Thảo luận:Đánh giá người Việt Nam/Lưu 1
Thêm đề tàiUntitled
[sửa mã nguồn]Bố cục của bài viết tạm ổn, nhưng nội dung sơ sài quá. Bạn HNN12 có thể bổ sung thêm nội dung không? Nal (thảo luận) 15:09, ngày 4 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Bài viết nói về một đặc tính của cả 85 triệu người, trong đó có thể có cả những người viết bài. Vì vậy yêu cầu khi viết lấy nguồn có chất lượng cao, kết quả của nghiên cứu tử tế, chứ không phải là cảm quan cá nhân, chụp mũ 1 số người thành cả 1 dân tộc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:31, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Đồng ý là bài này nói câu nào phải dẫn câu đấy :-D. Thái Nhi (thảo luận) 07:03, ngày 6 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Encyclopedia Britannica 1911
[sửa mã nguồn]Các thành viên quan tâm có thể tham khảo bài viết về người An Nam trong trang bách khoa toàn thư của Encyclopædia Britannica xuất bản năm 1911. Trích một đoạn[1]:
“ | người An Nam là loại người yếu ớt và xấu xí nhất trong các người Đông Dương trong đại chủng Á. Hắn ta cao không đầy giữa chừng và lùn hơn và thiếu mạnh khỏe hơn các láng giềng. Da hắn thì ngăm ngăm, đen hơn người Trung Quốc, nhưng trắng hơn người Campuchia...Mũi hắn không những là tịt nhất, mà còn là nhỏ nhất trong các chủng tộc Đông Dương. Mắt hắn thì hiếm khi chéo, miệng hắn thì rộng, còn môi hắn thì dày; răng hắn thì đen còn nướu thì đã bị phá hũy vì liên tục nhai trầu cau...Mặc dù thích nhàn hạ nhưng người An Nam chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng...Họ tỏ ra kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng họ không chân thật và không có cảm xúc mạnh. Họ yêu quê hương, xóm làng, và không thể ở xa nhà lâu ngày. Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện, một chút kiêu căng và giả dối. Nhìn chung thì họ hoà nhã, dễ chịu, và thậm chí là thờ ơ, nhưng đáng nói là họ có thể học rất dễ dàng. | ” |
NHD (thảo luận) 07:01, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Tôi không nghĩ là một văn bản năm 1911 có thể áp dụng cho năm 2013, nhất là vào thời gian đó thành kiến chủng tộc còn rất nặng nề trên thế giới nói chung. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:02, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Cái này thấy hay. Đọc thấy thô nhưng đúng. Người ngoài nhìn khách quan chứ suốt ngày thấy khen thông minh, chăm chỉ...mà vẫn bét bèn bẹt. Namnguyenvn (thảo luận) 08:04, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Người nước ngoài rất khách quan nên mới có chuyện họ nói chế riễu "da vàng bủng như vỏ chanh" và "cấm chó và người bản xứ vào công viên". Công nhận khách quan thật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:13, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Tôi viết để đọc cho vui thôi chứ dĩ nhiên các nhận xét kiểu phân biệt chủng tộc này từ 100 năm trước nói nhiều về những người đưa nhận xét hơn là về những người được nhận xét (it reveals more about those making these judgements than those being judged). NHD (thảo luận) 09:42, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bài viết dùng từ "Người Việt" như một chủ ngữ chính trong bài. Vậy ý người viết bài này có phải là tất cả người Việt đều như vậy sao?. Chẳng lẽ những dân tộc hay người khác không có những tính xấu này. Và người Việt bao cả các dân tộc sống ở Việt Nam lẫn người VN sinh ra và sống ở nước ngoài nữa sao. Thật là vơ đũa cả nắm va phiến diện hết sưc. Tôi dặt bảng dnb cho bài viết đầy tự ti này. PH thảo luận 07:22, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tôi thấy quá đúng rồi còn gì, nhất là thói quen sợ bị nói ra cái xấu của mình: Người Việt có thói xấu lớn nhất là sợ nói ra cái xấu của mình, ai nói ra cái xấu của mình thì coi người đó là kẻ thù.--Phương Huy (thảo luận) 08:01, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Những người Việt đó là ai, sao không có tôi, tôi cũng là người Việt mà ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:03, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Khov là người Việt điển hình. Namnguyenvn (thảo luận) 08:08, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Brum chắc cũng đồng ý với điều này?--Phương Huy (thảo luận) 08:14, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Thói quen nản nhất của người Việt là xếp hàng, đi rút tiền ở máy ATM mà mất gần cả tiếng mới xong vì cứ có người đến sau chen ngang vào. 123.20.37.63 (thảo luận) 09:05, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Không bách khoa. Nếu đề tài này có tính bách khoa thì mỗi dân tộc trên thế giới nên có 1 bài. Dân tộc nào cũng có tật tốt/xấu và không có nguồn hàn lâm nào chứng minh được đó là đặc điểm chung mang tính đặc trưng. Toàn là đánh giá nhận định theo cảm tính, không dựa trên nghiên cứu hay số liệu cụ thể nào. Lấy ví dụ thói ăn cắp vặt: đây là đặc điểm của một bộ phận thiểu số người thiếu thốn về tài chính, TQ, Thái Lan, Mã Lai, Indo, Đài Loan, Nhật Bản cũng có, đâu riêng gì VN? ~ Violet (talk) ~ 09:24, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nhận định của Violet hoàn toàn chính xác. Người Pháp có móc túi không, người Mỹ có xấu xí không... nếu phải viết thì phải viết "n" bài về "người z xấu xí" với n là số quốc gia trên thế giới và z là tên của tứng dân tộc đó. Đã là người thì phải có xấu và tốt. Có phải là Thánh cả đâu mà không xấu.PH thảo luận 10:19, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- A`, Trung quốc có sách( Người Trung Quốc xấu xí), Nga có sách (tiếng Nga cuốn Những người Nga kỳ cục), Mỹ có sách phê phán dân tộc họ cả đấy.http://chungta.com/tulieu/tu-lieu-tra-cuu/tinh_tu_phan_cua_nguoi_minh/default.aspx HNN12 (thảo luận) 04:19, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nhận định của Violet hoàn toàn chính xác. Người Pháp có móc túi không, người Mỹ có xấu xí không... nếu phải viết thì phải viết "n" bài về "người z xấu xí" với n là số quốc gia trên thế giới và z là tên của tứng dân tộc đó. Đã là người thì phải có xấu và tốt. Có phải là Thánh cả đâu mà không xấu.PH thảo luận 10:19, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Chỉ là một cụm từ, không bách khoa, không có tác phẩm nào nghiên cứu về nó. Không thể ví với tác phẩm "Người Trung Quốc xấu xí" vì đó là một tác phẩm nỏi tiếng. Vì thế, tôi treo biển: Độ nổi bật. --Двина-C75MT 10:42, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--
- Người Việt xấu xí đã được nghiên cứu từ cách đây cả trăm năm rồi. Có một số sách viết, báo chí chính thống đưa ra rất nhiềuHNN12 (thảo luận) 11:29, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Lý do suy diễn, ăn nói khơi khơi, dẫn chứng không có, lập luận à ơi. Không đủ lý do gỡ biển. --Двина-C75MT 15:20, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)--
- Có mỗi MT nói như vậy. MT nên im lặng để người mới tiếp tục sửa bài, không nên mới túm được đuôi voi đã vội phát biểuHNN12 (thảo luận) 13:00, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Lý do suy diễn, ăn nói khơi khơi, dẫn chứng không có, lập luận à ơi. Không đủ lý do gỡ biển. --Двина-C75MT 15:20, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)--
- Người Việt xấu xí đã được nghiên cứu từ cách đây cả trăm năm rồi. Có một số sách viết, báo chí chính thống đưa ra rất nhiềuHNN12 (thảo luận) 11:29, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Có tôi nữa, và tôi sẽ tiếp tục nói cho đến khi người viết bài đưa ra được một tập hợp những nghiên cứu tử tế, khách quan, thuyết phục và đầy đủ chứng minh là "người Việt xấu xí". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:31, ngày 9 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Ai nghiên cứu, nhiều thế nào, những sách nào, các nghiên cứu nào, viện khoa học nào, nhà khoa học nào nghiên cứu, có thể truy cập vào để xem quá trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, kết luận của những nghiên cứu đó hay không ? Đánh giá của giới khoa học và công luận về các nghiên cứu đó là như thế nào ? Có nguồn hay có thể truy cập để xem các đánh giá đó được không ? Và các nghiên cứu đó đưa ra vào năm nào, bây giờ còn phù hợp hay không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:24, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Sẵn nói luôn, mọi người viết bài nhớ cho cái chủ đề của bài này là nói về thói quen của một tập thể lớn hàng chục triệu người sống trên nước Việt Nam và cả ở hải ngoại, chứ không phải là về cá biệt một số người nào đó. Xin mọi người cẩn trọng trong việc dùng nguồn và cẩn thận không sa ngã vào cái thói vơ đũa cả nắm, quy chụp số ít thành cả cộng đồng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:03, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Những "nghiên cứu" đưa ra trong bài này toàn là có vấn đề. Một là viết từ trước đây cả trăm năm, lúc bối cảnh xã hội - lịch sử của VN khác xa so với bây giờ, và trong bối cảnh quốc tế là hiện tượng kì thị người châu Á vẫn còn đáng kể. Thứ hai, toàn là nguồn báo, bài báo, nhận xét cá nhân mà không dẫn chiếu từ khảo sát tử tế nào. Thứ ba, cái cuốn "tổ quốc ăn năn" là cái cuốn sách đáng bị
chửi bậc nhất, viết bởi 1 kẻ vong bản, phi dân tộc, hình như hắn cũng có dây mơ rễ má với cái đám tu sĩ nói cái câu "thà mất nước chứ không mất Chúa".Tôi buộc phải đặt vấn đề là người viết bài này có phải có ý định viết 1 bài mang tính học thuật, mở mang kiến thức theo đúng tinh thần wikipedia hay không, hay chỉ viết để thỏa mãn việc chửi 1 dân tộc và tính tự ti dân tộc ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:54, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Văn hóa lại là thứ khó thay đổi. Các đặc trưng về văn hóa là khó biến đổi[1].. Nhiều đặc điểm văn hóa vẫn còn đậm nét, đặc biệt trong xã hội khép kín tại Việt Nam. Việc tổng hợp các đánh giá, ý kiến của các chuyên gia (như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, gần đây như Dương Trung Quốc) và các phản ánh của báo chí chính thống trong nước là cần thiết. Phê bình và tự phê bình là cần thiết (Hồ Chí Minh). HNN12 (thảo luận) 04:13, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Nghiên cứu nào, khảo sát nào, thống kê nào cho thấy các đặc tính XYZ nào đó ở Việt Nam là chưa thay đổi, và những người thực hiện các hành vi XYZ là đại diện cho toàn bộ 85 triệu người Việt Nam ? Hay là chỉ nhìn thấy hình ảnh xấu xí của 1 số người thì nhảy vào quy chụp là cả nước VN nó thế ? Nghiên cứu về đặc tính của 1 tập thể sinh vật không phải là chuyện chơi, nhất là 1 tập thể có số lượng cực lớn và đa dạng về đặc tính hình thái và di truyền. Tôi nói thẳng, những bạn nào mơ tưởng về "tự phê bình" người Việt hay một dân tộc nào đó thì cần phải làm bài tập nhiều lắm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:33, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Người Việt hiện tại trên 90 triệu người rồi, nếu tính cả người Việt ở nước ngoài thì còn hơn. Nghiên cứu xã hội học khác với nghiên cứu vật lý và sinh học. Nghiên cứu xã hội học nhiều khi cần các chuyên gia phát biểu, tổng kết, đánh giá. Văn thơ chẳng hạn, người ta nói bài này bài kia là hay, là ý sâu sắc là bởi vì có các nhà phê bình văn học, phê bình thơ nhận xét, chứ không nhất thiết phải hỏi ý kiến số đông đọc thơ. Nghiên cứu các hiện tượng xã hội cũng vậy, phải có đội ngũ chuyên gia đánh giá, chứ không thu thập ý kiến của đa số người bình thường vì họ không có đủ thời gian và kiến thức để đánh giá. Còn vật lý đòi hỏi lặp lại thí nghiệm hàng nghìn lần và sử dụng thống kê. Khov nên đọc kỹ phần trong bài tôi viết hơn là cố tình không hiểu. Giữa ý kiến của KHov là Người Việt không có tính xấu nào với ý kiến của các ông chuyên gia nói rằng "người việt có nhiều tính xấu" thì chắc chắn ý kiến của chuyên gia phải đúng hơnHNN12 (thảo luận) 04:41, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Còn Khov cứ khăng khăng rằng phải đủ số lượng lớn mới khẳng định được. Vậy xin hỏi nhận xét về chủ nghĩa cộng sản, trên thế giới này còn mấy nước sử dụng, bao nhiêu nước từ bỏ? Nếu áp dụng lý thuyết số lớn như Khov nói thì chủ nghĩa cộng sản sẽ nên được đánh giá thế nàoHNN12 (thảo luận)
