định việc ĐVSKTT có chi tiết đó hay không. Còn nếu ghi vào, nghĩa là ta khẳng định rằng ĐVSKTT đã không ghi nhận chi tiết này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:20, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Nếu không ghi vào thì người đọc cũng thừa biết đvsktt không có chi tiết này.vì nguồn dẫn là của Lê Quý Đôn, chẳng liên quan gì đến đvsktt. Tự nhiên lôi đvsktt vào, dù nó chẳng đề cập nhập đến chi tiết này.Tongoctuvip (thảo luận) 02:33, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)
phát hiện mới rất quan trọng
Trong biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi ông viết chức vụ của mình là Vinh lộc đại phu...Á đại trí tự tứ quốc tính Lê Trãi. Vậy tức là ông được ban tước Á hầu tước vị rất cao chứ không thấp như mọi người nghĩ. Tongoctuvip (thảo luận) 05:52, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Nguyễn Trãi được thăng cấp
Năm 1428 Nguyễn Trãi được phong tước Quan phục hầu. Sau đó một năm ông được thăng cấp lên thành Á hầu. Vì thế khi khắc biển công thần có tên ông. Haha. Đây là một cái tát vào mặt cho những ai bảo Nguyễn Trãi chỉ là viên quan nhỏ. Tongoctuvip (thảo luận) 06:28, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Nguyễn Trãi chắc chắn gia nhập Lam Sơn năm 1420
Sau đại thắng Thi Lang 1420 đại phá 10 vạn quân Minh. Lê Lợi tiến quân ra đóng ở Lỗi Giang. Nguyễn Trãi đang ở Đông Quan nghe tin chiến thắng liền bỏ trốn vào Thanh Hóa gặp Lê Lợi và dâng lên Bình Ngô Sách.. Tongoctuvip (thảo luận) 07:14, ngày 25 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Tôi thấy dân Bắc kỳ từ tk 15 tới giờ, ko có 1 nhân vật nào nổi danh về việc khôi phục quốc gia cả. Khi đất nước lâm nguy, sắp diệt vong, chỉ thấy dân Nghệ An, Thanh Hóa nổi lên. Gần đây cũng vậy, ĐCS là dân Nghệ An cả. Ngày nay cũng vậy, những nhân vật có vẻ yêu nước, đều là miền Trung, đố tìm ra 1 anh Bắc nào, từ nhà văn, cầu thủ bóng đá, cho đến anh gì phong trào Sách hóa Nông thôn hầu như là dân m Trung.
Nên họ có 1 trạng thái tâm lý ko bình thường, kiểu như phải có 1 nhân vật yêu nước xứng đáng với tầm vóc của xứ Bắc Kỳ; nhưng tiếc thay lại ko có. Đâm ra, Phạm Đình Hổ mới phịa ra sách Tang thương ngẫu lục, tự phịa ra là N Trãi là lãnh tụ của khởi nghĩa Lam Sơn.
A em bên ngoại họ Trần theo nhà Minh, làm ngụy quan bị giết cùng 500 người. Bản thân 2 cha con đầu hàng nhà Minh. Sao mà so sánh được với những người ở Thanh Hóa đã nổi lên mà đánh giặc Minh ? Bản thân Lê Lợi, dùng tất cả tài sản để chống Minh, hài cốt tổ tiên bị đào xới, vợ con bị bắt, lưu lạc, bản thân sống chết ko biết thế nào.
Còn cái ông Trãi này, đầu hàng chán, rồi mò về đi theo. Tư cách gì mà sánh với những người đã vào sanh ra tử ở Thanh Hóa ? Nhưng những người miền Bắc, lại tìm cách hạ nhục những người này. Lê Lợi nhà có 3000 tôi tới, P Đình Hổ dám viết là Lê lợi vừa thái thịt vừa bốc ăn.
Giỏi thế, tự viết sách Bình Ngô, tự có mưu kế, chạy đ' gì từ tận Đông Kinh vào trên mường trên mán núi Lam Sơn theo người ta ? Sao ko tự khởi binh mà đánh giặc cho khỏe.
Sự thật là N Trãi ở bên Tàu, vua Lê Lợi đại thắng quân Minh năm 1426, tiếng tăm vang xa đến tận bên Tàu, bà con ta biết được, nên từ đó N Trãi mới quyết theo về. Vì lúc đó ai cũng sẽ thắng. Có 1 chi tiết là sau chiến thắng Tốt Động Chúc Động, Lê quí Đôn viết là từ đó dân ngoài Bắc mới chịu theo nghĩa quân Lam Sơn, vì lúc đó họ sợ thua. Vậy thôi.
