Stanley B. Prusiner
Stanley Prusiner | |
---|---|
Sinh | 28 tháng 5, 1942 Des Moines, Iowa, Hoa Kỳ |
Quốc tịch | Mỹ |
Trường lớp | Đại học Pennsylvania, Trưòng Y học Đại học Pennsylvania |
Nổi tiếng vì | Prion Bệnh bò điên Bệnh Creutzfeldt-Jakob |
Giải thưởng | Giải Nobel Sinh lý và Y học (1997) Giải Potamkin (1991) Giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản (1994) Giải Louisa Gross Horwitz (1997) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Thần kinh học, bệnh nhiễm trùng |
Nơi công tác | Đại học California tại San Francisco |
Stanley Ben Prusiner (sinh ngày 28 tháng 5 năm 1942[1]) là một nhà thần kinh học, nhà hóa sinh người Mỹ. Prusiner đã khám phá ra prion, một tác nhân gây bệnh nhiễm trùng tự sinh sản, chỉ đơn thuần gồm protein. Năm 1994 ông đoạt giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản và giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1997 cho công trình phát hiện nói trên.
Cuộc đời và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Prusiner sinh tại Des Moines, Iowa và sống đời niên thiếu ở Des Moines cùng Cincinnati, Ohio, nơi ông theo học trường Walnut Hills High School. Prusiner đậu bằng cử nhân khoa học chuyên ngành hóa học ở Đại học Pennsylvania, sau đó ông đậu bằng tiến sĩ y khoa ở Trường Y học Đại học Pennsylvania.[1]. Prusiner hoàn tất việc thực tập y khoa ở Đại học California tại San Francisco. Sau đó Prusiner chuyển sang làm việc ở National Institutes of Health[2], nơi ông nghiên cứu glutaminases trong vi khuẩn E. coli tại phòng thí nghiệm của Earl Stadtman. Sau 3 năm làm việc ở Viện này, Prusiner trở lại Đại học California tại San Francisco để hoàn tất thời kỳ thực tập nội trú về thần kinh học. Trong thời gian hoàn tất thời kỳ thực tập nội trú năm 1974, Prusiner tham gia ban giảng huấn ở phân khoa thần kinh học của Đại học California tại San Franciscio. Từ thời gian này, Prusiner đã giữ nhiều chức giảng huấn vừa ở Đại học California tại San Francisco lẫn Đại học California tại Berkeley.
Prusiner đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1997 cho công trình đưa ra giải thích nguyên nhân gây ra bệnh bovine spongiform encephalopathy[3] (tức "bệnh bò điên") và bệnh tương đương ở người là bệnh Creutzfeldt-Jakob.[1] Trong công trình này, ông đặt ra từ prion, rút gọn từ thuật ngữ "proteinaceous infectious particle that lacks nucleic acid" (hạt thiếu axít nuclêic có protein bị nhiễm trùng) để chỉ tới một dạng nhiễm trùng do sự bọc sai protein trước kia chưa được mô tả rõ.[4]
Năm 1992 Prusiner được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) và năm 2007 vào Hội đồng quản trị của Viện này. Ông cũng được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences) năm 1993, Royal Society[5] năm 1996, Hội Triết học Hoa Kỳ (American Philosophical Society) năm 1998, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia (Serbian Academy of Sciences and Arts) năm 2003, và Viện Y học (Institute of Medicine).
Hiện nay ông làm giám đốc Viện nghiên cứu các bệnh Thần kinh suy thoái (Institute for Neurodegenerative Diseases) ở Đại học California tại San Francisco (UCSF).
Các giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải Potamkin năm 1991 của Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ cho công trình nghiên cứu Bệnh Alzheimer.
- Giải Richard Lounsberry năm 1993 của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ cho công trình nghiên cứu đặc biệt trong Sinh học và Y học.
- Giải quốc tế Quỹ Gairdner năm 1993.
- Giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản năm 1994.
- Giải Paul Ehrlich của Cộng hòa Liên bang Đức năm 1995
- Giải Wolf về Y học của Quỹ Wolf/Israel năm 1996
- Giải quốc tế Keio về Y khoa (Keio International Award for Medical Science) năm 1996.
- Giải Louisa Gross Horwitz của Đại học Columbia năm 1997
- Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1997
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Stanley B. Prusiner - Autobiography”. NobelPrize.org. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2007.
- ^ cơ quan chuyên nghiên cứu Y Sinh học và các vấn đề liên quan tới sức khỏe gồm 27 viện và trung tâm khác nhau, trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
- ^ bệnh não có dạng giống bọt biển ở bò, thường gọi là bệnh bò điên
- ^ “What really causes mad cow disease?”. Wired. ngày 31 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2007.
- ^ Hội Hoàng gia London, tương đượng Viện Hàn lâm Khoa học ở các nước khác
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Prusiner S. B. (1982). “Novel proteinaceous infectious particles cause scrapie”. Science. 216: 136–144. doi:10.1126/science.6801762. PMID 6801762.
- Prusiner S. B. (1991). “Molecular biology of prion diseases”. Science. 252: 1515–1522. doi:10.1126/science.1675487. PMID 1675487.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Stanley B. Prusiner. |
- Prusiner's Nobel Prize page Lưu trữ 2008-07-06 tại Wayback Machine
- The Official Site of Louisa Gross Horwitz Prize
- Prusiner Laboratory at UCSF Lưu trữ 2010-07-16 tại Wayback Machine
- Institute for Neurodegenerative Diseases - run by Dr. Prusiner