So sánh bậy bạ. Nghiên cứu về tính chất một bài văn, một bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật, một vật thể, một mô hình xác định khác xa với nghiên cứu về đặc tính chung của một nhóm cá thể. Những nghiên cứu về đặc tính của một tập thể, dù là khoa học tự nhiên hay xã hội, thì yêu cầu không vơ đũa cả nắm, lấy mẫu thì phải cân nhắc đến tính ngẫu nhiên của mẫu và đảm bảo cái mẫu đó thể hiện đầy đủ đặc tính chung của tập thể. Vì vậy không thể chấp nhận lấy cảm nhận cá nhân của 1 số người nào đó để quy chụp 1 tính chất cho cả một tập thể, và không thể lấy hành động của một nhóm cá thể để quy chụp cho cả những người còn lại. Có hiểu không ạ ? Xem ra trong số các "nhà phê bình" hay "nhà dân tộc học" thì có những người đã quên mất nội dung cơ bản về xác suất thống kê, hay nói đúng ra quên mất một nguyên lý cơ bản là vô lượng chúng sinh có căn trí bất đồng, không ai giống ai. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:57, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Cá nhân khác nhau nhưng họ cùng có chung một cộng đồng, một nền văn hóa, được /bị giáo dục theo cùng một cách nên thói quen, suy nghĩ giống nhau. Chuyên gia viết ra các sách báo được xuất bản, được kiểm nhận. Wiki này reference trên các ý kiến chuyên gia, trên sách báo, trên các nhận định viết trên sách báoHNN12 (thảo luận) 05:02, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Sai tập 2. Các trái nằm trên cùng 1 cây cũng không giống nhau. Học trò trong cùng 1 lớp tính nết cũng không giống nhau và thói quen, suy nghĩ chưa chắc là giống nhau. Nói tóm lại: ý kiến cá nhân, không dẫn chứng thống kê, khảo sát, sách báo xuất bản từ 100 năm trước, trong bối cảnh thành kiến kì thị chủng tộc còn chưa được giải quyết rốt ráo, cộng với 1 cuốn sách của 1 người vọng ngoại có khả năng liên quan tới nhóm "thà mất nước chứ không mất Chúa" của Hoàng Quỳnh. Bài viết nặng tính POV, tầm nhìn hẹp, không biết là viết ra với mục đích tuyên truyền hay là chịu ảnh hưởng vởi tư tưởng tự ti dân tộc và vọng ngoại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:10, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Khov quá bảo thủ và không chịu nhìn nhận cái vô lý của mình. Trước hết, wiki là nơi công nhận nguồn uy tín chứ không xét tới tính đúng sai (vì khái niệm đúng sai không vĩnh cửu, hôm nay đúng mai có thể sai). Thứ hai, bài này chỉ đưa ra các thói xấu, tính xấu, thiếu hẳn một vế tính tốt, thói tốt, nhưng cái đó nên để ở một bài khác. Thứ 3, nhiều điều trở thành chân lý không phải là do số đông mà do chuyên gia. Nói chủ nghĩa xã hội tươi đẹp cũng tương đương nói người việt có một số (hơn một) tính xấu, đều là các chuyên gia nói. Xem trong bài Tư tưởng Hồ chí minh chẳng hạn, toàn là phát biểu của HCM chứ có phải do quy luật số lớn nào đâu. HNN12 (thảo luận) 05:19, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Cái vô lý đó là có những người không phân biệt được việc phân tích, đánh giá một sự vật, sự việc cụ thể với việc đưa ra mẫu số chung của một nhóm nhiều cá thể khác nhau. Về bài này, nguồn mang tính học thuật kém hoặc không có, lỗi thời, tầm nhìn hẹp, ý kiến một chiều, không có phản biện. Và tệ hơn là nó thể hiện rằng cho thấy có những người thích vơ đũa cả nắm, đánh đồng cá mè một lứa, vơ hành động của 1 số người gán cho cả 1 tập thể. Còn việc mục từ về tư tưởng HCM hay CNCS nên viết và bố cục thế nào, thêm bớt ý gì thì qua đó thảo luận, sẽ có người đối đáp. Cảm ơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:29, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Thay vì cãi nhau, các bạn nên thống nhất từng đoạn đưa vào. Tôi đã nhắc 2 bên đây là đề tài nhạy cảm, đề cập đến yếu tố chủng tộc, vì vậy cần phải thống nhất từng đoạn rồi mới có thể đưa nội dung vào. Thái Nhi (thảo luận) 05:04, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Tôi nghĩ chủ đề có thể gây dị ứng cho một hai người chứ nhìn chung ở đây mọi người cũng đồng ý là phải nhìn nhận khách quan, chủ đề này nếu nhìn một cách thoáng hơn thì cũng không có gì nhạy cảm cả. HNN12 (thảo luận) 05:24, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Hình như thảo luận này đang được chính trị hóa. Nên tập trung vào chủ đề dnb của bài viết. Namnguyenvn (thảo luận) 05:58, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nghiên cứu về những cái xấu của người Việt thì có ông Vương Trí Nhàn đã từng nói nhiều, nhưng ông gọi là "thói xấu của người Việt". Cách gọi này chính xác hơn vì nó kể ra những cái chưa tốt, không nói tất cả người Việt xấu. Bài viết này phiến diện và một chiều, thiếu cơ sở khẳng định về những tính cách này là đa số. Đúng là "vơ đũa cả nắm".--Vietuy (thảo luận) 06:59, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Lạc đề
[sửa mã nguồn]HNN12 đang cố lấy lại đoạn tả ngoại hình của người Việt [2], trong khi bài viết này, cũng như câu ở trên đó chỉ nói đến tính cách mà không nói đến ngoại hình. Vì vậy phải xóa những chỗ nói về ngoại hình vì lạc đề.--Vietuy (thảo luận) 03:42, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Ăn cắp vặt, trốn vé, chặt chém du khách
[sửa mã nguồn]- Ăn cắp vặt: Thói quen ăn cắp vặt của người Việt đã trở nên báo động tại Nhật Bản. Theo nhiều người sinh sống tại Nhật Bản, người Việt thường có thói quen xấu ăn cặp vặt do túng thiếu trong cuộc sống. Sự việc xảy ra thường xuyên gây nhiều bức xúc buộc người Nhật phải treo biển cảnh báo. Có trường hợp Tổng giám đốc một công ty lớn ra nước ngoài cũng ăn cắp vặt.[1] Tháng 10/2011, một nhóm 8 người Việt Nam bao gồm 5 nữ và 3 nam đã bị toà án Singapore tuyên phạt tù từ 8 đến 18 tháng tù vì các hành vi liên quan đến trộm cắp tiền, điện thoại di động và các thứ vật dụng khác trị giá 13.000 SGD (gần 220 triệu đồng) tại các cửa hàng ở khu Chinatown, Bugis, Marine Parade, Raffles Boulevard… trong thời gian cuối tháng cuối tháng 8/2011.[2]
- Trốn vé: Hành động này đã và đang được rất nhiều du học sinh Việt phản ánh trên những diễn đàn hay blog cá nhân.[cần dẫn nguồn]
- Chặt chém du khách: Việc chặt chém du khách, đối với cả khách trong nước và nước ngoài,[3] là vấn đề nhức nhối hiện nay. Sầm Sơn Thanh Hóa là điển hình của tình trạng chặt chém du khách.[4] Những vụ việc “chặt chém” liên tiếp đối với khách nước ngoài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quảng bá, mời gọi du lịch.[5]
- ^ “Tại sao bà Hồng Phiếu phải từ chức tổng giám đốc Công ty Bia Huế”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Chẳng lẽ người Việt Nam đi đâu cũng phải 'đeo mo'?”. Phunutoday. 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Việt Nam 'xấu xí' trên báo nước ngoài”. MegaFun. 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Những chiêu lừa chỉ có ở Sầm Sơn - Thanh Hóa”. Báo Đất Việt. 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Bích Ngọc (1 tháng 5 năm 2013). “'Trò bẩn' 'chặt chém' du khách ở những thành phố lớn”. Báo Đất Việt. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp)
Nguồn không cho thấy những đặc tính này phổ biến ở người Việt mà chỉ phổ biến ở một nhóm nhỏ người Việt. BFriend (thảo luận) 17:13, ngày 14 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tên bài
[sửa mã nguồn]Tôi muốn thay đổi tên mà nôi dung bài vừa có thể nói xấu và tốt người Việt như đặc điểm, tính cánh hay thói quen của người Việt. Các bạn thấy sao. Namnguyenvn (thảo luận) 13:41, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Vậy bạn nên đổi tên bài thành "Những đặc điểm phổ biến của người Việt". Có lẽ bài sẽ dễ được chấp nhận hơn. BFriend (thảo luận) 02:16, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Có lẽ ngắn gọn là "Tính cách người Việt"? Có thể bổ sung thêm tính cách khác (cả tốt và trung tính). Như vậy sẽ là một nghiên cứu tổng hợp khá đồ sộ đấyHNN12 (thảo luận) 03:05, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bài này ngoài tính cách còn có tâm lý và tập quán. BFriend (thảo luận) 03:08, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tâm lý nữa thì quá rộng. Có thể là tập quá, chỉ xét trên khía cạnh so sánh với nước khác? HNN12 (thảo luận) 03:14, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Mình đã viết thì viết cho hết. BFriend (thảo luận) 03:15, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Thế thì một mình tôi không viết nổi:D Hi vọng có một project với nhiều người hứng thú tham gia thì tốtHNN12 (thảo luận) 03:17, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bạn tìm đọc những tài liệu của những người tham gia phong trào Duy Tân như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng hay những người sau này như Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim... Họ viết khá nhiều và khá sâu sắc về nhược điểm của người Việt. BFriend (thảo luận) 03:18, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Ok. Vậy để tôi xử lý. Nếu bạn nào đọc ở đâu có ý gì hay xin mời thêm vào bàiHNN12 (thảo luận) 03:23, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tên bài mới
[sửa mã nguồn]Đổi sang tên gọi này mà vẫn giữ nội dung cũ thì bài quá thiếu trung lập vì chỉ soi vào nhược điểm mà nói quá ít về ưu điểm. Mà nếu đã gọi là Những đặc điểm phổ biến của người Việt thì đưa luôn vào bài Người Việt là hợp lý nhất, không cần phải tách ra.--Vietuy (thảo luận) 04:08, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Bạn đừng lo, mấy bữa nữa cuối tuần rảnh, mình vào các báo đài tìm hiểu về các ưu điểm của người Việt. Chắc là dễ thôi! DanGong (thảo luận) 17:59, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Thì bạn thêm nội dung vào cho trung lập hơn. Ngồi đó kêu ca đâu cải thiện được gì. BFriend (thảo luận) 04:11, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nội dung về ưu điểm và nhược điểm là khá dài không thể nào nhập chung vào bài người Việt. Trân trọng mời các thành viên đóng thêm về mặt ưu điểm. TemplateExpert Thảo luận 06:33, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bạn nào muốn ca ngợi, "tự sướng" viết vào phần ưu điểm; muốn tự thú, xưng tội thì viết phần nhược điểm. Vậy là công bằng. BFriend (thảo luận) 06:35, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bạn nào bảo bài một chiều thì vào thêm ưu điểm. Namnguyenvn (thảo luận) 10:18, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tầm nhìn hẹp
[sửa mã nguồn]Xin chỉ ra lý do đặt nhãn tầm nhìn hẹp để ng viết có thể biết để nâng cấp bài? TemplateExpert Thảo luận 15:44, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Bài viết không cho thấy một cái nhìn tổng quát. Khối lượng ưu khuyết thiên lệch quá nhiều và đầy mâu thuẫn. VD: trên bảo tính cộng đồng cao xuống dưới bảo tính cộng đồng yếu kém. Trích dẫn lan man quá nhiều và dài dòng. Bài về người Việt mà hầu hết nguồn đều do người Việt tự đánh giá một chiều. Không trung lập, không khách quan, không ý kiến phản biện, tầm nhìn hẹp. ~ Violet (talk) ~ 18:24, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Bài viết với tiêu đề quá "mạnh" thuộc phạm trù xã hội học mà hình như không thấy 1 cái nguồn uy tín nào về lĩnh vực này. Đơn cử chữ "phổ biến" trong tiêu đề, thì chí ít trong bài cũng phải có được 1 nguồn thống kê với số liệu cụ thể nào chứ, cứ nhận xét chung chung mang tính cá nhân như "tui thấy phổ biến tính này, ổng thấy phổ biến tính kia", mà khi người đọc đặt câu hỏi phổ biến là tầm bao nhiêu % thì ngậm tăm hết tất cả các nguồn, thảo nào có nhiều thành viên cho rằng vơ đũa cả nắm. Trọng điểm cần chứng minh ở đây là ở chữ "phổ biến", vì nếu nói những tính cách xấu/tốt của người Việt thì hóa ra nó lại là tính cách chung của loài người mà ở đâu ta cũng có thể bắt gặp, chứ chẳng riêng gì ở Việt Nam mới có như thế, cho nên nguồn nên tập chung chứng minh điểm "nổi bật" của Việt Nam so với những nơi khác hoặc so với các đức tính khác, mà cụ thể phải bằng những nghiên cứu chỉnh chu chứ không phải những nhận xét ba hoa chích chòe rất trà đá vỉa hè, bâng quơ bằng 1 vài dòng hay 1 bài viết ngắn gọn. Bằng cách tổng hợp những nghiên cứu cỏn con thành 1 nghiên cứu hoành tráng thế này, thì bài viết hiện tại rất có thể sẽ trở thành 1 nghiên cứu chưa được công bố. majjhimā paṭipadā Diskussion 19:54, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nhiều bài về xã hội học nhiều người cứ yêu cầu phải lấy mẫu lớn. Mình đọc nhiều tài liệu bên đó mình thấy nhiều khi không hẳn vậy. Ví dụ, lấy các bài về đánh giá về tập quán, thói quen của nước ngoài viết về VN, chủ yếu vẫn là các chuyên gia lịch sử ở VN một thời gian, tự đánh giá tổng kết. Các nghiên cứu cấp nhà nước ở VN giờ cũng vậy, làm sao đòi lấy mẫu lớn hàng ngàn, hàng vạn người, chủ yếu vẫn là phỏng vấn chuyên gia, sau đó viết ra. Phỏng vấn chuyên gia trong xã hội học đã được công nhận là một phương pháp nghiên cứu chuẩn mực.