N Trãi chả phải là anh hùng gì hết. Ông ta đầu hàng, thấy sắp thắng rồi chạy về theo thôi. Tôi chả thấy gì đáng khen cả.
Khoailangvietnam (thảo luận) 03:13, ngày 19 tháng 8 năm 2017 (UTC)
Bạn nói thế không đúng. Không có người miền bắc thì làm gì có nước Việt Nam ngày nay. Tổ tiên Hùng Vương là người bắc, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo anh hùng dân tộc cũng là người bắc. Các sách sử bạn đọc cũng do các nhà sử học người bắc biên soạn. Thời chống pháp có Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học đều là anh hùng. Tôi cho rằng người miền bắc anh hùng không kém người miền trung, đánh pháp đánh mỹ người miền bắc đóng góp lớn nhất và cũng hi sinh nhiều nhấtTongoctuvip (thảo luận) 05:27, ngày 21 tháng 8 năm 2017 (UTC)
- @Tongoctuvip: Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn là tác phẩm không quá xa thời Nguyễn Trãi đã xác nhận ông đến Lam Sơn trước khi khởi nghĩa bắt đầu. @Khoailangvietnam: Điều bạn nêu không có bất cứ dẫn chứng nào.--Trungda (thảo luận) 18:33, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)
Lê Thánh Tông chỉ ban cho ông Trãi chức bá sau khi phục hồi
Những công thần cao cấp ngay khi chết đã được ban tước công, chẳng hạn Lê Thánh Tông phong cho Lưu Nhân Chú là Thái phó Vinh quốc công. Thánh Tông lại ban cho Lê Sát Thái bảo, Cảnh quốc công. Lê Ngân là Thái phó, Hoằng quốc công. Còn ông N Trãi chỉ có chức Bá, tức là trc đó ông làm Hầu, nay phong cho thêm tí nữa là Bá.
Xem đó để thấy ông cũng có công, nhưng không cao cấp gì lắm.Khoailangvietnam (thảo luận) 13:55, ngày 30 tháng 10 năm 2017 (UTC)
Cả nhà đầu hàng quân Minh
Sử sách Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, đã chép rõ, cả nhà, gồm cha, cậu ruột,...anh em đàng ngoại của N TRãi đều hàng quân Minh. Bản thân N Trãi cũng đầu hàng, được P Huy Chú chép lại trong Lịch triều hiến chương loại chí.
Thật kinh điển về người anh hùng này. Khoailangvietnam (thảo luận) 11:23, ngày 26 tháng 1 năm 2018 (UTC)
N Trãi chưa bao giờ bị đì, bị trù dập
- Thời vua Thái Tổ, khi Lê Lợi chết, ông ta làm Vinh lộc Đại phu, viết bia cho lăng mộ 1 hoàng đế.
- Thời Thái Tông, vẫn làm Hành khiển, vẫn được Đại tư đồ Lê Sát tâu với vua xin cho dạy vua, nhưng vua ko nghe.
các bài báo lá cải đang đánh lừa người đọc.
Khoailangvietnam (thảo luận) 14:19, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)
Sửa lại bài viết
Về tổng thể, bài viết vẫn mang style là ca ngợi N Trãi, thiếu khách quan, nên tôi sẽ sửa lại cho đúng với bản chất của 1 nhân vật được viết trên wikipedia. Ví dụ đoạn này:
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại, nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; con Nguyễn Ứng Long[4], sau đổi là Nguyễn Phi Khanh, tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại Trần Nguyên Đán[2]. Phan Huy Chú nhận xét: Ông Nguyễn Trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả.
Nó là đoạn mở đầu 1 bài viết mà dài dòng, đọc lên rất khó hiểu về mặt tư duy, lại chêm vào lời tán tụng, theo tôi nó không khách quan. 14.234.30.7 (thảo luận) 10:05, ngày 13 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Quê của N Trãi theo P Huy Chú thế kỉ 18 viết trong Lịch triều hiến chuơng là ở Hà Tây, không hiểu sao 1 số người cứ tìm cách để ở Hải Duơng làm gì ko biết ?
