Bước tới nội dung

TU8P

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

TU8P (ТУ8П) là một loại đầu máy diesel của Liên Xô, sau này là Nga chạy trên khổ đường ray 750 mm (2 ft 5 1⁄2 in).

TU8P (ТУ8П)
Đầu máy TU8P trên tuyến Đường sắt Apsheronsk
Loại và xuất xứ
Kiểu loạiDiesel
Chế tạoCông ty Kỹ Thuật Kambarka
Ngày chế tạo1988 - nay
Thông số kỹ thuật
Hình thể:
 • UICB'B'
Khổ750 mm (2 ft 5 1⁄2 in) - 1,520 mm (4 ft 11 27⁄32 in)
Đường kính bánh xe600 mm
Độ cong tối thiểu40 m
Chiểu dài9,730 mm
Chiều rộng2,300 mm
Chiều cao2,290 mm
Tải trục4 t
Tự trọng đầu máy16 t
Loại nhiên liệuDiesel
Thông số kỹ thuật
Tốc độ tối đa63 km/h (39 mph)
Công suất kéo180 hp (130 kW)
Khai thác
Quản lý bởiĐường sắt Nga - TU8P (ТУ8П)

Đường sắt Ukraina - TU8P (ТУ8П) Đường sắt Uzbekistan - TU8P (ТУ8П)

Đường sắt Việt Nam - TU6P

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng đầu máy TU8P (ТУ8П) được sử dụng để kéo tàu khách trên các tuyến đường sắt khổ hẹp. Đầu máy TU8P được sản xuất từ năm 1987 đến năm 1988 tại Công ty Kỹ Thuật Kambarka để thay thế loại đầu máy TU6P (ТУ6П) đang dần cũ đi. Lớp đầu máy TU8P được thiết kế để vận hành trên bất cứ khổ ray nào từ khổ 750 mm (2 ft 5 1⁄2 in) đến 1.520 mm (4 ft 11 27⁄32 in). Cabin đầu máy được lắp đặt hệ thống sưởi, tủ lạnh, bộ radio và máy điều hòa.[1] Chiếc đầu máy đầu tiên TU8P - 0001 đã được vận chuyển đến tuyến đường sắt khổ hẹp của nhà máy KSM-2 với khổ ray 750 mm (2 ft 5 1⁄2 in). Những chiếc đầu máy mang số hiệu TU8P - 0007, TU8P - 0008, TU8P - 0056, TU8P - 0057 đã được sản xuất với khổ ray 1,067 mm (3 ft 6 in) để vận hành trên tuyến đường sắt Sakhalin ở vùng Viễn Đông Nga.[2] Đầu máy TU8P (TY6P) hiện đang được sử dụng trên mạng lưới đường sắt Việt Nam (Đường sắt Phan Rang – Đà Lạt).[3] Một số đầu máy TU8P cùng với AMD-1 (АМД-1) cũng được sử dụng dành cho việc kiểm tra đường sắt của Đường sắt Nga với khổ ray 1,520 mm (4 ft 11 27⁄32 in).[4] Hai chiếc đầu máy TU8P - 0003 và TU8P - 0004 được sản xuất dành cho Uzbekistan với khổ đường ray (2 ft 5 1⁄2 in).[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang thiết bị của TU8P” (bằng tiếng Nga).
  2. ^ “TU8Р trên tuyến đường sắt Sakhalin” (bằng tiếng Nga).
  3. ^ “TU8Р ở Việt Nam”.
  4. ^ “TU8P với khổ ray 1.520 mm” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “TU8P tại Uzbekistan” (bằng tiếng Nga).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]