- Nếu bạn đòi tầm nhìn hẹp vì thiếu bằng chứng số đông, thì coi như các báo cáo nhân quyền, xã hội, kinh tế này nọ của các tổ chức quốc tế, các chính phủ vứt đi hết cả. Họ cũng chủ yếu dựa vào phỏng vấn và tài liệu thứ cấp để viết ra thôi HNN12 (thảo luận) 23:38, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- HNN12 hình như hơi coi thường các tổ chức này thì phải. Chính phủ phỏng vấn vài người là xong việc ư ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:56, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tôi rất đồng ý với bạn rằng khó có được nguồn đưa ra số liệu thống kê, đồng thời tôi ủng hộ phương án ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, nhìn lại nguồn hình như tôi chẳng thấy chuyên gia nào, mà chủ yếu là nhà báo. Chỉ thấy 2 người sáng giá là Nhất Thanh và Vương Trí Nhàn, nhưng rất tiếc người viết không/chưa tiếp xúc với cả 2 cuốn sách này. Với một thời gian sống ở VN tầm 20-30, bất cứ ai cũng có thể liệt kê cho chính mình 1 danh sách những tính khí khó ưa chung chung của người Việt, và khi đưa danh sách này cho người khác xem, cũng rất dễ dàng nhận được sự đồng tình từ họ. Và chỉ cần có thêm cái danh cộng tác viên báo chí thì dễ dàng có thể đưa nhận xét cá nhân của mình vào 1 bài viết bách khoa của wikipedia? Các nguồn kiểu này có thể xem như không đủ tin cậy trong lĩnh vực đang viết vậy, kể cả người phát biểu có là Dương Trung Quốc đi nữa, tôi vẫn cho rằng nó rất phiến diện, cá nhân và thiếu nghiên cứu nghiêm túc. majjhimā paṭipadā Diskussion 06:57, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Tôi không hiểu bạn có đọc bài không, nhất là phần Lịch sử nghiên cứu, mà bạn "dám" nói rằng chẳng có chuyên gia nào nghiên cứu về tính cách tốt xấu của người Việt. Bạn nói thế là xóa bỏ công sức của nhiều nhà sử học Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu tâm lý và văn hóa Việt Nam đấy. Cả 100 năm nay, người ta nghiên cứu từ lâu rồi, không đợi đến gần đây một số nhà báo và ông Vương Chí Nhàn nào đó khơi lại. HNN12 (thảo luận) 00:50, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Nếu bạn không đọc được thì mình copy lại nguyên đoạn (vẫn còn viết dài nữa) để bạn tham khảo, xem có nhắc tới hai chữ Dương Trung QUốc hay VCN nào đó không?
Nghiên cứu về thói quen của người Việt đã được các học giả phương Tây, đặc biệt là Pháp thực hiện từ khi thực dân Pháp bảo hộ An Nam. Tự phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ở đầu thế kỷ 20. Khi còn bỉnh bút cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kỳ "Đăng cổ tùng báo" [1] (1907) Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh giả nữ là Đào Thị Loan đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ "Đông Dương Tạp chí" trong hai năm 1913 và 1914, ông mở một chuyên mục mang tên là "Xét tật mình" lấy cảm hứng từ một câu của văn hào Pháp Emile Zola: "Nói hết, để biết hết, để chữa hết" (Tout dire pour tout connaitre, pour tout guérir) và giải thích thêm rằng: "Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện".[2]
Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Ðất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng có những nhận xét về tính cách phong tục người Việt.[3]
Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như "Việt Nam văn hóa sử cương" (1938) của Đào Duy Anh, "Văn minh Việt Nam" (1939) của Nguyễn Văn Huyên, "Việt Nam phong tục" (1915) của Phan Kế Bính...
1945 - 1975[sửa] Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ khoa học lịch sử có công trình "Xã thôn Việt Nam" (1959) và "Tìm hiểu tính cách dân tộc" (1963) của Nguyễn Hồng Phong[4].
Sau năm 1975[sửa] Tính cách của con người Việt Nam còn là đề tài của nhiều bài viết trên các báo và tạp chí[5]. Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ tâm lý học có các công trình nghiên cứu của Đỗ Long, Vũ Dũng, Phạm Minh Hạc như "Những nghiên cứu tâm lý học" (2007) của Đỗ Long, "Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục" (2004) của tập thể tác giả hội viên Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam do Phạm Minh Hạc chủ biên.
Tiếp cận giá trị truyền thống của dân tộc và nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ giá trị học có tác phẩm "Về giá trị và giá trị châu Á" (2005) của Hồ Sỹ Quý, "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (1980) của Trần Văn Giàu.
Nghiên cứu văn hóa Việt Nam có "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" (1996), của Trần Ngọc Thêm, "Việt Nam - văn hóa và con người" của Nguyễn Đắc Hưng...
Về nhược điểm của người Việt, ở ngoài Việt Nam, gần đây có cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" (2001) của ông Nguyễn Gia Kiểng và cuốn "Văn Hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21" (2001) của Lê Thị Huệ nêu lên nhiều khuyết điểm của người Việt. Nhà xuất bản Thanh niên cũng xuất bản sách "Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu" (2009) của nhiều tác giả.[6][7].
HNN12 (thảo luận) 01:00, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Xim lỗi các bài viết của các cụ Vĩnh, cụ Anh, cụ Huyên, cụ Bính,... viết cách đây cả trăm năm rồi, xã hội, hoàn cảnh, nhu cầu, cách nhìn của Việt Nam và thế giới khác xa bây giờ. Đem các tài liệu nghiên cứu về một xã hội thuộc địa nữa phong kiến áp cho xã hội thế kỷ 21 ư ? Còn cái cuốn "Tổ quốc ăn năn" xin lỗi tôi không coi vào đâu, bởi vì tác giả của nó là một kẻ vong bản, liên hệ chặt chẽ với nhóm "thà mất nước chứ không mất Chúa" của Hoàng Quỳnh (tổ quốc ăn năn ? ăn năn cái gì ?). Còn phần "tập quán" thì toàn chơi nguồn báo chí, bài báo nhận định cá nhân, đem tệ nạn của 1 số du khách, Việt kiều áp cho cả dân tộc. Xin lỗi chứ muốn làm nhà dân tộc học hay muốn làm Lỗ Tấn tái sinh không có dễ đâu. Tuy nhiên nếu các bạn cứ muốn nói người Việt xấu ABCXYZ và thiên đường hóa người nước ngoài thì tôi cũng không làm gì được. Nhưng thứ nhất, vọng ngoại tắc ngu, và thứ hai, đừng bắt tôi và những người Việt tử tế chịu chung cái nhãn với những người chen lấn, xô đẩy, xả rác, ăn cắp vặt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:08, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Tôi chỉ nói với bạn HNN thế này, bạn nên nắm cái trọng điểm tôi nêu ở trên đó là sự "nổi bật" ở các tính cách, tức là tính cách gì, xấu tốt ra sao, phổ biến như thế nào, sau đó bạn soi xuống đoạn mà bạn ngỡ rằng tôi không biết đọc nên trích ra ở trên, và bạn tự rút ra kết luận. Nên thêm 1 tính của người Việt nữa là không bao giờ có thể thảo luận ra ngô ra khoai, thiếu sự duy lý theo 1 trình tự logic, và ưa đi lạc đề. Tôi ngừng đây:) majjhimā paṭipadā Diskussion 16:39, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Vấn đề thì có những người có cái tật là, khi người ta dán biển "forum" hay gạch thảo luận lạc đề thì nhảy vào nói là "đuối lý nên bịt miệng", "không dám thảo luận", khổ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 21:06, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Vậy thì Khov đóng góp vào phần ưu điểm. Có ai bắt phải viết về nhược điểm đâu. Trong bài đâu có chữ nào nói về người nước ngoài đâu mà Khov lo "vọng ngoại tắc ngu". Xấu sai thì sửa. Đâu phải nhìn nhận khuyết điểm là vọng ngoại. Khov nói chỉ là ngụy biện theo kiểu khi bị người khác chỉ ra cái xấu thì trả lời thằng khác cũng thế. Thằng khác thế nào kệ nó, cứ nhìn bản thân mình mà cải tiến đi đã.BFriend (thảo luận) 07:18, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Nhược điểm của một nhóm người nào đó chứ không phải của tôi. Tôi không ăn cắp vặt, không thuốc lá, không rượu chè, không xả rác, xếp hàng tử tế, đi học đi làm đúng giờ,... và tôi thấy rất rất nhiều người Việt cũng thế. Cho nên đừng có thấy cái tệ nạn xã hội nào thì cũng hô hoán lên là "thấy chưa, thấy chưa, người Việt XYZ thấy chưa". Nghe oải lắm. Nhất là nó càng vô nghĩa hơn khi cái "tệ nạn" đó hóa ra là "nạn toàn cầu", ở đâu cũng thấy, thế mà cứ cố gắng biến nó thành nạn đặc trưng, đặc tính của Việt Nam. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:38, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Viết dĩ nhiên phải có nguồn. Khov yên tâm. BFriend (thảo luận) 09:45, ngày 20 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Cấu trúc bài
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ nên biến mỗi nhược điểm thành 1 tiểu mục rồi đưa đánh giá của các học giả về nhược điểm đó vào tiểu mục tương ứng. BFriend (thảo luận) 17:38, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tục ngữ và tập quán
[sửa mã nguồn]Người Việt xưa duy trì những tập quán quan trọng, tổng kết ở các câu răn dạy quan điểm sống sau[9]:
- Đói cho sạch, rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề: Nghèo, đói nhưng phải lấy lễ nghĩa, đạo đức làm trọng.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Miếng ăn miếng nhục; Miếng ăn quá khẩu thành tàn… Ăn uống phải nhìn xung quanh, không chỉ biết có bản thân mình, phải biết giữ ý tứ, thể diện. Không thể để bị khinh, để mang nhục chỉ vì miếng ăn.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở: Từ việc ăn, cho đến việc nói và làm; đều phải học, không có gì tự nhiên mà đến.