14.234.30.7 (thảo luận) 10:06, ngày 13 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Tựu chung N Trãi có nhiều lỗi lầm khi đầu hàng, nhưng dù sao ông ấy vẫn là KHAI QUỐC CÔNG THẦN, 1 vị anh hùng của dân tộc. Nhưng ko nên tâng bốc sai sự thật quá. Khai quốc công thần thì đã quá đủ rồi, làm màu làm mè làm gì nữa. Tột đỉnh của 1 đời người rồi. 14.234.30.7 (thảo luận) 11:12, ngày 13 tháng 1 năm 2019 (UTC)
- Tôi đã xóa các đoạn viết có nguồn, nhưng lại là SUY ĐOÁN, PHỎNG ĐOÁN cảm tính cá nhân từ 1 số sách thiếu uy tín, không thể là SỬ ĐỂ CHÉP LÊN WIKI được. Họ dùng bài thơ Oán Thán của N Trãi để phỏng đoán N Trãi, trong khi xuất xứ bài thơ, thời gian,..chưa xác thực. Và cũng ít người dùng thơ để suy sử, rất vô lí.
- Nói chung, không hiẻu các thành viên từng tạo trang này, đã từng đề cử bài viết chọn lọc, lại ko thấy 1 ai lên tiếng cả. Thật thất vọng cho wiki chúng ta vì các thành viên đã rời bỏ nó.
2001:EE0:5203:BE40:D47B:64E0:360D:D45C (thảo luận) 01:02, ngày 14 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Tiếp tục sự phỏng đoán về việc N Trãi gia nhập Nghĩa quân Lam Sơn
- Năm 1426, khi ta thắng Tốt Động Chúc Động, thì Lê Lợi lập tức mang đại quân ra BẮC. Thời điểm này, ĐVSKTT chép rất nhièu người miền Bắc làm quan cho nhà Minh quay sang hàng Nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi khen ngợi biết họ bỏ NGHỊCH THEO THUẬN. Đại Viẹt sử kí toàn thư, NXB Thời đại , 495.
- Năm 1427 Nguyễn Trãi mới xuất hiện lần đầu trong Khởi nghĩa Lam Sơn chép ở ĐVSKTT. Như vậy nó rất logic với việc Lê Lợi ra Bắc và ngụy quân miền Bắc cộng với các thành phần khác mới quay trở lại theo Nghĩa quân Lam Sơn.
- Như vậy N Trãi khả năng 90% là gia nhập nghĩa quân vào năm 1426. Có thể ông ko làm quan cho nhà Minh. Nên sau này như Lê Sát vẫn tiến cử ông dạy cho vua Lê THái Tông. Vẫn có sự tôn trọng với ông dù 2 cha con hàng giặc nhưng ko làm quan cho nhà Minh,
- Lê Lợi thu dụng ông vì 1 lẽ đơn giản: 1, là ông có tài văn chương, 2 là ông dân m Bắc, có thể kêu gọi đồng hương ra hàng. Vì số ngụy quan cự lớn. Sử sách dạy trong trường học đã giấu điều tế nhị này,
2001:EE0:5205:2FD0:8CE5:78E6:6B62:F4B7 (thảo luận) 03:30, ngày 18 tháng 1 năm 2019 (UTC)
Bài thơ của N Trãi ca ngợi quan Tàu Trần Hiệp và ngụy quan Nguyễn Huân
Họa vần Trần Thượng thư đề nhà tranh của Nguyễn Bố chính
Lòng đền ơn nước còn hăng hái,
Dựng tạm gian nhà tranh để tự tìm khuây.
Từ tòa tử vi trở về, bóng hoa đã ngã,
Mộng kim môn tỉnh lại, sắp lặng tiếng đồng hồ.
Thú đàn thơ tao nhã quả thật đáng chuộng,
Hẹn thề vui vầy với thông cúc cũng chưa nguôi.
Đoán biết rằng rốt cuộc ông ấp ủ cái ý lo trước thiên hạ,
Sự nghiệp một đời rất đáng chiêm ngưỡng.
Đây là trong tập thơ của ông, Lê Tư cho rằng N Trãi làm quan cho Tàu, 1 chức nhỏ, nên ko được sử Tàu chép, sau gia nhập Lam Sơn. Cũng có lí của nó. 2001:EE0:5202:5D40:ED97:CB08:398B:6A69 (thảo luận) 03:54, ngày 28 tháng 1 năm 2019 (UTC)
- Đặng Tất cũng từng làm quan cho Minh, Lý Bí từng làm quan cho Lương. Không có gì lạ, không vì thế mà hao danh tiếng.Trungda (thảo luận) 09:10, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Bác tuy không viết được bài nào tốt, trình độ có hạn, nhưng em vẫn giải thích cho bác hiểu. Đăng Tất hàng, đúng, nhưng cái hàng đây không phải là đeo gông, bị trói cũi giải sang TQ như N Phi Khanh cha N Trãi.
