Tegillarca granosa
Tegillarca granosa | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Mollusca |
Lớp: | Bivalvia |
Bộ: | Arcida |
Họ: | Arcidae |
Chi: | Tegillarca |
Loài: | T. granosa
|
Danh pháp hai phần | |
Tegillarca granosa (Linnaeus, 1758)[1] | |
Các đồng nghĩa | |
Danh sách
|
Sò huyết (tên khoa học là Tegillarca granosa) là loại thân mềm hai mảnh (Bivalvia), sống ở vùng trung triều ven biển[2] và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản.[3] Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm.[4]
Môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Sò huyết có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp,[5] khoảng 14 - 300, và nhiệt độ tối ưu 20 - 30 °C.[6] Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào.[6]. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. Con cái có thể sinh 518.400 - 2.313.200 trứng.[6]
Theo báo cáo của FAO, sản lượng đánh bắt hàng năm từ 1.415 tấn năm 1995 lên 6.503 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc). Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng hàng năm từ 252.233 tấn năm 1995 lên 315.811 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia). Sản lượng trên toàn cầu năm 1950 khoảng 3.000 tấn và tăng lên hơn 70.000 tấn năm 2003.[7]
Giá trị
[sửa | sửa mã nguồn]Sò huyết thương mại được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.[2]
Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre.... Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết...Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.
Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A,B1,B2,C;giá trị năng lượng 71,2 Kcal.[2]
Dân gian có câu: "Chưa ăn sò huyết, chưa biết Phú Yên" để khen ngợi chất lượng sò huyết ở vùng đất này.
Bệnh bệnh tả, viêm gan A và ngộ độc đồ biển có liên quan đến việc tiêu thụ sò bị ô nhiễm. Cua hạt đậu thường được tìm thấy bên trong sò huyết.[8]
Một số nhà khoa học Malaysia tìm thấy hàm lượng thấp 210Po và 210Pb trong tế bào của sò huyết.[9] Theo một báo cáo khác, trong sò huyết ở Muang, Rayong, Thái Lan còn có Cd với hàm lượng cao nhất là 0,731 μg/g.[10]
Thành phần nguyên tố trong vỏ sò huyết (ở bờ biển phía tây của bán đảo Malaysia) gồm có calci, cacbon, magiê, natri, phosphor, kali, sắt, đồng, niken, kẽm, bo, và silic. Theo đó, Ca và C tồn tại ở dạng hợp chất với nhau (calci cacbonat CaCO3), chiếm hơn 98,7% tổng hàm lượng khoáng. Mg, Na, P, K và các nguyên tố khác (Fe, Cu, Ni, B, Zn và Si) chiếm khoảng 1,3%.[11]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Tegillarca granosa (Linnaeus, 1758)”. World Register of Marine Species. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b c “Blood cockle”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ http://www.discoverlife.org/mp/20q?search=Anadara+granosa
- ^ Pathansali, D. (1966). Notes on the biology of the cockle, Anadara granosa L. Proc. Indo-Pacific Fish. Counc. 11:84-98
- ^ Kuang, S, J. Fang, H. Sun & et al - 1995. Preliminary Study on Suitable Environ-mental Conditions for Embryonic and Larval Development of Blood Clam Tegillarca granosa. In: Annual Report (1995) of National Climb B Plan 'Fundamental Studies on Improving the Germplasm and Disease Resistance of Mariculture Species'. pp127-134.
- ^ a b c Tran Hoang Phuc (1997). Biological characters and technique of oyster Anadara granosa culture at Tra Vinh coastal water. Fisheries Review No-6.
- ^ Anadara granosa FAO
- ^ Blood Cockle
- ^ “Concentration level of 210Po and 210Pb in the tissues of cockle (Anadara granosa) from the west bờ biển của Peninsular Malaysia”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ Concetrations of Cadimium and arsenic in sea food from Muang district, Rayong province[liên kết hỏng]
- ^ Mineral composition of the cockle (Anadara granosa) shells of West bờ biển của Peninsular Malaysia and it's potential as biomaterial for use in bone repair
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Leung KF. & Morton B. (2003). Effects of long-term anthropogenic perturbations on three subtidal epibenthic molluscan communities in Hong Kong. In: Morton B, editor. Proceedings of an International Workshop Reunion Conference, Hong Kong: Perspectives on Marine Environment Change in Hong Kong and Southern China, 1977-2001. Hong Kong University Press, Hong Kong. pp 655-717
- Liu, J.Y. [Ruiyu] (ed.). (2008). Checklist of marine biota of China seas. China Science Press. 1267 pp.
- Huber, M. (2010). Compendium of bivalves. A full-color guide to 3,300 of the world’s marine bivalves. A status on Bivalvia after 250 years of research. Hackenheim: ConchBooks. 901 pp., 1 CD-ROM
- Linnaeus, C. (1758). Systema Naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Editio decima, reformata [10th revised edition, vol. 1: 824 pp. Laurentius Salvius: Holmiae]
- Gmelin J.F. (1791). Vermes. In: Gmelin J.F. (Ed.) Caroli a Linnaei Systema Naturae per Regna Tria Naturae, Ed. 13. Tome 1(6). G.E. Beer, Lipsiae [Leipzig. pp. 3021-3910]
- Lightfoot, J. (1786). A Catalogue of the Portland Museum, lately the property of the Dutchess Dowager of Portland, deceased; which will be sold by auction by Mr. Skinner & Co. (book). London. viii + 194 pp
- Iredale, T. (1939). Mollusca. Part I. Scientific Reports of the Great Barrier Reef Expedition 1928-1929. 5(6): 209-425, pls 1-7
- Anadara granosa của FAO.
- Experimental Studies on the Bioaccumulation of Selected Heavy Metals and Radionuclides in the Blood Cockle Anadara granosa of the Bang Pakong Estuary