- Uốn cây từ thuở cây non, dạy con từ thuở con còn thơ ngây: để hình thành nếp sống văn hóa, thói quen tốt thì gia đình và nhà trường, xã hội phải dạy dỗ trẻ ngay khi còn nhỏ. Người lớn cũng thấy được sự ảnh hưởng của mình để làm gương cho trẻ em.
- Tiên học lễ, hậu học văn: Đề cao lễ nghĩa, đạo đức của con người mà ta cần phải học trước khi học về kiến thức. Đây là cái gốc để hình thành nhân cách tốt của mỗi con người, và rộng ra của một xã hội văn minh.
- Đi một đàng học một sàng khôn: Càng được đi ra ngoài xã hội, ra thế giới càng có cơ hội để học tập, học những điều tốt, điều hay; để từ bỏ những thói hư, tật xấu.
- Trên kính, dưới nhường; tôn sư trọng đạo: đó là một trật tự xã hội mà con người phải tuân thủ.
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Dạy ý thức vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp, hình thành thói quen tốt sẽ có tác động tốt đến đời sống của gia đình (rộng ra là xã hội).
- Lá lành đùm lá rách.
- Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời;
- Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư;
- Không thầy đố mày làm nên;
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Tục ngữ và tập quán là 2 thứ khác nhau. Không thể đánh đồng. Bolocom (thảo luận) 10:24, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Không ai có ý kiến khác tôi sẽ xóa đoạn này. Bolocom (thảo luận) 15:28, ngày 21 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Nguồn
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đưa vào các đánh giá của các học giả hay các nghiên cứu xã hội học, dân tộc học. Không nên dùng nguồn báo chí để các bạn khác khỏi nói này nói nọ. Bolocom (thảo luận)
Phần gây tranh cãi
[sửa mã nguồn]Người Việt hay có những hành vi "khiếm nhã", tạo nên hình ảnh "người Việt xấu xí" khi đi du lịch ở nước ngoài.[1]
- Văn hóa xếp hàng: Hành động chen lẫn, xô đẩy là thường thấy ở người Việt [2], giẫm đạp, tranh cướp [3] [4] [5].
- Xả rác: Người Việt hay xả rác lung tung. Trong mắt bạn bè quốc tế, nhiều du khách Việt thích vứt rác bừa bãi.[6]
- ^ “Những du khách Việt "xấu xí"”. Chùa Kim Quang. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Những du khách Việt "xấu xí"”. Báo Lao Động. 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp) - ^ Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp, Báo Đất Việt.
- ^ Nhức mắt cảnh chen lấn, giẫm đạp ở lễ hội Việt, Vietnamnet, ngày 22 tháng 02 năm 2013.
- ^ Lại giẫm đạp tranh ấn, cướp lộc đền Trần, Dân Việt.
- ^ “Khi người Việt 'xấu xí' ở nước ngoài”. VietNamNet. 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|accessdate=
(trợ giúp)
Phần này tôi để ra, có lẽ cũng nên phải viết lạiHNN12 (thảo luận) 11:51, ngày 22 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Tên bài
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ tên bài hơi rộng, gồm nhiều vấn đề quá, mà không đủ sức viết. Có thể là "Nghiên cứu về tính cách người Việt" thì thích hợp hơn. Vì các dẫn chứng trong bài cho tới hiện tại là các nghiên cứu đánh giá về tính cách người Việt HNN12 (thảo luận) 00:24, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Bạn mở ra tính cách còn chết nữa, vì nó thiên về bên trong, không nhìn thấy được, đòi hỏi phải có nguồn là những nghiên cứu xã hội thực sự, chứ không phải chỉ là những bài báo. Tôi đã trình bày ý kiến ở trên, là nên đặt tên bài là "Những thói quen xấu phổ biến của người Việt". Chủ đề này nói về các hành vi, thấy được ở mức độ phổ biến, có như thế bạn mới có thể dùng các nguồn mô tả được. Những thói quen xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, tranh cướp quà tặng, chen lấn khi xếp hàng... là những hành vi, là thói quen xấu chứ không phải tính cách, như thế bạn dễ trình bày (vì nó thấy được), dễ có nguồn (có rất nhiều bài báo đề cập), và đi vào thực trạng mà không bị trách là "vơ đũa cả nắm", trung lập, ít tranh cãi. Thái Nhi (thảo luận) 01:59, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Thay tên bài
[sửa mã nguồn]Bài đã được sửa lại tên, mời các thành viên đã bỏ phiếu dnb vào cho ý kiến. Thanks HNN12 (thảo luận) 03:34, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Xin nói thêm, bài viết này vì mới ra đời được 7 ngày, đang treo biển "đang viết" thì có người đòi vào biểu quyết xóa, nên trong quá trình biểu quyết, không tránh khỏi việc sửa đi sửa lại, bổ sung. Một đề tài hay và thú vị, không thể làm xong trong 1 2 tháng. Việc các BQV và thành viên yêu cầu đòi xóa và thay đổi này nọ rất được hoan nghênh nhưng xin hãy thể hiện tinh thần wiki hơn là vì mục đích nào khác (như kiểm soát nội dung). HNN12 (thảo luận) 03:57, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Chú thích
[sửa mã nguồn]Tầm nhìn hẹp (2)
[sửa mã nguồn]Tôi thấy hiện tại bài viết:
- Có nguồn nước ngoài đánh giá (từ điển bách khoa Anh)
- Đã có cả nguồn từ trước 1945, tới sau 1945.
- Hầu hết các nguồn báo chí đã được bỏ
- Tất cả đánh giá đều đến từ một học giả, chính trị gia nổi tiếng hoặc đăng trên các trang báo uy tín.
Vì vậy, mời bạn nào treo biển tầm nhìn hẹp có thể biện luận tiếp nó hẹp ở một phạm vi và thiếu phổ quát ở chỗ nào. Để tôi tiện bổ sung, sửa chữa. Tuy bài viết sẽ bị xóa nay mai, nhưng vì tôi sẽ đem nó xác nhập (theo ý kiến của nhiều người xóa) nên cần phải sửa chữa cho hợp lý và đạt chuẩn.---Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 17:07, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Các vấn đề như sau:
- Nguồn từ điển BK Anh xuất bản trước Thế chiến thứ 1, chỉ mang tính đánh giá 1 thời điểm, không bao quát đặc điểm chung. Tuy nhiên có còn hơn không.
- Việc chia mốc đặc điểm theo 45-75 tôi thấy không hợp lý. Đây là mốc lịch sử-xã hội, không phải mốc đặc điểm tính cách dân tộc. Bên cạnh đó, phần lịch sử nghiên cứu nội dung liệt kê các tác phẩm liên quan, vốn dĩ phù hợp cho đề mục Sách tham khảo/đọc thêm hơn là liệt kê giới thiệu từng tác phẩm.
- Phần ưu điểm nêu rất nhiều đặc điểm của người Nam Bộ mà không có Bắc-Trung Bộ, nếu gây chênh lệch có lẽ không nên đưa vào. Sử dụng nhiều thành ngữ làm cả đoạn mang đậm tính văn chương.
- Quan trọng nhất, như đã thảo luận nhiều lần, phần nhược điểm (cũng là phần gây tranh cãi nhất) tập trung liệt kê quá nhiều trích dẫn, cái nào cũng dài nhưng rời rạc. Không có tính tổng hợp chung.
Cuối cùng, nếu sát nhập nên giản lược tối đa. ~ Violet (talk) ~ 17:59, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Trả lời các vấn đề:
- Ngoài từ điển BK Anh nó còn có của ông Shapiro, Zinoman và hai tác giả người Việt xuất bản ở nước ngoài (trong phần chuyên khảo) nên tôi tạm tính đã đủ tư liệu nước ngoài nói về mảng này.
- Việc chia theo mốc thời gian tôi thấy là nên vì mỗi thời kì có một chính sách văn hóa-xã hội khác nhau. Hầu như trong nghiên cứu khoa học đều chia theo kiểu này, tác giả chia vậy là hợp lý.
- Tôi sẽ thêm vài đoạn nói về đặc điểm người miền Bắc và tôi cũng đồng ý ta nên loại bớt hoặc viết lại cho gọn một số đoạn ca ngợi người miền Nam vì quá UNDUE.
- Phần nhược điểm nêu trích dẫn tôi nghĩ là đúng; vì nhất thiết không thể để chen ngang quan điểm của thành viên Wikipedia vào. Nhất thiết, người đánh giá phải có uy tín ở một mức nào đó, tôi sẽ nghiên cứu sửa luôn.
Đề nghị Violet theo sát các mục này, vì bạn tham gia rồi nên tôi sẽ dựa vào nó để tính coi nó có sự đồng thuận hay là không.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 23:42, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)
- Chúng ta còn lại tầm 16 ngay để sửa, tôi nghĩ đây là một khoản thời gian cũng tương đối dài, tôi sẽ dành ngày một vài tiếng vào Wiki; hy vọng bạn cũng vậy.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 00:01, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Trong phần "ưu điểm" có một số đoạn lại nói về "nhược điểm", tỉ như tính cộng đồng và tình nghĩa khi ở mức độ cực đoan. Phải chăng nên chuyển sang phần nhược điểm và, dĩ nhiên, thêm chú thích ? Về nguồn bách khoa Anh, nói thẳng ra nó thể hiện tư cách của người đánh giá hơn là người bị đánh giá. Không phải là tôi phỉ báng những người biên soạn BKTT, nhưng thời đó vấn nạn về thành kiến chủng tộc còn nặng nề và ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến các chuyên gia. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 00:26, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Tôi vẫn mâu thuẫn trong việc chia mốc và nội dung, đặc biệt là ở giai đoạn 45-75: nếu bảo mỗi thời kì có chính sách văn hoá-xã hội khác nhau làm đặc điểm người Việt khác nhau thì nó phải khác nhau ở cả hai miền dưới hai chế độ khác nhau, còn gom lại làm 1 nói chung chung thế này thì mốc thời điểm đó có ý nghĩa gì. Không rõ là các bài viết/đánh giá đó dành cho miền nào dưới chế độ nào, hay bài đang mặc định rằng đặc điểm cả hai miền đã bị thay đổi như nhau? Điều này tạo nên sự không rõ ràng. Riêng nếu lấy mốc 75 tách biệt chiến tranh/hoà bình phát triển đến nay thì còn hiểu được. Phần nhược điểm nêu trích dẫn là đúng nhưng cần cô đọng, hiện nay tóm lược đã đỡ hơn trước nhiều nhưng lúc này, trích dẫn của Trần Trọng Kim lại còn nêu cả ưu trong phần nói về khuyết. Chú thích trang không nên đưa vào nội dung bài. ~ Violet (talk) ~ 02:01, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Thêm một ít tài liệu:
- http://love.vjol.info/index.php/TLH/article/view/7603/7113
- http://aut.vjol.info/index.php/phil/article/view/6516/6175
- http://www.htp.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/3440/3347
HNN12 (thảo luận) 12:19, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Tôi đang sửa, hiện thời không có thời gian để hồi đáp các câu thảo luận. Xin kiên nhẫn.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 02:18, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bài viết ngộ quá
[sửa mã nguồn]Không biết ở đây có bao nhiêu người đi khắp 4 phía Việt Nam rồi mà viết chủ đề kì quái thế. Thậm chí nói đến đặc điểm thì nhiều ngành nghiên cứu, bài này như có để chửi rủa. Bài viết này xóa thì hơn, không thì sửa lại như vầy nha: da vàng trắng hơn dân châu Phi và màu đen hơn Tây hết!
Đánh giá theo địa phương --> 6. Tính toán giỏi nhưng thường thấy chỉ làm ăn nhỏ thôi.
