Bước tới nội dung

Thảo luận:Đánh giá người Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Băng Tỏa trong đề tài Nguồn
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn hóa làng xã Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa làng xã Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Theo các tiêu chuẩn của danh sách chọn lọc thì tôi thấy bài này đã thỏa mãn Văn phong lưu loát, Tính dẫn dắt, Bố cục đầy đủTrình bày đẹp. Còn Nội dung toàn diệntính ổn định cần phải xem xét thêm. Mong các thành viên đóng góp thêm để chúng ta có một danh sách chọn lọc mới cho chủ đề lịch sử. B nhắn gửi 18:25, ngày 1 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cái tên "Danh sách đánh giá người Việt Nam" thật là vô nghĩa. Nunt123 (thảo luận) 01:39, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài này chả có tí gì mang hơi hướng một danh sách cả. Đồng ý là có đề mục mang hơi hướng liệt kê, nhưng còn rất xa mới tiệm cận đến bố cục của một danh sách. Ủng hộ giữ nguyên tên bài Đánh giá người Việt (chữ Nam hơi thừa). Có thể chỉnh trang lại một chút để bách khoa hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:45, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nguyenhai314 Người Việt có thể nhắc tới người Việt hải ngoại. Bài này hâu như nói về cộng đồng người Việt ở Việt Nam, không nói về người Việt ở Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Trung Quốc, vân vân. B nhắn gửi 13:34, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Có lẽ Tính cách người Việt là một cái tên bao quát hơn, bao hàm cả lịch sử, ưu, nhược điểm của chủ thể. Bởi lẽ, tính cách của một dân tộc không tự nó sinh ra mà phải được phóng chiếu từ những đánh giá chủ quan (người Việt với người Việt) và khách quan (người nước ngoài với người Việt). Tính cách dân tộc vốn "tồn tại" nhưng không "được gọi tên", chỉ có đánh giá mới giúp sự "tồn tại" này mang hình hài con chữ.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:55, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi đặt tên theo đúng cách trình bày của bài. Không có cái gì gọi là "đánh giá người Việt" được phân tích mổ xẻ trong bài cả. Nếu muốn các bạn có thể tạo bài "tính cách người Việt" hoặc "văn hóa người Việt", nhưng phải viết đúng như một bài bách khoa nói về chủ đề đó. Còn bài viết hiện tại là một danh sách. B nhắn gửi 13:28, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi không quan tâm nhận định chủ quan của bạn rằng đây có là một danh sách hay không. Khái niệm danh sách là do bạn tự thêm vào, đó là chưa kể đến hai đề mục Lịch sử và Ưu điểm, chiếm phần lớn nội dung bài và hầu như chẳng liên quan gì đến khái niệm "danh sách". Tôi chưa thấy bài viết nào có cụm từ "danh sách" phía trước mà được trình bày giống như bài viết này cả. Bạn có thể tham khảo ở Danh sách các danh sách. Tôi không muốn khiến cuộc thảo luận trở nên căng thẳng không đáng có, cũng không muốn biến cuộc thảo luận thành tiền đề cho tranh chấp dở hơi. Việc bạn bỏ qua quan điểm của các thành viên khác mà tự ý di chuyển trang khiến tôi liên tưởng đến hành động gần đây ở bài Quần đảo Hoàng Sa, vốn có thể dễ dàng hơn nhiều nếu như không có hành động đơn phương. Tôi yêu cầu trả lại tên gốc và tìm đồng thuận trước khi quyết định tên trang.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:51, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu muốn, bạn có thể di chuyển tên trang lại như cũ. Tôi có thể hành động đơn phương theo cách mà tôi nghĩ là có lợi cho bách khoa toàn thư. Bạn cũng có thể làm như vậy. Theo tôi thấy thì không có khả năng tìm được đồng thuận ở đây, nên chào bạn, tôi đi tìm đồng thuận ở nơi khác. Ngoài ra, nếu bạn di chuyển tên trang lại như cũ, phiền bạn gắn lại những bản mẫu vấn đề mà tôi đã gỡ bỏ khi chuyển tên trang thành danh sách, nếu có thể. Chúc bạn thành công trong việc tìm tòi những hiểu biết sâu sắc về người Việt hay người Việt Nam. Thân mến! B nhắn gửi 14:01, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu quan điểm của bạn. Tuy nhiên, như đã nói, bài viết này chưa tiệm cận đến bố cục của một danh sách, và chỉnh trang lại theo hướng một bài viết bách khoa có vẻ dễ dàng hơn là nhồi nhét nó vào trong một cái hộp quá ư rộng lớn. Tôi sẽ dành chút thời gian biên tập, rút gọn bài, hy vọng đến lúc đó chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ thể để xác lập một cái tên hợp lý cho nó. Cảm ơn bạn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:13, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nguồn

[sửa mã nguồn]

@Veity: Nguồn Đầu Pháp Chính phủ thư, Phan Châu Trinh, báo Tân dân, 24/3/1949 là nguồn gì ấy bạn nhỉ? –  Băng Tỏa  20:15, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời