Bước tới nội dung

Wikipedia:Dự án/Văn hóa làng xã Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ba biểu tượng không thể thiếu của nền văn hóa làng xã Việt Nam. Từ trái qua phải: Đình làng, cổng lànglũy tre làng. Trong đó cổng làng và lũy tre là những thành trì vững chắc giúp bảo vệ cho mỗi ngôi làng.

Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam mới có.

(…) văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, tính cộng đồng trong văn hóa thể hiện rất rõ. Mỗi làng một cái đình, mọi việc lớn nhỏ của làng đều đưa ra đình làng. Trong văn hóa làng thì đình là nơi sinh hoạt văn hóa, là công đường xử những ai vi phạm luật làng, nơi tổ chức lễ hội…

Chúng ta hay nói “phép vua thua lệ làng”, điều đó không có nghĩa là cả làng đó hơn được pháp luật vua ban, làng to hơn vua mà nói đến việc chính quyền của triều đình nó chỉ nắm tới góc độ làng xã mà thôi, các cá nhân trong làng thì làng tự giải quyết. Làng là hạt nhân cơ bản của văn hóa Việt.

— Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức, theo Báo Giáo dục Việt Nam.


Người Việt Nam có nền tảng văn hóa ảnh hưởng của đời sống lấy nông nghiệp làm chủ đạo, có đặc tính ăn, ở, mặc, đi lại từ văn minh lúa nước và không thể cắt bỏ được căn tính tiểu nông. “Vì vậy, dù ở tầng lớp nào trong suốt 2 thế kỷ 19 và 20 hoặc thời đại bây giờ chăng nữa, thì người Việt Nam cũng chỉ là những “nông dân” mà thôi”.
(...) Bản thân các thành phố ở ta giống như một cái làng to, cư dân ở đó chưa hẳn là công dân đô thị, mà mới là người làng ra phố, sinh hoạt, thói quen vẫn như người nông dân.

— Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, tác giả cuốn sách Tập tục đời người ra mắt năm 2017.


Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang vốn chỉ là một cái làng lớn;[1] hay như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước.

— Về bản chất của nhà nước Văn Lang - Vương quốc đầu tiên của người Việt


Thăng Long - Hà Nội từ xưa đã được coi là một cái làng lớn mang trong mình nhiều làng nhỏ. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, quyết định thương hiệu của đô thị.

Trên truyền thông đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Văn quan vinh quy đồ
Võ quan vinh quy đồ
Trích từ hai bức họa cổ ở đền Độc Lôi (Nghệ An), thể hiện câu chuyện về quê "vinh quy bái tổ" của những cá nhân đỗ đạt thời xưa

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim hài Tết

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết cần hoàn thiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Kho tư liệu hình ảnh[4]

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh mục sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của dự án Văn hóa làng xã Việt Nam có sẵn những đầu sách sau đây để tham khảo, viết bài và chia sẻ với nhau cũng như làm giàu vốn kiến thức. Nếu bạn có nguồn sách nào muốn chia sẻ với mọi người, bạn cũng có thể bổ sung (các) tựa sách đó vào danh sách dưới đây.

  • Nguyễn Đình Đầu (tháng 7 năm 1992). Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh. Hà Nội: NXB Hội sử học Việt Nam.
  • Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2011). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Nhà cung cấp: Thăng Long.
  • Nguyễn Đình Đầu (ngày 2 tháng 3 năm 2016) [1999]. Chế độ Công điền Công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục tỉnh. Tủ sách Góc nhìn sử Việt. NXB Khoa học Xã hội. ISBN 978-604-944-564-4. 8-935251-401653. Nhà cung cấp: Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books)
  • Nguyễn Đắc Hưng (tháng 7 năm 2017). Văn hóa làng và nhân cách người Việt. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-3018-8. 8935211192980.
  • Nguyễn Mạnh Tiến (tháng 8 năm 2017). Sống đời của chợ. Hiểu Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn. ISBN 978-604-53-8978-2. Nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Sách Tao Đàn (Nhà sách Tao Đàn)
  • Phan Cẩm Thượng (tháng 11 năm 2017). Tập tục đời người. NXB Hội Nhà Văn. Nhà cung cấp: Nhã Nam
  • Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2018). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc. Nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (Vinabook JSC)
  • Sơn Nam (ngày 1 tháng 9 năm 2018) [1970 và 1985]. Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh Miệt Vườn. Biên khảo (ấn bản thứ 4). NXB Trẻ. ISBN 978-604-1-12853-8. 8-934974-157632.
  • Phan Cẩm Thượng (ngày 9 tháng 4 năm 2019) [2017]. Tập tục đời người. Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20. NXB Hội nhà văn. ISBN 978-604-9823-91-6. 8-935235-214187. Nhà cung cấp: Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam

Dự án liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu của dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng trong trang thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản mẫu dùng chung
Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên văn hóa làng xã Việt Nam}}
Thành viên này là người quan tâm đến văn hóa làng xã Việt Nam
Xem trang nhúng
Bản mẫu nhận diện thành viên
Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}}
Thành viên này tham gia
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam
Xem trang nhúng

Dùng trong trang thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]
Hãy gửi thư mời tham gia theo công thức bên dưới:
Mã hiệu Hiển thị bản mẫu
{{Thư mời Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}}
Thư mời tham gia Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam!
Bạn từng nghĩ rằng việc nắm bắt thông tin trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt tức là đã hiểu được vạn vật trên đời? Tin tôi đi, khi tham gia vào Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam, bạn có thể đi sâu hơn nữa vào mọi ngóc ngách vấn đề và tự giải thích được những sự vật, hiện tượng chỉ có ở Việt Nam mà không ở đâu khác tương tự như thế. Vậy còn chần chờ gì nữa, chúng tôi rất hoan nghênh nếu bạn có mong muốn trau dồi, tìm hiểu thêm về chủ đề Văn hóa làng xã Việt Nam cũng như có dự định đóng góp và viết các bài nằm trong trang dự án. Nếu như có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì xin hãy để lại tin nhắn ở trang thảo luận của dự án. Và nếu bạn có hứng thú tham gia vào dự án xin cứ chủ động ghi tên mình vào bản danh sách thành viên. Rất hân hạnh!
Gắn biển này lên đầu trang thảo luận của bài viết:
Mã hiệu Hiển thị bản mẫu
{{Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}}
Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn hóa làng xã Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa làng xã Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nguồn tham chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hà Văn Tấn (1987). Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp). Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007)
  2. ^ Lê Nguyễn Thúy Vi (tháng 7 năm 2021). “Top 14 bài hát hay, ấn tượng nhất của ca sĩ Thùy Chi”. Siêu thị Điện máy XANH. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ Võ Hương (ngày 10 tháng 3 năm 2022). “Làng Đại học Quốc gia TP.HCM nằm ở đâu? Bao gồm những trường nào?”. Mogi. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ Kho ảnh trên Flickr

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]