Trong bài viết về người An Nam trong bách khoa toàn thư của Encyclopædia Britannica xuất bản năm 1911 đã từng viết: Những thói hư của họ gồm có cờ bạc, hút thuốc phiện Thực tế thì do không có casino nên cờ bạc chơi lẻ tẻ thôi, còn thuốc phiện thì do đặc điểm địa lý vùng miền nơi đó phải có cây đó là loại dược liệu, cũng tùy đứa thích hút hay không thôi. Xoay cân đối quanh cân bằng 05:19, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Bài viết này không dùng để giải thích, tô hồng hay bôi đen. Nó chỉ phản ánh lại những gì người khác (tuyệt đối không phải là Wikipedia) đánh giá và đã xuất bản qua các kênh uy tín. Tôi không hiểu ý bạn "da vàng trắng hơn dân châu Phi và màu đen hơn Tây hết"?? Chắc là là tiếng Việt của tôi dạo này bị kém?--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 07:03, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Khảo sát ý kiến về việc nhập mục Ưu điểm và Nhược điểm
[sửa mã nguồn]Qua ý kiến của Thái Nhi và mấy thành viên nữa, tôi thấy rằng việc chia đặc điểm tính cách thành hai mục ưu và nhược điểm là điểm gây tranh cãi nhất. Ban đầu tôi không đồng ý với nhận định trên, nhưng mấy ngày nay cố gắng đọc và sửa thì tôi thấy những ý kiến của những người phản đối cũng có ý đúng là vì một đặc điểm của 80 triệu người thì cần phải khái quát, không nằm bó hẹp trong một địa phương hay không gian nào, hay của một cá nhân nào. Bài viết hiện tại đọc quả thực không biết là ai là ý chính hay khai quát nữa. Cái nữa là tôi thấy nhiều đặc điểm tùy người sẽ đánh giá là ưu hay nhược như đặc điểm chuộng ngoại chẳng hạn.
Tôi đề xuất cái dàn bài là mình gộp chung ưu và nhược lại, rồi chia nó thành hai mục gồm "Đặc điểm chung" và "những đặc điểm mô tả thêm". Phần đặc điểm chung ta sẽ dùng công thức là bất cứ đặc điểm nào có 3 nguồn hàn lâm nêu sẽ được tính là một đặc điểm chung; còn những nhận định riêng của các tác giả thì ta cho vào mục "những đặc điểm mô tả thêm". Mọi người thấy thế nào?.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:19, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã cố công đóng góp, dạng chủ đề này thì viết kiểu gì cũng có khe hở, dù bạn có viết hoàn hảo thì cũng vậy thôi. Chẳng hạn như nếu nói tích cách người Việt là truyền thống yêu nước được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên cứu (văn chương, thơ ca), đặc biệt giai đoạn Chiến tranh Việt Nam với nhiều phân tích khoa học cũng như trên các mặt báo chí có tiếng. Tuy nhiên cá nhân tôi nghĩ rằng không có học giả nào rảnh tới mức (hoặc có nhiều kinh phí và thời gian để đi) hỏi từng người Việt Nam có yêu nước với số lượng 80-90 tr con người rồi đi đến kết luận là đa số yêu nước. Về nghiên cứu nói chung, người ta thường dùng phương pháp suy diễn logic với đề tài dạng xã hội, văn hóa, tức là dựa trên các quan sát hay các tiền đề đúng để đi đến kết luận chung về một vấn đề gì đó. Chẳng hạn với truyền thống yêu nước thì chúng ta có lịch sử hàng ngàn năm đánh giặc, giữ nước, đoàn kết chống giặc,... người ta dựa vào đó kết luận người Việt có tinh thần yêu nước nồng nàn. Trong Wikipedia thì tôi được biết chỉ dựa theo nguồn chứ không hề nhắc tới việc đúng sai của nguồn. Việc phân tích để có kết quả đúng với chủ đề xã hội, tôi tự tin tuyên bố chẳng có 1 báo cáo của bất kỳ học giả nào là chính xác với tỉ lệ cực cao (trong khoa học tự nhiên thì có thể, chẳng hạn tìm số PI với độ chính xác khá cao). Cái chúng ta đi tìm luôn là dạng sự thật hoàn hảo (perfect truth) nhưng rất tiếc đa số nghiên cứu chỉ là dạng sự thật tạm thời (provisional truth) hoặc sự thật mức độ chấp nhận được (acceptable truth) tính tới thời điểm nghiên cứu. Tóm gọn lại, Wikipedia Tiếng Việt có lẽ thật bá đạo nếu yêu cầu phải tìm perfect truth. Điểm khó đề tài xã hội luôn là thống kê lượng lớn để mang lại sự tin cậy. TemplateExpert Thảo luận 08:50, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Nếu có thể theo cá nhân tôi, bạn chỉ nên rút gọn bài này không quá 20 dòng ghi chung nhất về tính cách 2 miền kèm theo toàn bộ nguồn hàn lâm. Sườn bài có thể: 1. 2-3 câu mở đầu ngắn đi thẳng vào chủ đề 2. Các đặc điểm chung, gom tốt xấu làm 1 chỉ mục, chỉ gom tính toàn chung nhất toàn bộ 2 miền vào với mọi thời đại, cụ thể:
- Tinh thần yêu nước
- Tinh thần đoàn kết
- Truyền thống coi trọng giáo dục
- Dối trá, khoác lác
- Ích kỷ, chủ nghĩa các nhân
Chỉ cần ghi dạng sơ khai là đủ. Nếu không được nữa thì đành chịu vậy, bản chất Wiki là dựa theo con người, con người thế này thì bài viết và sự đóng góp thế ấy, không gì phải quá bận tâm. PS: Người phản biện có lẽ luôn hạnh phúc và sung sướng hơn người viết. TemplateExpert Thảo luận 09:01, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Quả là tôi đang cố tìm phương pháp tốt nhất các bên chấp nhận được. Mấy ngày nay ngày nào tôi cũng vào đọc bài này, đi tìm tư liệu để viết nhưng thực sự bế tắc. Vì vậy tôi sẽ chờ thêm ý kiến của các bên tham gia bài này rồi tự đề đạt cái dàn bài cụ thể xem sao. Bài viết này còn 12 ngày nữa để sống.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:11, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Nếu như tôi nhớ đúng thì từng có trường hợp nguồn (sách in, không phải tự xuất bản) bị thảm sát không thương tiếc với lý do là lỗi thời/cực đoan/quan điểm thiểu số/... Bởi vì cái vụ này có đả động đến đa số/thiểu số/thống kê nên tôi muốn hỏi thêm các bạn về tiêu chuẩn nguồn có thể dùng trong bài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:04, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Theo Khov thì cần bao nhiêu người Việt yêu nước trong tổng số hơn 90tr (và nhiều chục triệu đã mất trong thế kỷ 20) thì tính cách này mới có thể ghi trong bài? Bạn có thể gợi ý về phương pháp thống kê? TemplateExpert Thảo luận 09:08, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- @Alphama: đừng có móc ngoéo như vậy, tôi hỏi như thế chỉ đơn giản là vì từng thấy có những trường hợp người ta có nhắc tới sự "đúng sai" của nguồn, chính tôi đã bị dính một lần bên wiki Anh với cáo buộc nguồn lỗi thời và mang nặng tính tuyên truyền. Tôi không có ý nói người gạch nguồn của tôi là đúng hay sai, nhưng vì những gì thấy và nghe như thế nên tôi mới lăn tăn về chuyện "nguồn nào có thể và nên dùng", nhất là ở những bài có thể gây tranh cãi. Bạn Alphama đã hiểu ý tôi rồi chứ ạ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:17, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Thì yêu cầu nguồn hàn lâm, phải có thống kê lượng lớn (hình như 99% đến 100%) thì phải, phải từ năm 2014 (có thể năm 2015 cho chắc, cho mới) trở đi, phải có tâm trạng tự tin với dân tộc? Khov từng chứng kiến cảnh đó ở Wikipedia tiếng Anh có thể gợi ý được không? À từ ý kiến của Khov tôi tổng kết đây này: "Ghi nhận nỗ lực và công sức lớn của người viết bài nhưng với tình trạng phần lớn nguồn là lỗi thời + báo chí cảm tính + không dẫn ra nghiên cứu thống kê nào + viết với tâm trạng tự ti dân tộc". Có gì không đúng, bỏ quá cho, xin góp ý. TemplateExpert Thảo luận 09:21, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Nếu như ý kiến của Alphama chỉ là tổng kết từ ý của tôi thì có lẽ tôi không cần phải để tâm đến ý của bạn Alphama nữa. Vì ý tôi tự tôi biết lấy, không cần người khác phải lặp lại như cái máy ghi âm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:39, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Tôi cũng đang thắc mắc nếu bạn đã biết câu trả lời thì hỏi làm chi, haizz. TemplateExpert Thảo luận 10:22, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Nguồn dùng trong bài này phải thỏa một trong các yêu cầu sau
- Đầu tiên phải là nguồn kiểm chứng được (tác giả, nhà xuất bản...) có đầy đủ.
- Tác giả phải là người có uy tín, có thể một nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu có uy tín hoặc ít nhất là Thạc sĩ chuyên ngành xã hội học, nhân học, lịch sử...
- Nơi xuất bản phải là nơi chuyên ngành, hoặc có uy tín ví dụ tạp chí Tâm lý học hay Tuần Việt Nam.
- Nguồn sách được dùng, tham khảo, trích dẫn ở chừng 2 tư liệu kiểm chứng được khác nhau.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:11, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Nếu mà bài phức tạp quá thì thôi xóa đi cũng được, đỡ mất thời giờ mọi người HNN12 (thảo luận) 10:14, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Đặt đặt biển xóa trong bài thì bài sẽ xóa ngay lập tức mà không cần biểu quyết, xóa hay không tùy bạn, nếu xóa cũng khá nhanh và để ai thích xóa hài lòng cho dzui. TemplateExpert Thảo luận 06:11, ngày 7 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Hỡi những người chỉ biết nhìn vào mặt trái, hãy đọc cái này và xem cái này. --Двина-C75MT 10:04, ngày 9 tháng 10 năm 2013 (UTC)--
- Bài này đánh giá cả ưu điểm và khuyết điểm của người Việt mà chứ đâu phải chỉ nói đến khuyết điểm. Sao bạn lại nói là chỉ nhìn mặt trái? Bạn có thể dựa vào 2 link đó để viết thêm ưu điểm vào bài mà. Pakon111 (thảo luận) 10:30, ngày 9 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Hiện giờ thì nó thế. Nhưng ban đầu thì mục đích viết bài và nội dung viết bài chỉ là cố chứng minh cho luận điểm "người Việt xấu xí". Nhờ bị hạch nên nó mới chuyển tông sang thế này. Xin các phản biện gia đừng cãi, tôi đã nói nhiều lần và tôi không ngại nói thêm lần nữa, nếu các phản biện gia viết bài này với tâm trạng " Việt Nam ta chỉ có một màu ABC" thì đừng trách tại sao gạch đá lại bay vèo vèo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:35, ngày 9 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Một bài viết mới lúc đầu khó tránh khỏi sự thiên lệch nhưng nhờ sự bàn thảo và phản biện của cộng đồng thì bài viết ngày càng cân bằng hơn. Đó là chuyện rất bình thường của Wiki. Dù sao thì người ta cũng sửa lại cho cân bằng bài viết rồi mà. Pakon111 (thảo luận) 10:44, ngày 9 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Phát triển bài
[sửa mã nguồn]Tôi đã sửa cho bài có cấu trúc tốt hơn. Các bạn cứ tiếp tục phát triển bài dựa vào cấu trúc này nha. Chỉ nên đưa ý kiến của những trí thức có uy tín vào để bảo đảm chất lượng bài viết. Toiyeunuocviet (thảo luận) 16:51, ngày 19 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Rất nhiều tài liệu cách đây hàng chục thậm chí cả trăm năm, trong khi xã hội con người luôn biến động, có dùng được không đây ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:15, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Bạn Khov chỉ ra tài liệu nào cũ rồi bàn tiếp thì vì nói thế? TemplateExpert Thảo luận 14:21, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tài liệu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim có đủ tiêu chuẩn để coi là cũ hay không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:23, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tôi thấy trong bài toàn sách mới xuất bản không à. Đánh giá trước năm 1945 không đưa Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu vào thì đưa ai vào hả bạn ? Đưa Khov vào nhé:DToiyeunuocviet (thảo luận) 14:24, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- À mà thời nào đánh giá đó, nếu không thì dùng sau này cũng được? PS: không nhịn được cười. =)) TemplateExpert Thảo luận 14:30, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tôi còn định đưa Nguyễn Trường Tộ, Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... vào nữa. Trước năm 1945 người ta nói về thói xấu của người Việt nhiều lắm. Toàn là những trí thức tên tuổi nói ra chứ không phải hạng lôm côm nên không sợ bị ném đá.Toiyeunuocviet (thảo luận) 14:33, ngày 20 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Sẽ bị ném đá nếu như dùng những tài liệu đó để cố chứng minh là người Việt từ xưa tới nay vẫn xấu như vậy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:33, ngày 21 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Bài nên có bổ sung đánh giá từ bên ngoài. Còn Khov thì còn phần ưu điểm rất tiềm năng sao không khai thác nhỉ? --Namnguyenvn (thảo luận) 09:11, ngày 21 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bài được giữ cho nên các bạn ném đá thế nào cũng thế thôi, có khi càng tốt. Hi vọng chê nhiều vào, ném đá nhiều vào để bài phát triển tốt hơn và Wiki tăng cột depth. TemplateExpert Thảo luận 09:58, ngày 21 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tham khảo
[sửa mã nguồn]Đánh giá của Phan Châu Trinh
[sửa mã nguồn]Có rất nhiều đánh giá của Phan Châu Trinh được đưa vào bài viết này. Nhưng có những ý kiến không cần thiết và không "chuẩn" theo yêu cầu của bài. Ví dụ như đánh giá sau đây:
“ | (…) Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức, trong một làng một ấp cũng xâu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn; cho dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giả phỏng Chính phủ cho mượn dăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, muốn gì thì làm, chỉ độ dăm năm thật là báo thù lẫn nhau, đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong cái thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa ? ... |
” |
(Thư gửi Toàn quyền Đông Dương ngày 1 tháng 10 năm 1906)
Hoàn cảnh đưa ra đánh giá này là năm 1906 và chỉ có tính chất nói về một thời gian nhất định, không nói lên toàn bộ đặc điểm nhiều thế kỷ. Phan Châu Trinh viết là "Nước Nam đã lâu nay", ông không viết là "xưa nay". Ở đoạn dưới, ông viết "Than ôi! Nước Nam bây giờ". Những nhận xét này là nhận xét về nhất thời chứ không có ý bao quát như Phan Bội Châu ở trên, do đó nên loại bỏ.