Hàng ở đây là trường hợp khác, đối với các thế lực ở biên viễn, như Lam Sơn, Hóa châu, nhà Minh tạm thời chưa bình định được, nên chấp nhận hòa hoãn với các thế lực này, đợi xong xuôi là diệt trừ. Như Tào Tháo với Tây lương trong Tam quốc. Đối với Lê Lợi cũng vậy, nói là hàng nhưng vẫn là tạm thời hòa hoãn, hai bên không xâm phạm nhau.
2001:EE0:51D5:1B30:149F:F0F8:6724:D8D0 (thảo luận) 16:46, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC)
Quê
Ko hiểu có thế lực nào cứ muốn thay đổi quê N Trãi nhỉ ? quê ông ấy Lịch triều hiến chương loại chí viết rõ là người làng Nhị Khê rồi,...còn quê gốc ông ở Hải Dương thì chưa chắc, chưa rõ, tôi ko thấy nguồn nào quê N Trãi ở Hải Dương cả.
Hãy để quê quán cho đúng, quê gốc, gốc tích liên quan gì mà cứ biên vào nhỉ ? Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:15, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)
- Mỗi người có 1 tiểu sử khác nhau, xuất thân dòng họ với hoàn cảnh khác nhau. Ghi đủ thông tin để người đọc hiểu hơn về gốc gác đơn giản hay phức tạp về sự di chuyển của dòng họ hay "lai" huyết thống các vùng - cái này làm 1 luồng thông tin tham khảo thêm để đánh giá mức ảnh hưởng văn hóa.Trungda (thảo luận) 09:15, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)
Viết gì cũng được, nhưng phải có nguồn gốc, sách vở uy tín, chứ không nên viết không nguồn, hoặc các nguồn thứ cấp, không đáng tin cậy.
2001:EE0:51D5:1B30:149F:F0F8:6724:D8D0 (thảo luận) 16:47, ngày 5 tháng 1 năm 2022 (UTC) Theo sách Sơn Nam lịch triều đăng khoa khảo và Lịch triều đăng khoa bi khảo:
"Nhị Khê xã nhân, niên nhị thập thất, trưng Hồ Quý Ly, Canh Thìn, nguyên niên Thái học sinh, quan Ngự sử đài chính chưởng. Hồ mạt, Minh nhân Nam xâm, Lê Thái Tổ khởi nghĩa, tiến binh Tây đô. Bính Ngọ thu, công niên tứ thập thất, yết vu Lỗi Giang, hành dinh, hiến Bình Ngô sách, toại tham mưu duy ác, lũy tiến Hàn lâm thừa chỉ học sĩ. dịch ra là Người xã Nhị Khê, năm 21 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn đầu triều Hồ Quý Ly (1400) làm chức Ngự sử đài chính chưởng. Cuối đời Hồ, nhà Minh xâm lược nước ta, Lê Thái Tổ khởi nghĩa tiến binh Tây đô, mùa thu năm Bính Ngọ (1426) ông 47 tuổi đến dinh Lỗi Giang và dâng Bình Ngô sách, bèn được làm việc trong Bộ tham mưu, tiến lĩnh chức Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ..."
Các nguồn Lịch triều hiến chương loại chí, Sơn Nam lịch triều đăng khoa khảo và Lịch triều đăng khoa bi khả họ ghi quê Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Thường Tín,...không có nguồn nào bảo ở Hải dương cả. Đề nghị không sửa bài theo ý cá nhân.
Những người như Trungda thì cứ nói vòng vèo thế chứ không có nguồn gốc gì cả.
2001:EE0:5202:6810:C9E:63CB:F5EE:66AC (thảo luận) 00:24, ngày 4 tháng 5 năm 2022 (UTC)
Không rõ ai đi viết cái quote ngay khúc đầu bài vậy? A l p h a m a Thảo luận 06:40, ngày 26 tháng 10 năm 2022 (UTC)
- Theo như lịch sử trang thì là bạn Gia Phát, thêm vào tháng 12 năm 2021. – Băng Tỏa 00:43, ngày 27 tháng 10 năm 2022 (UTC)