Khủng long mào kép
Khủng long mào kép | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Jura sớm, | |
Phục dựng bộ xương của Cryolophosaurus | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Phân ngành (subphylum) | Vertebrata |
(không phân hạng) | Dinosauria |
Phân bộ (subordo) | † Theropoda |
Nhánh | † Neotheropoda |
Họ (familia) | †Dilophosauridae Madsen & Welles, 2000 |
Các chi[1] | |
Dilophosauridae (Khủng long mào kép) là một họ khủng long ăn thịt, từng phân bố rộng rãi.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi khoa học của họ này bắt nguồn từ tên chi điển hình là Dilophosaurus. Dilophosaurus bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp di (δι) nghĩa là "hai", lophos (λόφος) nghĩa là "mào" và sauros (σαυρος) nghĩa là "thằn lằn"; và vì thế có nghĩa là "thằn lằn hai mào".[2]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Dilophosauridae là những động vật ăn thịt lớn, thanh nhã, di chuyển bằng hai chân với chiều dài cơ thể từ 4-7 mét và ước tính khối lượng từ 300 đến 500 kg. Chúng được biết đến bởi cái mào đặc biệt trên đầu, có lẽ được sử dụng để thu hút bạn tình hoặc đe dọa đối thủ.[3]
Không chỉ lớn hơn, chúng còn tiến hóa cao hơn, có những đặc điểm mà Coelophysoidea ở kỷ Trias và đầu kỷ Jura không có. Theo Tom Holtz, Dilophosauridae có một số đặc điểm từ tổ tiên chung với Averostra, bao gồm một cửa sổ tuyến lệ (túi khí mở vào góc trên của tuyến lệ), tổng số răng ở hàm trên bị giảm bớt và khớp xương hàm biến đổi.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Mối quan hệ tiến hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Họ này được Alan Charig và Andrew Milner đề xuất vào năm 1990 chỉ gồm chi điển hình là Dilophosaurus.[4] Các chi khác, như Zupaysaurus (khủng long ác quỷ) và Dracovenator (khủng long săn rồng), kể từ đó đã được gán vào họ này, mặc dù nhóm chưa bao giờ có được một định nghĩa phát sinh chủng loài và hiện tại cũng không phải là một nhánh. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng có một nhóm tự nhien của các Theropoda có mào, kích thước trung bình, gồm chi Dilophosaurus cũng như Dracovenator, Cryolophosaurus và Sinosaurus, mặc dù nó vẫn chưa được đặt tên chính thức là Dilophosauridae.[5] Trong khi theo quan niệm truyền thống họ này được gán vào siêu họ Coelophysoidea nhưng các phân tích lại cho thấy rằng Dilophosauridae có thể có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với nhóm Tetanurae, bao gồm các loài Megalosauria, Carnosauria và Coelurosauria tân tiến hơn.
Phát sinh chủng loài
[sửa | sửa mã nguồn]Cây phát sinh chủng loài dưới đây chỉ ra mối quan hệ của Dilophosaurus và các họ hàng gần dựa trên phân tích năm 2007 của Smith, Makovicky, Pol, Hammer và Currie.[5]
Neotheropoda |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cổ sinh vật học
[sửa | sửa mã nguồn]Tất cả các loài Dilophosauridae đều được biết đến từ những chiếc mào to lớn và khác biệt trên đầu. Những chiếc mào được cho là có nhiều công dụng khác nhau, trong đó có thể được sử dụng để phô trương, thu hút bạn tình, hoặc đe dọa đối thủ. Những chiếc mào có thể là đặc điểm dị hình giới tính, nhưng cách giải thích này còn gây tranh cãi. Một đặc điểm đặc biệt khác ở sọ đó là một vết lõm ở giữa mảnh trước hàm và hàm trên, khiến Dilophosauridae có diện mạo giống cá sấu. Điều này làm cho một số người, ví dụ như David B. Norman, nghi ngờ rằng chiếc răng cửa của chúng quá yếu để quật ngã con mồi và cho rằng chúng là những động vật ăn xác thối. Những dấu vết được tìm thấy ở Utah cho thấy Dilophosauridae có thể biết bơi lội, ngụ ý rằng chúng ăn cá[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Holtz, Thomas R. Jr. (2012) Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages, Winter 2011 Appendix.
- ^ Benton, Michael J. (2012). Prehistoric Life. Edinburgh, Scotland: Dorling Kindersley. tr. 258. ISBN 978-0-7566-9910-9.
- ^ Holtz, Tom. “Dilophosaurs”. Palaeos. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
- ^ Charig A.J., Milner A.C. (1990). "The systematic position of Baryonyx walkeri, in the light of Gauthier's reclassification of the Theropoda." Trong Carpenter K., Currie P. J. (chủ biên), Dinosaur Systematics: Perspectives and Approaches, Nhà in Đại học Cambridge: 127-140.
- ^ a b Smith N.D., Makovicky P.J., Pol D., Hammer W.R., Currie P.J. (2007). "The dinosaurs of the Early Jurassic Hanson Formation of the Central Transantarctic Mountains: Phylogenetic review and synthesis." Trong Cooper A.K., Raymond C.R. et al. (chủ biên), Antarctica: A Keystone in a Changing World––Online Proceedings of the 10th ISAES, USGS Open-File Report 2007-1047, Short Research Paper 003, 5 p.; doi:10.3133/of2007-1047.srp003.
- ^ Xing, L.D. (2012). “Sinosaurus from Southwestern China”. Luận văn thạc sĩ tại Khoa Khoa học Sinh học, Đại học Alberta. Edmonton: 1–286.