“ | (…) Từ nhiều thế kỷ, người phương Tây đã đạt được sự phát triển lớn lao, họ đặt chân dần dần trên khắp mặt địa cầu. Nơi đâu có chỗ cho một con tàu cập bến, nơi đâu con người có thể tới, đều thấy dấu vết những bước chân của họ. Nơi nào họ tới, họ đều mang theo nền văn minh, nền thương mại, cả quân đội của họ. Nơi đâu họ đã yên vị, họ đều áp đặt nền chính trị, truyền bá học vấn và sự khôn ngoan của họ. Họ không bo bo giấu diếm khoa học cho riêng họ mà luôn luôn tìm cách giúp các dân tộc khác cùng được lợi. Khi mở mang trí tuệ cho những dân tộc này, họ đã dìu dắt người bản xứ từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường cho đến khi đạt được trình độ cao ngang họ, ngang hàng mà không hề đòi hỏi một lời cảm ơn... Đó là điều diễn ra bình thường khi những người Âu châu gặp một dân tộc thông minh am hiểu họ. Nhưng cũng lại có những dân chúng đối lập với mọi sự tiến bộ, những con người thù địch với mọi ánh sáng, đã lấy tay tự bịt mắt mình để khỏi phải nhìn thấy ngọn đuốc của văn minh. Những con người này yêu sự quê mùa thô thiển, lạc hậu của họ hơn mọi thứ, họ không muốn từ bỏ những thói quen hàng nghìn năm, họ ngủ cho đến giờ ăn trưa và chỉ thích nằm ườn ở trên giường. Và những người Âu châu, khi nhận ra sự đờ đẫn đó, đã bỏ mặc họ với căn bệnh cố hữu mà họ đã mắc phải. Và để cai trị những người này, họ đã định ra những luật lệ riêng: đối với những người man rợ, phải áp dụng những luật lệ man rợ. ... Một số trong chúng ta có may mắn được học tiếng Pháp, mới chỉ viết được dăm ba câu, nói được vài ba chữ, đã tưởng rằng nắm được hết các môn khoa học của những vị thầy của mình. Không ai có thể vỗ ngực cho mình đã đạt tới đỉnh cao của khoa học, và khi mới chỉ bước chân vào ngưỡng cửa của những điều huyền bí của khoa học là đã có thể trở thành người hướng đạo cho đồng bào mình trên con đường cao quý của sự tiến bộ. Thật đáng thất vọng ! Phải chăng sự tiếp xúc qua nhiều thế kỷ với nước Trung Hoa đã dập tắt trong chúng ta mọi sinh khí tới mức chúng ta chỉ còn là những con rối cho các “chú thân thiết của mình” giật giây?[2] |
” |
(Hiện trạng vấn đề viết năm 1907)
Hai đoạn đầu toàn nói về người phương Tây, không phải người Việt. Hai đoạn sau cũng chỉ là ý kiến nhất thời về một bộ phận người Việt thời Pháp thuộc. Vì thế ý kiến này cũng không nên đưa vào bài viết.--Vietuy (thảo luận) 04:21, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bài tựa của Phan Châu Trinh viết cho sách "Hợp quần doanh sinh thuyết" cũng là đánh giá nhất thời trong hoàn cảnh cụ thể, không có tính chất bao quát về đặc trưng người Việt.--Vietuy (thảo luận) 04:26, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bài này cho thấy ở thời điểm đó có người đánh giá như vậy chứ không hề nói rằng bất cứ đánh giá nào là luôn luôn đúng. Toiyeunuocviet (thảo luận) 06:53, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Những nhận xét khác và phần lớn ý kiến của những người khác đều có độ khái quát cao, chỉ có những đoạn dài của Phan Châu Trinh không hợp lý vì có tính thời điểm. Đã là nhận xét phải chọn lọc, không phải vơ vét tất cả những nhận xét không xác đáng với một bài mang tính bách khoa.--Vietuy (thảo luận) 07:48, ngày 4 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tham khảo
[sửa mã nguồn]Trích dẫn
[sửa mã nguồn]Phần /* Từ bên ngoài */ cần xóa bỏ trích dẫn ý kiến của Viện Nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ vì không thể tìm được nguồn primary. Báo VN không đáng tin và nhiều khả năng dịch lại từ fake news trên mạng (trích dẫn 45). Trích dẫn 46 đề là từ nguồn BBC nhưng lại là một bản PDF trơn không có nguồn gốc, không thể tìm lại từ BBC và nhiều khả năng là giả mạo. Vuthuong.99 (thảo luận) 03:54, ngày 10 tháng 7 năm 2020 (UTC)
Từ khi nào bài này biến thành bộ sưu tập lời bình trích dẫn, mỗi trích dẫn dài từ 1 đến vài đoạn (có cái dài đến 3 đoạn liên tục)? Tiếp theo là quá nhiều đánh giá của cùng 1 tác giả. Trích dẫn quá dài được xem là vi phạm bản quyền và làm giảm tính bách khoa của bài. Bài viết sai nguyên tắc chú thích nguồn tham khảo:
“ | "Khi chú thích nguồn tham khảo, cần chú ý đến thái độ trung lập. Quy định này mang ý nghĩa rằng, dù là một nguồn gốc đáng kính trọng, bài viết vẫn cần phải tóm tắt bài nghiên cứu đó, chứ không nên bày ra vài trích dẫn chọn lọc hay trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh để ủng hộ một quan điểm nào." | ” |
Tôi đặt biển trung lập và cần dọn dẹp cho bài. Vui lòng không gỡ biển cho đến khi đạt được đồng thuận về việc chất lượng bài đã được cải thiện. ~ Violet (talk) ~
- Vấn đề là thế này, có những người cố biến bài viết này thành nơi để tố khổ và bôi đen người Việt, mục đích của họ là cố vẽ ra một người Việt thật là xấu xí, càng xấu họ càng khoái. Viết với cái tâm tưởng như vậy thì 1000 năm sau cũng đừng mơ tạo ra cái bài trung lập. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:45, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Violet nói có lý. Tôi sẽ bỏ thời gian tóm tắt các đoạn trích trong bài. Bạn nào có thể làm được xin làm giúp. Phải có tinh thần xây dựng bài viết mới phát triển được.LunarX (thảo luận) 05:49, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- 3 ngày sau nếu không ai sửa chữa tôi sẽ biên tập lại và cắt phần lớn các trích dẫn sai quy định trong bài. ~ Violet (talk) ~ 16:05, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Hiếm khi thấy Vi nhúng tay vô mấy cái bài dạng này, bạn thử xem. TemplateExpert Thảo luận 16:26, ngày 28 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Violet cho tôi thêm ít ngày. Phan Châu Trinh là một nhân vật quan trọng nên tôi cần thời gian nghiên cứu các tác phẩm của ông này để tổng hợp lại các đánh giá của ông ấy về con người và xã hội VN lúc đó. LunarX (thảo luận) 14:51, ngày 30 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Phan Châu Trinh cho dù là một nhân vật quan trọng, nhưng quan điểm, nhận định của ông cũng là cá nhân, đối với một vấn đề bách khoa mà nói, trích dẫn để chứng minh cho nhận định đó, từ 3-5 câu đã là nhiều. ~ Violet (talk) ~ 15:08, ngày 30 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Bài viết cần giới hạn lại. Viết thế này thì không bao giờ đầy đủ được. --Namnguyenvn (thảo luận) 02:34, ngày 31 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Tôi cũng đã nêu ý kiến ở trên, bài đưa nhận xét của Phan Châu Trinh quá nhiều, mà phần lớn những ý kiến không có tính chất bao quát, chỉ là nhận xét tại thời điểm nhất định về biểu hiện tại một giai đoạn nhất định của người Việt. Một bài viết bách khoa không thể ôm tất cả vào bài viết được.--Vietuy (thảo luận) 07:50, ngày 4 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Tôi đã nêu rõ lý do sửa đổi và cần dọn dẹp lại bài từ nửa tháng trước, đồng thời cũng đã có một số đồng thuận ở trên. Việc dọn dẹp là để nâng cao chất lượng bài, vui lòng các tác giả không sở hữu bài viết. Nếu thêm lại các nội dung cắt bỏ vui lòng vào thảo luận tiếp nhé. Các sửa đổi phục hồi làm giảm chất lượng bài sẽ bị lùi lại. ~ Violet (talk) ~ 10:26, ngày 11 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Tôi cũng đã nêu ý kiến ở trên, bài đưa nhận xét của Phan Châu Trinh quá nhiều, mà phần lớn những ý kiến không có tính chất bao quát, chỉ là nhận xét tại thời điểm nhất định về biểu hiện tại một giai đoạn nhất định của người Việt. Một bài viết bách khoa không thể ôm tất cả vào bài viết được.--Vietuy (thảo luận) 07:50, ngày 4 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Bài viết cần giới hạn lại. Viết thế này thì không bao giờ đầy đủ được. --Namnguyenvn (thảo luận) 02:34, ngày 31 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Tôi đã bỏ gần hết các trích dẫn. Đề nghị Violet không tiếp tục lùi sửa. Bimbom (thảo luận) 10:27, ngày 11 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Phần của Vương Trí Nhàn quá dài và khó hiểu nên tóm ý. TemplateExpert Talk - Help 04:11, ngày 12 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Đã tóm và bị phục hồi 3 lần. ~ Violet (talk) ~ 04:17, ngày 12 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Thành viên Bimbom lại tiếp tục đưa vào các đánh giá dài dòng của Vương Trí Nhàn làm giảm chất lượng bài. ~ Violet (talk) ~ 12:47, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Đã tóm và bị phục hồi 3 lần. ~ Violet (talk) ~ 04:17, ngày 12 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Phần của Vương Trí Nhàn quá dài và khó hiểu nên tóm ý. TemplateExpert Talk - Help 04:11, ngày 12 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tôi thấy chẳng có gì dài dòng. Bạn đang cố tình phá hoại bài viết bằng cách xóa đi những ý quan trọng của bài. Tôi sẽ đưa bạn ra BQV nếu còn tiếp tục. Bimbom (thảo luận) 12:55, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Cái bệnh rất nặng của nhiều người ở trên wiki này và ở ngoài xã hội, đó là mơ tưởng mình là Lỗ Tấn, Nam Cao, mở miệng ra là chửi người xứ mình, nước mình bằng nhiều từ khó nghe, bằng mọi cách gán ghép đủ thứ tật xấu cho người dân mình mà không chịu tìm hiểu và động não xem cái thói xấu đó là của thiểu số hay của đa số, là thói tật chung của con người hay là thói tật đặc trưng của một cộng đồng nào đó. Tôi không ngại nói thẳng, các bạn tự xem lại mình có đủ trình độ và hiểu biết để làm Lỗ Tấn hay không, hay các bạn chỉ là những con châu chấu mới nứt mắt đã bắng nhắng lên đài, không biết gì mà cứ đòi làm thầy đời. T.B.: tôi không rút lại những lời nói trên, ai thấy vi phạm thái độ văn minh cứ việc kiện và xử phạt, tôi sẽ chấp hành án phạt đầy đủ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:22, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Khov nói gì cũng được, miễn là có tinh thần xây dựng, đừng làm ảnh hưởng bài viết. Bimbom (thảo luận) 14:29, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
