Bước tới nội dung

Tetanurae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tetanurae
Khoảng thời gian tồn tại:
Jura sớmnay, 201–0 triệu năm trước đây
Bô xương Monolophosaurus jiangi
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Dinosauria
nhánh: Saurischia
nhánh: Theropoda
nhánh: Neotheropoda
nhánh: Averostra
nhánh: Tetanurae
Gauthier, 1986
Phân nhóm[3][4]
Các đồng nghĩa

Avipoda Novas, 1992

Tetanurae, hay "đuôi cứng", là một nhánh trong đó bao gồm hầu hết các loài khủng long theropod, gồm cả các loài chim. Tetanurans (hoặc tetanurines) xuất hiện đầu tiên ở đầu hoặc giữa kỷ Jura.

Định nghĩa 

[sửa | sửa mã nguồn]
Illustration of a megalosauroid (Monolophosaurus)

Tetanurae nghĩa là "stiff tails", được đặt tên bởi Jacques Gauthier dựa trên các nhánh phân loại vào năm 1986 cho một nhóm lớn các khủng long theropod. Luận án của Gauthier là ứng dụng đầu tiên của khoa học phân loại sinh học trong cổ sinh vật học về các loài có xương sống.

Tetanurae đượơc định nghĩa là tất cả các theropods có họ hàng gần gũi với chim hơn là với Ceratosaurus (Padian và cộng sự, 1999). Gauthier cho rằng Tetanurae gồm có CarnosauriaCoelurosauria, mặc dù nhiều loài trong số những loài ông coi là carnosaurs thì đã được xem là coelurosaurs hoặc tổ tiên của các tetanurans sau này (xem Rauhut, 2003). Paul Sereno (1999) đặt tên Neotetanurae cho nút giữa Carnosauria (Allosauroidea) và Coelurosauria, trừ các tetanurans khác như megalosauroids. Padian (1999) đã đưa ra một định nghĩa tương tự định nghĩa của Gregory Paul (1988), Avetheropoda, nhưng định nghĩa này được công bố chậm hơn.

Phân loại 

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh loài trình bày dưới đây dựa trên phân tích phát sinh loài được công bố bởi Zanno và Makovicky vào năm 2013.[5]

Tetanurae

Cryolophosaurus

Sinosaurus

Chuandongocoelurus

Monolophosaurus

Orionides
Megalosauroidea

Piatnitzkysauridae

Megalosauria

Spinosauridae

Megalosauridae

Avetheropoda

Coelurosauria

Allosauroidea

Metriacanthosauridae

Allosauria

Allosauridae

Carcharodontosauria

Neovenatoridae

Carcharodontosauridae

Phạm vi 

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của Tetanurae vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Cryolophosaurus đã được nhận định là thành viên thật sự đầu tiên của nhóm (mặc dù nhận định này còn gây tranh cãi và Cryolophosaurus có thể có họ hàng gần gũi hơn với các dilophosaurid). Thậm chí nếu Cryolophosaurus là một tetanuran thì điều này không có nghĩa là hóa thạch của tetanuran có từ kỷ Trias, khi đó nhóm cần có nguồn gốc dựa trên sự hiện diện của coelophysoids (nếu định nghĩa cũ của Ceratosauria được sử dụng). Điều này sẽ tạo độ tin cậy cao hơn cho quan điểm gần đây về việc tetanurans và ceratosaurs có cùng một tổ tiên chung và hình thành nên một nhánh của theropods.

Hai loài ăn thịt lớn, spinosauridallosaurid đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian từ cuối kỷ Jura tới đầu kỷ Phấn trắng, đặc biệt là trên siêu lục địa Gondwana, nhưng có vẻ chúng đã tuyệt chủng trước khi kỷ Phấn trắng kết thúc, có thể là do sự cạnh tranh từ abelisaurid ceratosaurstyrannosaurid coelurosaurs. Sự đa dạng của coelurosaurs kéo dài tới cuốiĐại Trung Sinh, khi tất cả (ngoại trừ crown clade avian) đều tuyệt chủng. Chim hiện đại là đại diện duy nhất còn sống của nhánh Tetanurae.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Novas, F. E.; Salgado, L.; Suárez, M.; Agnolín, F. L.; Ezcurra, M. N. D.; Chimento, N. S. R.; de la Cruz, R.; Isasi, M. P.; Vargas, A. O.; Rubilar-Rogers, D. (2015). “An enigmatic plant-eating theropod from the Late Jurassic period of Chile”. Nature. 522 (7556): 331. Bibcode:2015Natur.522..331N. doi:10.1038/nature14307. PMID 25915021.
  2. ^ Benson, R. B. J.; Radley, J. D. (2010). “A New Large-Bodied Theropod Dinosaur from the Middle Jurassic of Warwickshire, United Kingdom”. Acta Palaeontologica Polonica. 55: 35–42. CiteSeerX 10.1.1.601.354. doi:10.4202/app.2009.0083.
  3. ^ Hendrickx, C.; Mateus, O.V. (2014). Evans, Alistair Robert (biên tập). Torvosaurus gurneyi n. sp., the Largest Terrestrial Predator from Europe, and a Proposed Terminology of the Maxilla Anatomy in Nonavian Theropods”. PLoS ONE. 9 (3): e88905. Bibcode:2014PLoSO...988905H. doi:10.1371/journal.pone.0088905. PMC 3943790. PMID 24598585.
  4. ^ Carrano, M. T.; Benson, R. B. J.; Sampson, S. D. (2012). “The phylogeny of Tetanurae (Dinosauria: Theropoda)”. Journal of Systematic Palaeontology. 10 (2): 211–300. doi:10.1080/14772019.2011.630927.
  5. ^ doi:10.1038/ncomms3827
    Hoàn thành chú thích này