Bước tới nội dung

Susan Euphemia Beckford, Công tước phu nhân xứ Hamilton

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Công tước phu nhân xứ Hamilton
Chân dung bởi Willis Maddox.
Công tước phu nhân xứ Hamilton và Brandon
Tại vị16 tháng 2 năm 1819 – 18 tháng 8 năm 1852
(33 năm, 184 ngày)
Tiền nhiệmHarriet Stewart
Kế nhiệmMarie Amelie xứ Baden
Nam tước phu nhân Dutton
Tại vị26 tháng 4 năm 1810 – 18 tháng 8 năm 1852
(42 năm, 114 ngày)
Tiền nhiệmHarriet Stewart
Kế nhiệmMarie Amelie xứ Baden
Thông tin chung
Các tước hiệu khác
  • Hầu tước phu nhân xứ Douglas
  • Hầu tước phu nhân xứ Clydesdale
  • Bá tước phu nhân xứ Angus
  • Bá tước phu nhân xứ Lanark
  • Bá tước phu nhân xứ Arran và Cambridge
  • Lãnh chúa phu nhân Abernethy và Jedburgh Forest
  • Lãnh chúa phu nhân Machanshire và Polmont
  • Lãnh chúa phu nhân Aven và Innerdale
SinhSusanna/Susan Euphemia Beckford
(1786-05-14)14 tháng 5 năm 1786
Château La Tour, Vevey, Thụy Sĩ
Mất27 tháng 5 năm 1859(1859-05-27) (73 tuổi)
Phối ngẫu
Hậu duệ
ChaWilliam Thomas Beckford
MẹMargaret Gordon

Susan Euphemia Beckford, cũng gọi là Susanna Beckford (14 tháng 5 năm 1786 – 27 tháng 5 năm 1859), là Công tước phu nhân xứ Hamilton, vợ của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Susan Beckford, hay Susanna Euphemia Beckford[1] sinh ngày 14 tháng 5 năm 1786, tại Château La Tour, Vevey, Thụy Sĩ,[2] là con gái thứ hai và là người con út của William Thomas Beckford[3] và Margaret Gordon.[2][4][5][6] William Beckford là con trai của Thị trưởng Luân Đôn, William Beckford và Maria Hamilton.[5] Margaret Gordon là con gái của Charles Gordon, Bá tước thứ 4 xứ Aboyne và Margaret Stewart.[5][6] Thông qua bà nội, Susan Euphemia cũng là một hậu duệ của Mary I của Scotland[2]James Hamilton, Công tước thứ 1 xứ Châtellerault.[7]

Susan có một người chị gái là Margaret Maria Elizabeth Beckford.[1] Susan được hạ sinh khi gia đình phải sống trong cảnh lưu vong vì bê bối tình ái đồng tính của cha với William Courtenay, Bá tước thứ 9 xứ Devon. Mẹ của Susan đã qua đời vì bị sốt hậu sản sau khi hạ sinh Susan vào tháng 5 năm 1786.[2][5]

Sau khi mẹ qua đời, hai chị em được gửi đến West End cho bà nội chăm sóc. Mục sư John Lettice và một phó mẫu người Thụy Sĩ đảm nhiệm việc giáo dục hai chị em cho đến khi đủ lớn để có thể về sống với cha. Để khiến các con vui vẻ, William Beckford thường viết vài câu thơ ngắn cho hai con.[8]

Hôn nhân và con cái

[sửa | sửa mã nguồn]

Susan Beckford được chính cha và Anne Hamilton dàn xếp kết hôn với Alexander Hamilton, Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale, bấy giờ được 42 tuổi và là em trai của Anne Hamilton, nhằm giải quyết khoản nợ cho Alexander vì Susan là một nữ thừa kế giàu có.[9] Ngoài ra, Susan và Alexander cũng có quan hệ họ hàng với nhau.[7]

Ngày 26 tháng 4 năm 1810, ở độ tuổi 23, Susan Beckford kết hôn với Alexander Hamilton[a] tại Luân Đôn.[4][10] Susan và chồng có hai người con, một nam và một nữ:[11]

Ngoại hình và tính cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Susan Euphemia và chị gái Margaret Maria được thừa hưởng vẻ đẹp và sự quyến rũ của mẹ và tài năng của cha. Trong một lá thư gửi em gái vào ngày 18 tháng 10 năm 1805, Samuel Rogers đã viết rằng: "một người con gái của Fonthill, rất xinh đẹp và xuất chúng về mọi mặt".[b] James Harris, Bá tước thứ 1 xứ Malmesbury thì nhận định Susan là "một trong những người phụ nữ đẹp nhất đương thời".[c][15]

Susan có quan hệ rất tốt với cha và kể cả khi William Beckford tức giận, Susan có thể kiềm hãm cơn giận lại.[8] Gustav Friedrich Waagen, một nhà sử học về nghệ thuật, trong một lần đến thăm gia đình Công tước xứ Hamilton đã nhận xét về Susan như sau: "một quý phu nhân với lối hành xử tinh tế và dễ chịu"[d] và qua "cuộc trò chuyện đã cho thấy một con người có hiểu biết bậc nhất."[e][16] Henry Pelham-Clinton, Công tước thứ 4 xứ Newcastle, thông gia cũ của Công tước phu nhân,[f] đã từng nhận xét về Susan rằng: "Người phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp và hoàn hảo nhất mà tôi từng thấy, với sự trang nghiêm, duyên dáng và tao nhã mà chỉ khi tận mắt chứng kiến thì mới hiểu được."[g] Công tước xứ Newcastle cũng cho rằng khả năng ca hát và chơi nhạc của Susan vượt trội hơn cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp, những lần trò chuyện của Công tước phu nhân đến từ "một tâm hồn và một khối óc thông tuệ khiến người ta phải suy ngẫm"[h] và là người mẹ đầy yêu thương.[17]