So sánh 2 phiên bản của tôi và Violet
[sửa mã nguồn]Đánh giá của Vương Trí Nhàn
[sửa mã nguồn]Phiên bản của tôi:
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn cho rằng nhiều người Việt mang mặc cảm, tự ti vì tin rằng dân tộc mình không bao giờ đạt đến trình độ hiện nay của nhân loại từ đó sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc rằng tuy "không có cái phần hơn hẳn thiên hạ nhưng mình lại có cái khác". Vương Trí Nhàn cho rằng tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông. Người Việt còn có những thói xấu khác là thiếu chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống rất bộc phát hồn nhiên.[1] Người Việt tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác, ít có khả năng đặt mình vào vị trí người khác[2], có tầm nhìn ngắn hạn, thiếu suy nghĩ, chỉ biết trước mắt, hiện tại, bỏ qua luân thường, đạo lý, phép tắc xã hội, sống thiếu lý tưởng, kêu ngạo, thấy mình là trung tâm, cứ bắt người khác phải theo ý mình.[3][1]
Cũng theo ông người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh và tầm nhìn ngắn hạn "bất chấp quy luật miễn là được việc; chỉ lo hiệu quả, còn cái giá của nó thì không cần biết".[4] Trong kinh doanh người Việt chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt nhưng lại dễ bị lừa. Đây là một quán tính lâu đời. Theo quan điểm của Vương Trí Nhàn, "cái xấu người Việt có rất nhiều và tựu trung lại một đó là sự tham và gian".[1]
Trong quan hệ với nước ngoài thì người Việt quen nghĩ rằng những tai vạ của mình là do nước ngoài mang tới. Trong mắt người Việt, họ thường là là kẻ thù nhiều hơn là đối tác nên e ngại, hạn chế tiếp xúc với người ngoài. Chính vì thế người Việt thiếu kinh nghiệm quan hệ với thế giới bên ngoài, quen sống co lại, ít có khao khát ra thế giới, tìm hiểu thế giới. Người Việt càng co lại càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để hội nhập với thế giới và hiểu thế giới. Tuy vậy, người Việt Nam hôm nay lại thích nghi nhanh, học nhanh nhưng đó lại là cái học, cái thích nghi hời hợt, dễ dãi chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa. Chính vì vậy nhiều khi người Việt chỉ hớt váng, hớt lấy cái phần hời hợt, nhiều khi thứ văn hóa hạ cấp của nước ngoài[4] và như Vũ Trọng Phụng đã nói: "Mọi tư tưởng từ ngoại quốc đến Việt Nam đều bị người Việt làm hỏng"[2].
Vương Trí Nhàn cho rằng người Việt chỉ thích được người khác khen và ghét những ai nói ra cái xấu của mình[2][1]. Ngay cả khi người khác chê mình hợp lý, người Việt cũng thấy khó nghe[1] vì người Việt tính cách trẻ con nên thích khen, nặng óc hư danh, tâm lý mang nhiều ảo tưởng. Chính vì thế người Việt hay tự ái, được khen thì vỗ tay vào còn bị chê thì bực dọc khó chịu, tìm mọi cách chối bỏ[1] hay quanh co bịa ra lý do để chống chế vì thế càng khiến sai lầm, thói xấu đó nhiễm sâu hơn vào đời sống xã hội.[3] Đó là sự dối trá cần lên án[1]. Hơn nữa, nhiều người Việt hiện nay không có nhu cầu tự nhận thức, xem lại mình là người như thế nào, đặt mình trong thời gian, không gian cụ thể thì sẽ ra sao.[1] Nói tóm lại, theo ông, cả xã hội Việt Nam "đóng băng trong sự tự khen thưởng".[2]
Theo Vương Trí Nhàn thì sự độc lập cá nhân của người Việt trong tư duy, lối sống, cách hành xử chưa cao, nặng về bản năng và tự phát, ít lý trí nhưng lại được người Việt bênh vực và tự hào. Còn xã hội Việt Nam chưa trưởng thành vì chưa đạt đến "sự phân tầng cao và kết cấu phức tạp mà hợp lý".[4]
Ông cho rằng chính vì có quá nhiều thói xấu nên người Việt không thể phát triển.[1] Nhưng người Việt hiện nay lại mất đi hệ thống miễn dịch với thói hư tật xấu nên không thể nào sửa chữa được[1]. Thậm chí người Việt biết những thói xấu của mình nhưng không muốn sửa đổi vì đã "mất đi dây thần kinh xấu hổ".[3]
Phiên bản của Violet:
Còn nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn cho rằng nhiều người Việt mang mặc cảm tự ti từ đó sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc "không có cái phần hơn hẳn thiên hạ nhưng mình lại có cái khác". Vương Trí Nhàn cho rằng tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông; người Việt còn có một thói xấu là thiếu chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống rất bộc phát hồn nhiên.[1] Người Việt còn tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác,[2] kiêu ngạo, "thấy mình là trung tâm".[1]
Cũng theo ông người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh "bất chấp quy luật miễn là được việc; chỉ lo hiệu quả, còn cái giá của nó thì không cần biết".[4] Theo quan điểm của Vương Trí Nhàn, "cái xấu người Việt có rất nhiều và tựu trung lại một đó là sự tham và gian",[1] suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại.[3]
Vương Trí Nhàn cho rằng người Việt chỉ thích được người khác khen. Ngay cả khi người khác chê mình hợp lý, người Việt cũng thấy khó nghe.[1] Người Việt thường quanh co bịa ra lý do để chống chế vì thế càng khiến sai lầm, thói xấu đó nhiễm sâu hơn vào đời sống xã hội.[3]
Theo Vương Trí Nhàn thì sự độc lập cá nhân của người Việt trong tư duy, lối sống, cách hành xử... chưa cao.[4]
Ông cho rằng tất cả những thói xấu này sẽ cản trở sự phát triển của dân tộc Việt Nam.[1]
Đánh giá của Nguyễn Lân Dũng
[sửa mã nguồn]Phiên bản của tôi:
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều người Việt đang tự hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền, biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.[5] Điều này do đời sống xã hội thiếu dân chủ khiến cái xấu không được chỉ đích danh. Điều này thể hiện cả trong khoa học như nhà sử học Dương Trung Quốc đã phải thốt lên Việt Nam có một nền sử học vô nhân xưng.[5]
Ngoài ra còn có không ít người mắc căn bệnh "cuồng địa vị". Điều này gắn liền với sự thiếu gương mẫu và thoái hoá của quan chức nhà nước các cấp. Tình trạng này là do bộ máy nhà nước thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài mà chỉ ưu tiên bổ nhiệm Đảng viên vào các chức vụ.[5]
Theo ông người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.[5]
Tóm lại, theo ông, có 5 tính xấu phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".[5]
Phiên bản của Violet:
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều người Việt đang tự hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền, biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.[5]
Ngoài ra còn có không ít người mắc căn bệnh "cuồng địa vị". Điều này gắn liền với sự thiếu gương mẫu và thoái hoá của quan chức nhà nước các cấp.[5]
Theo ông người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.[5]
Tóm lại, theo ông, có 5 tính xấu phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".[5]
Đánh giá của Trần Đình Thiên
[sửa mã nguồn]Phiên bản của tôi:
Phó giáo sư Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển dựa trên con trâu, cái cày, và con người quá bền vững, tồn tại quá lâu, giúp người Việt xử lý nhiều cuộc chiến tranh nên khó phá vỡ. Vì phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh, nên người Việt luôn cảnh giác với mọi thế lực từ bên ngoài và những sự thay đổi mới bên ngoài. [6] Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường "có thói quen qui lỗi ngắn hạn, qui cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia".[6].
Phiên bản của Violet:
Phó giáo sư Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển quá bền vững dựa trên con trâu, cái cày và con người cho nên luôn cảnh giác với những sự thay đổi mới bên ngoài. [6] Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường "có thói quen qui lỗi ngắn hạn, qui cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia"[6].
