Tập đoàn quân 57 (Liên Xô)
Tập đoàn quân 57 | |
---|---|
Hoạt động | Tháng 10 năm 1941 – tháng 2 năm 1943 Tháng 4 năm 1943 – 1947 |
Quốc gia | Liên Xô |
Phục vụ | Hồng quân |
Quân chủng | Lục quân |
Phân loại | Binh chủng hợp thành |
Quy mô | Tập đoàn quân |
Tham chiến | Chiến dịch Barvenkovo–Lozovaya Chiến dịch tấn công Beograd Trận đồi Transdanubian Chiến dịch Viên |
Tập đoàn quân 57 (tiếng Nga: 57-я армия) là một đơn vị quân sự chiến lược cấp Tập đoàn quân của Hồng quân Liên Xô, được thành lập hai lần vào những năm 1941 và 1943. Tập đoàn quân 57 đã tham gia vào các cuộc chiến chống lại quân Đức trong Thế chiến hai.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thành lập lần đầu tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Tập đoàn quân 57 được thành lập vào tháng 10 năm 1941 và trực thuộc Lực lượng Dự bị của Bộ Tư lệnh Tối cao (RVGK). Biên chế vào tháng 12 năm 1941:
|
|
Trong Trận Kharkov tháng 5 năm 1942, Tập đoàn quân đã bị bao vây và gần như bị tiêu diệt.[1] Tư lệnh tập đoàn quân Tướng Podlas, tử trận trong khi nỗ lực phá vòng vây. Tháng 12 năm 1942, Tập đoàn quân là một phần của Phương diện quân Stalingrad. Tập đoàn quân 57 bị giải tán vào tháng 2 năm 1943.[2]
Thành lập lần thứ hai
[sửa | sửa mã nguồn]Tập đoàn quân 57 được thành lập lần thứ hai vào tháng 4 năm 1943 và trực thuộc Phương diện quân Tây Nam. Đơn vị sau đó đã chiến đấu ở Ukraine, Romania, Bulgaria, Nam Tư và Hungary cho đến khi chiến tranh kết thúc. Khi chiến tranh kết thúc, Tập đoàn quân 57 trực thuộc Phương diện quân Ukraina 3, biên chế gồm có:
Đơn vị bộ binh
|
Đơn vị pháo binh
|
Đơn vị kỹ thuật
|
Tập đoàn quân 57 trở thành một bộ phận của Lực lượng Tác chiến Phương Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1945. Tập đoàn quân đóng quân tại Romania với trụ sở chính tại Craiova. Ngày 10 tháng 6 năm 1946, Tập đoàn quân 57 trở thành Tập đoàn cơ giới 9, bao gồm:
- Sư đoàn xe tăng 19
- Sư đoàn cơ giới hóa 20
- Sư đoàn cơ giới hóa cận vệ 24
- Quân đoàn súng trường cận vệ 6
Vào tháng 12, Quân đoàn súng trường cận vệ 6 bị giải tán cùng với hai sư đoàn của nó. Đầu năm 1947, Sư đoàn xe tăng 19 được chuyển trở lại Liên Xô, nơi nó đã bị giải tán. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1947, Tập đoàn quân tự giải tán cùng với các Sư đoàn cơ giới cận vệ 20 và 24.[3]
Danh sách tư lệnh
[sửa | sửa mã nguồn]- 10.1941 - 02.1942: Dmitry Riabyshev
- 02.1942 - 05.1942: Kuzma Podlas
- 05.1942 - 06.1942: Aleksandr Batiunia
- 06.1942 - 07.1942: Dmitry Nikishov
- 07.1942 - 01.1943: Fyodor Tolbukhin
- 04.1943 - 05.1943: Pavel Rybalko
- 05.1943 - 10.1944: Nikolay Gagen
- 10.1944 - 05.1945: Mikhail Sharokhin
- 06.1946 - 02.1947: Issa Pliyev
- 02.1947 - 07.1947: Nikolay Gusev
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Keith Bonn, Slaughterhouse: The Handbook of the Eastern Front, Aberjona Press, Bedford, PA, 2005
- Feskov, V.I.; Golikov, V.I.; Kalashnikov, K.A.; Slugin, S.A. (2013). Вооруженные силы СССР после Второй Мировой войны: от Красной Армии к Советской [The Armed Forces of the USSR after World War II: From the Red Army to the Soviet: Part 1 Land Forces] (bằng tiếng Nga). Tomsk: Scientific and Technical Literature Publishing. ISBN 9785895035306.
- David Glantz, Companion to Colossus Reborn, University Press of Kansas, Lawrence, KS, 2005
- Jean-Luc Marchand, Order of Battle Soviet Army World War 2, 24 volumes, The Nafziger Collection
- Samuel J. Newland and Clayton K. S. Chun, The European Campaign: Its Origins and Conduct, U.S. Army War College SSI, Carlisle, PA, 2011 - Online version