Đời sống góa phụ và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi trở thành góa phụ, Susan Euphemia là người bảo trợ cho nghệ thuật, bao gồm tác phẩm của Alfred Tennyson.[18] Susan cũng thừa hưởng nhiều tác phẩm nghệ thuật mà cha đã sưu tầm được, phần lớn trong số chúng đã được tẩu tán qua những buổi đấu giá ở Cung điện Hamilton, nhưng số ít vẫn còn ở Lâu đài Brodick.[19][16]

Susan Euphemia qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 1859 tại Quảng trường Portman.[4] Lúc qua đời, Susan được 73 tuổi.

Tước hiệu và nhã xưng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 14 tháng 5 năm 1786 – 26 tháng 4 năm 1810: Susanna/Susan Beckford
  • Ngày 26 tháng 4 năm 1810 – 16 tháng 2 năm 1819: Marchioness of Douglas and Clydesdale (Hầu tước phu nhân xứ Douglas và Clydesdale)[4]
  • Ngày 16 tháng 2 năm 1819 – 18 tháng 8 năm 1852: Her Grace The Duchess of Hamilton (Đức ngài Công tước phu nhân xứ Hamilton)[4]

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tước vị Hầu tước xứ Douglas và Clydescale ở đây chỉ là nhã xưng. Trong giới quý tộc Anh, con trai trưởng sẽ được gọi bằng tước vị cao thứ hai của cha hoặc mẹ. Alexander Hamilton chỉ thực sự nắm giữ tước vị Hầu tước vào năm 1819, khi cha của Alexander qua đời.
  2. ^ Nguyên văn: "a daughter of Fonthill, very beautiful and a prodigy in every respect"
  3. ^ Nguyên văn: "as one of the handsomest woman of her time."
  4. ^ Nguyên văn: a lady of the most refined and easy manners."
  5. ^ Nguyên văn: "conversation evinced the highest cultivation of the mind."
  6. ^ Con gái của Susan Beckford là Susan Hamilton từng là vợ của Henry Pelham-Clinton, Công tước thứ 5 xứ Newcastle, con trai của Công tước thứ 4.
  7. ^ Nguyên văn: "The handsomest & most perfect woman in appearance that I ever saw, with a dignity & pervading grace & elegance which must be seen to be understood."
  8. ^ Nguyên văn: "soul & elevation of mind that excites reflection."

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Simerton 1824, tr. 78.
  2. ^ a b c d e Britannica 2024.
  3. ^ Brian Ferguson (28 tháng 4 năm 2013). “NTS plans £8m overhaul of Brodick castle”. The Scotsman. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ a b c d e f Cokayne 1892, tr. 149–150.
  5. ^ a b c d e Murray 2013, tr. 63–64.
  6. ^ a b c Burke 1852, tr. 543.
  7. ^ a b c Britton 1823, tr. 56.
  8. ^ a b Benjamin, Melville & Beckford 1910, tr. 282.
  9. ^ Evans 2009, tr. 56.
  10. ^ Evans 2009, tr. 60.
  11. ^ a b Lodge 1872, tr. 274–275.
  12. ^ “Biography of Henry Pelham-Clinton, 5th Duke of Newcastle under Lyne (1811-1864)”. University of Nottingham. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2018.
  13. ^ Lodge 1872, tr. 421.
  14. ^ Mosley, Charles, editor. Burke's Peerage, Baronetage & Knightage, 107th edition, 3 volumes. Wilmington, Delaware, U.S.A.: Burke's Peerage (Genealogical Books) Ltd, 2003.
  15. ^ Benjamin, Melville & Beckford 1910, tr. 283.
  16. ^ a b Preti 2017, tr. 65.
  17. ^ Munsell 1985, tr. 16.
  18. ^ The Art-Treasures Examiner. A Pictorial, Critical, and Historical Record of the Art Treasures Exhibition, at Manchester in 1857. Illustrated by Upwards of 150 Engravings on Wood by W. J. Linton, H. Linton, F. J. Smyth, Etc. 1857. tr. 168–.
  19. ^ Peter Humfrey; Royal Scottish Academy (2004). The Age of Titian: Venetian Renaissance Art from Scottish Collections. National Galleries of Scotland. ISBN 9781903278536.
  20. ^ Cokayne 1887, tr. 35–36.

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Quý tộc Scotland
Tiền nhiệm
Harriet Stewart
Công tước phu nhân xứ Hamilton
1819–1852
Kế nhiệm
Marie Amelie xứ Baden
Quý tộc Đại Anh
Tiền nhiệm
Harriet Stewart
Công tước phu nhân xứ Brandon
1819–1852
Kế nhiệm
Marie Amelie xứ Baden
Nam tước phu nhân Dutton
(Writ of acceleration)

1810–1852