Các bạn đọc và so sánh sẽ thấy rất nhiều nội dung bị Violet cắt xén, bóp méo.Bimbom (thảo luận) 16:07, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- "Phiên bản của Violet" mà bạn nói không chỉ mình tôi sửa mà bao gồm một số tóm lược của Alphama. Ví dụ đoạn cuối câu tôi sửa ban đầu vốn là: [Phó giáo sư Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì "Mọi luồng gió mới từ bên ngoài vào luôn được đón nhận với một tâm lý cảnh giác cao độ."]. ~ Violet (talk) ~ 16:36, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Đồng ý. Xin lỗi người đẹp về điểm này. Thế Violet đã thấy có quá nhiều nội dung bị cắt xén, bóp méo chưa. Tôi đồng ý là phải rút gọn câu chữ nhưng tôi phản đối cắt xén, bóp méo nội dung đánh giá của các tác giả.Bimbom (thảo luận) 16:39, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Hết hạn khóa bài tôi sẽ khôi phục những nội dung bị bóp méo, cắt xén. Bimbom (thảo luận) 06:55, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Thảo luận đi đã. Đừng có tự ý làm 1 mình khi chưa có đồng thuận thống nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:29, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Đã chỉ rõ ràng những chỗ bị cắt xén, bóp méo. Có thấy ai ý kiến ý cò gì đâu. Bimbom (thảo luận) 08:38, ngày 15 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Đúng là bạn Violet cắt xén nội dung quá nhiều. Có chỗ bị bóp méo, vặn nguồn nữa. Khi bài này hết hạn khóa mình sẽ khôi phục những chỗ bị cắt xén, bóp méo. Wiki không chấp nhận kiểm duyệt mà có vẻ một số BQV cứ dùng đủ mọi cách loại bỏ các nội dung mình không thích ra khỏi bài viết. Bảo quản viên mà còn làm vậy thì nói gì thành viên. BQV mà đi ngược lại nguyên tắc của Wiki như vậy thì tôi chẳng hiểu nổi hồi xưa làm sao các bạn được bầu nữa!Toiyeunuocviet (thảo luận) 15:16, ngày 20 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tôi không phải rối của ai hết. Nhưng thấy phần tranh cãi này, nếu Violet không nêu được lý do tại sao xóa, mà bên Bimbom có đầy đủ nguồn, thì cứ đưa phần đầy đủ nguồn vào. Đề nghị Violet cho ý kiến tại sao xóa, nếu hợp lý thì xóa thôi, còn nếu không thì cũng không thể kéo dài thời gian như vậy Faagfdfafddsafsadfsafsafwers (thảo luận) 00:24, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Nội dung mới thêm vào
[sửa mã nguồn]Tôi thấy có dấu hiệu của việc vặn nguồn, đồng thời nguồn chỉ là lời phỏng vấn, suy nghĩ đơn thuần của một người, hoàn toàn chưa được công bố rộng rãi. Tuấn Út Thảo luận 00:40, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Đoạn nào vậy bạn? Vặn nguồn là thế nào? Faagfdfafddsafsadfsafsafwers (thảo luận) 00:43, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Đó là lý do của tôi. Mời bạn thực hiện theo Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia. Cám ơn Tuấn Út Thảo luận 00:53, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Lý do của bạn không rõ ràng. tóm lại đoạn mới thêm vào là đoạn BomBim thêm vào hay tôi thêm vào. BQV phải ăn nói rõ ràng thì người ta mới biết đường mà lần chớ. Còn vụ bạn biết rõ tôi là thành viên nào thì mời ra Kiểm định tài khoản đi, đừng có viết cho Violet như vầy gây mâu thuẫn nội bộFaagfdfafddsafsadfsafsafwers (thảo luận) 01:05, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Việc bạn là ai có liên quan gì đến mâu thuẫn nội bộ?. Tôi có nói bạn là rối của ai đó chăng? Tuấn Út Thảo luận 01:18, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tôi nói rằng "Đoạn mới thêm vào" mà bạn cũng không hiểu sao?. Đoạn bạn mới thêm vào ấy. Còn đoạn của Bimbom thì mời bạn đem ra dùm luôn vì nó đang tranh chấp nội dung nhé. Cám ơn Tuấn Út Thảo luận 01:16, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
You are wasting your time. Có rất nhiều đoạn mới thêm vào. "Đoạn" khác "phần". Xem lại lịch sử bài thì bạn biết tôi thêm nhiều "câu" mới. Tóm lại bạn đang làm mất thời gian của mọi người. Faagfdfafddsafsadfsafsafwers (thảo luận) 01:19, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Còn tranh chấp nội dung của phần Bimbom đưa vào, đã đưa ra cả một tuần nhưng có không có ai đưa ra ý kiến phản bác. Đóng phần đó lại để save time Faagfdfafddsafsadfsafsafwers (thảo luận) 01:20, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Ok, xem như tôi sai khi dùng từ không chính xác. Tôi đang nói là nội dung mà bạn mới thêm vào. Còn riêng phần của Bim bom thì mời bạn đọc giúp tôi đoạn này ha. Khi đọc xong chắc bạn sẽ tự hiểu. Tuấn Út Thảo luận 01:29, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tuấn Út nói: "Tôi thấy có dấu hiệu của việc vặn nguồn". Xin chứng minh vặn nguồn chỗ nào. Không thể nói mà không cần phân tích, dẫn chứng như vậy được. Tuấn Út nói nguồn "chưa được công bố rộng rãi". Những bài viết này được đăng trên các báo Tuần Việt Nam, Giáo dục... rất nhiều người đọc. Chúng ta đang thực hiện đúng quy trình giải quyết mâu thuẫn. Đề nghị Tuấn Út tiếp tục thực hiện quy trình này bằng cách thảo luận nghiêm túc. Timmi (thảo luận) 14:18, ngày 24 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Nguyễn Thị Lan Phương
[sửa mã nguồn]Theo ghi chú trong bản pdf tôi down về thì đây là Thạc sĩ học viện Ngân Hàng. Xét về trình độ, tính chuyên môn, độ nổi bật và ảnh hưởng, nhân vật này có gì đặc biệt mà đánh giá của người này được đưa vào WP? Không phải bất cứ văn sĩ nào từng có bài lên báo liên quan đến đánh giá về người Việt đều được đưa vào cho bài thêm phong phú. ~ Violet (talk) ~ 06:20, ngày 27 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Thạc sỹ học viện ngân hàng không có nghĩa là phải làm ngân hàng, có thể là khoa Triết học, hoặc Mác lê HVNH. Việc xuất bản lên tạp chí người ta đánh giá theo chất lượng bài viết nữa, chứ không đơn thuần là tên tuổi. Các tạp chí nước ngoài thì càng không care về ai là người viết, vì quá trình quyết định bài đăng hay không là quá trình blind-review (che tên tác giả). Mời bạn tham khảo ở đây https://en.wikipedia.org/wiki/Peer_review Ttvtms (thảo luận) 09:53, ngày 27 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Xin trích lại nguyên tác 1 số quy định chỉ rõ tại WP như sau:
- "While it is important to account for all significant viewpoints on any topic, Wikipedia policy does not state or imply that every minority view or extraordinary claim needs to be presented along with commonly accepted mainstream scholarship."
- Với các đánh giá của các nhân vât lớn hiện có đầy trong bài, ý kiến lẫn vai vế của bà này chỉ là thứ yếu, nguồn cũng độc lập và duy nhất. Không đủ mạnh để có chỗ đứng trong bài. ~ Violet (talk) ~
Việc đánh giá tên tuổi lớn để nói rằng ý tưởng của người có tên tuổi nhỏ không đáng được đưa vào thì chưa chắc đã đúng. Tên tuổi nhỏ nhưng ý tưởng tốt thì vẫn được chấp nhận. Hơn nữa việc coi thế nào là tên tuổi lớn hay nhỏ cũng mang tính chủ quan của mỗi người. Tôi nghĩ ý kiến về cách làm việc theo kiểu tiểu nông của người Việt là ý kiến mới, các vị tiền bối chưa đưa ra, vì cách làm việc tiểu nông trước kia không phải là vấn đề, chỉ là vấn đề trong hoàn cảnh ngày nay khi VN tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ý kiến này nên được đưa vào.
Còn thế nào là mainstream scholarship chắc bạn và tôi cũng không hiểu rõ ràng Ttvtms (thảo luận) 00:13, ngày 28 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Xin cũng lưu ý là ở đây có ba ý của hai tác giả khác nhau, chỉ có ý 1 la của NTLP mà thôi Ttvtms (thảo luận) 00:15, ngày 28 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Tham khảo
[sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j k l m n o Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têngdvn
- ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têntranthanh
- ^ a b c d e 3 câu hỏi của ông Vương Trí Nhàn giúp giới trẻ tránh "vết xe gian dối", Báo Giáo dục Việt Nam, 06/06/2013
- ^ a b c d e Nâng trình độ sống để thích nghi - phát triển, Vương Trí Nhàn, TuanVietNam, 16/01/2009 23:36 GMT+7
- ^ a b c d e f g h i Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát..., Thứ hai 13/05/2013, Báo Giáo dục Việt Nam
- ^ a b c d Hàn Quốc đã thành công, ta vẫn loay hoay, Tuần Việt Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2013.
Thể chất
[sửa mã nguồn]Nếu theo tên hiện nay thì nội dung bài mới chỉ đề cập đến phần tình cách. Một nửa còn lại, phần thể chất, chưa được đề cập chút nào.--Paris (thảo luận) 19:36, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)
Nếu bạn có thông tin thì thêm vào. Motoro (thảo luận) 20:05, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)
Đi siêu thị
[sửa mã nguồn]Bài viết sau đây đã thể hiện đầy đủ bản chất và nhân cách của người Việt, cần cập nhật vào bài. Bài là lột tả được hai tố chất chủ đạo của người Việt là ăn cắt và làm loạn (xem: http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/191266/an-cap--lam-loan--chet-khiep-nguoi-viet-di-sieu-thi.html)
Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam ra đời cách đây gần 20 năm nhưng cho đến nay văn hoá mua sắm của không ít bộ phận người tiêu dùng còn mang nặng hơi hướng của chợ truyền thống. Mặc dù không đại diện cho số đông nhưng năm thói xấu phổ biến của người Việt khi đi siêu thì gồm:
- 1. Ăn cắp vặt: Đây cũng là một thói xấu thường bị lên án của người Việt ở nước ngoài. Hành vi này cho dù chỉ là thiểu số nhưng đã làm ảnh hưởng tới nhiều người và hình ảnh quốc gia. Năm 2013, một bức ảnh chụp biển cảnh cáo hành vi ăn cắp vặt tại một siêu thị của Nhật siêu thị có in tiếng Việt (dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật) gây xôn xao cộng đồng mạng. Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đăng tải hành vi trộm cắp tại các siêu thị. Nhân viên một siêu thị cho biết có nhiều người vẫn lấy trộm một vài món hàng giá trị vài nghìn đồng mặc dù hóa đơn thanh toán của họ toàn tiền triệu. Nó không chỉ là thiếu thốn mà còn là một thói quen xấu khó bỏ.
- 2. Ăn thử: Một thực trạng phổ biến khác là việc bóc bao bì để “ăn thử” và dùng thử trong siêu thị. Tình trạng vỏ trái cây vương vãi tại quầy rau củ quả hay bánh bị bóc dùng thử và vứt lại tại quầy có thể thấy ở hầu hết các siêu thị. Những hình ảnh xấu xí này không hề hiếm và tồn tại ở hầu hết mọi siêu thị. Có thể nó xuất phát từ văn hoá dùng thử khi chào mời khách ở chợ truyền thống nên nhiều người coi đó là bình thường khi mua sắm tại các trung tâm, siêu thị hiện đại. Nhiều nhân viên cho biết họ cũng thông cảm khi khách hàng chờ thanh toán quá lâu nên bóc sản phẩm ra dùng và thanh toán sau đó. Tuy nhiên nhiều khách hàng cố ý quên thậm chí xem việc ăn uống rồi bỏ lại hàng trong siêu thị là việc bình thường.
- 3. Bới tung hàng hóa: Mô hình kinh doanh hiện đại giúp khách hàng có thể đến đúng vị trí quầy kệ để lấy hàng hoá đã được bày biện sẵn. Nhưng đối với một số mặt hàng chất lượng không đồng nhất như rau củ, trái cây hay nhiều kích cỡ như quần áo…thì nhiều khách hàng “ra sức” lục tung hàng hoá để lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất. Tại các quầy rau, các mặt hàng dễ dập nát như xà lách, rau mùi thường bị bới tung và nhiều khách hàng tách bỏ phần lá già, cành để cân cho nhẹ. Hành vi này có tính lan truyền cao và trở thành tình trạng chung thậm chí được xem là bình thường. Dù Metro treo giá chỉ 4,900 đồng/kg chôm chôm nhưng người đàn ông này vẫn bỏ công vặt hết cuống… cho nhẹ. Bên cạnh việc bới tung hàng hóa, nhiều hàng hoá khách hàng thường “bạ đâu vứt đó” sản phẩm sau khi đã lựa chọn khiến siêu thị thiệt hại không ít. Ngoài việc sắp xếp nhân viên đi thu dọn khắp siêu thị thì những mặt hàng như thịt cá… cần bảo quản lạnh bị bỏ những khu vưc khác dễ dàng bị hư hỏng, gây thiệt hại và không an toàn cho người sử dụng.
- 4. Không xếp hàng: Tại các quầy thanh toán tình hình chen lấn để được thanh toán trước vẫn diễn ra, nhất là trong những dịp cao điểm như Lễ Tết. Hành động này không giúp việc thanh toán diễn ra nhanh hơn mà còn khiến nhiều người khó chịu.
- 5. Nói cười to tiếng: Mặc dù không phải chốn trang trọng nhưng siêu thị không phải là nơi có thể đùa giỡn, nói cười lớn tiếng. Nhiều nhóm bạn trẻ rất vô tư chạy nhảy, nói cười to tiếng làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Ngoài 5 thói xấu này nhiều người Việt còn đem trẻ em vào siêu thị chơi đùa cho mát bất chấp nguy cơ hàng hoá ngã đổ hoặc va chạm với nhiều xe đẩy hàng cao ngút tại đây. Cũng không khó bắt gặp bóng dáng những khách hàng diện đồ ngủ đi siêu thị hay khạc nhổ tại nơi được xem là văn minh hiện đại.--Phương Huy (thảo luận) 02:57, ngày 4 tháng 12 năm 2014 (UTC)
Về việc di dời các bản mẫu liên quan đến chất lượng bài
[sửa mã nguồn]Bài này trước đây đã từng được đặt một số bản mẫu liên quan đến chất lượng bài và có nhiều thảo luận xoay quanh, tuy nhiên vẫn chưa đi đến cải thiện gì mới (ngoài việc tăng cường nội dung), cũng không có thêm dấu hiệu đồng thuận nào rằng các vấn đề đặt ra đã được giải quyết. Xin hỏi các bản mẫu đó đã được gỡ ra với lý do gì? Nếu không có lời giải thích thoả đáng tôi sẽ trả các bản mẫu về vị trí cũ. ~ Violet (talk) ~ 18:34, ngày 28 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Thay vì đặt biển sao Violet không phát triển phần ưu điểm ? Lotye (thảo luận) 16:38, ngày 29 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Violetbonmua đã xóa thảo luận này của Dripron vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:32, ngày 10 tháng 7 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |