Bước tới nội dung

Donald J. Cram

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Donald James Cram
Sinh22.4.1919
Chester, Vermont
Mất17.6.2001 (82 tuổi)
Palm Desert, California[1]
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpRollins College
Nổi tiếng vìquy luật Cram (cảm ứng không đối xứng)
Hóa học chủ khách
ion phenonium
cyclophane
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học 1987
Giải thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ 1993
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tácĐại học California tại Los Angeles, Merck & Co, Học viện Công nghệ Massachusetts
Người hướng dẫn luận án tiến sĩLouis Fieser

Donald James Cram (22.4.1919 – 17.6.2001) là nhà hóa học người Mỹ đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1987, chung với Jean-Marie LehnCharles J. Pedersen "cho công trình của họ về phát triển và sử dụng các phân tử có những tác động qua lại giữa các cấu trúc chuyên biệt của khả năng chọn lọc cao". Họ là những người sáng lập ra lãnh vực Hóa học chủ-khách.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cram được sinh ra[2] và lớn lên ở Chester, Vermont, trong một gia đình nhập cư. Cha ông là người Scotland, còn mẹ ông là người Đức. Cha ông qua đời trước khi ông được 4 tuổi. Ông lớn lên nhờ chương trình Aid to Families with Dependent Children[3], và học làm việc từ khi còn nhỏ, như hái trái cây, giao báo bằng cách quẳng vào trước nhà người ta, và sơn nhà cửa cho người ta đổi lấy việc học đàn dương cầm. Khi được 8 tuổi, ông đã làm ít nhất là 18 công việc khác nhau.[4]

Cram theo học trường trung học Winwood High School ở Long Island, New York.[5] Từ năm 1938 tới 1941, ông học trường Rollins CollegeWinter Park, Florida nhờ một học bổng danh dự quốc gia, nơi ông làm việc như nhân viên phụ tá trong phân khoa hóa học, và tham gia hoạt động kịch nghệ, ca đoàn nhà thờ, các hội sinh viên Lambda Chi Alpha, Phi Society, cùng Zeta Alpha Epsilon. Chính tại Rollins mà ông nổi tiếng về việc làm ra trang thiết bị hóa học của riêng mình. Năm 1941, ông đậu bằng cử nhân hóa học.[4]

Năm 1942, ông đậu bằng thạc sĩ ngành hóa hữu cơĐại học Nebraska–Lincoln,[2] với luận văn "Amino ketones, mechanism studies of the reactions of heterocyclic secondary amines with -bromo-, -unsaturated ketones", dưới sự cố vấn của Norman O. Cromwell.[6]

Năm 1947, Cram đậu bằng tiến sĩ ngành hóa hữu cơĐại học Harvard,[2] với luận án mang tên "Syntheses and reactions of 2-(ketoalkyl)-3-hydroxy-1,4-naphthoquinones"[7] dưới sự hướng dẫn của Louis Fieser.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1942 tới 1945, Cram làm nghiên cứu hóa học ở các phòng thí nghiệm của Merck & Co, nghiên cứu về penicillin dưới sự cố vấn của Max Tishler.[4] Ông là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Hội Hóa học Hoa Kỳ tại Học viện Công nghệ Massachusetts, với John D. Roberts. Cram là người khởi xướng quy luật Cram, đưa ra một mô hình để dự đoán kết quả việc tấn công ái lực hạt nhân (nucleophilic attack) của các hợp chất carbonyl.[8] Ông đã xuất bản hơn 350 bài khảo cứu khoa học và 8 sách về hóa hữu cơ, cùng dạy các sinh viên sau cử nhân và sau tiến sĩ của 21 quốc gia khác nhau.[4]

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấu trúc tinh thể của một Nitrobenzene liên kết bên trong hemicarcerand do Cram và các cộng sự viên báo cáo[9]

Cram đã mở rộng công trình đột phá của Charles J. Pedersen trong 'tổng hợp các ête vòng, các hợp chất hữu cơ hai chiều có khả năng nhận biết và lựa chọn kết hợp với các ion của một số nguyên tố kim loại. Ông tổng hợp các phân tử đã đưa môn hóa học này vào 3 chiều, tạo ra một mảng các phân tử có hình dạng khác nhau mà có thể tương tác có chọn lọc với các hóa chất khác vì các cấu trúc 3 chiều bổ sung của chúng. Công trình của Cram là một bước tiến lớn tới sự tổng hợp các enzyme và các phân tử tự nhiên khác mà cách hoạt động hóa học đặc biệt là do cấu trúc đặc trưng của chúng. Ông cũng nghiên cứu cả Hóa học lập thể. Quy luật Cram (cảm ứng không đối xứng) được đặt theo tên ông.

Cram được bổ nhiệm làm giáo sư phụ tá ở Đại học California tại Los Angeles năm 1947, trở thành giáo sư chính thức năm 1955 và đã làm việc ở đây tới năm 1987. Ông thường gẩy đàn guitar và hát các bài dân ca để mua vui cho các sinh viên trong lớp.[2]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ đầu của ông là Jean Turner, một bạn học cùng lớp ở Rollins College, cũng đậu bằng cử nhân năm 1941, rồi bằng thạc sĩ xã hội học ở Đại học Columbia. Người vợ thứ hai là Jane, cựu giáo sư hóa học ở Mt. Holyoke College. Cram chọn không sinh con "vì tôi sẽ là một người cha tồi hoặc một nhà khoa học kém cỏi".[4]

Năm 2001, Cram qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 82.[2]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cram, Donald J. (1994). Container Molecules and their Guests. Jane M. Cram. Great Britain: Royal Society of Chemistry. tr. 223 pp. ISBN 0854045074.
  2. Cram, Donald J. (1990). From Design to Discovery. Washington, DC: American Chemical Society. tr. 146pp.
  3. Cram, Jane M. (1978). The Essence of Organic Chemistry. Donald J. Cram. Reading, Massachusetts: Addison-Wesley. tr. 456pp.
  4. Hendrickson, James B. (1970). Organic Chemistry. Donald J. Cram, George S. Hammond. Reading, Massachusetts: McGraw-Hill. tr. 1279pp. 3rd ed.
  5. Richards, John (1967). Elements of organic chemistry. Don Cram, George S. Hammond. New York: McGraw-Hill. tr. 444pp.
  6. Cram, Donald J. (1965). Fundamentals of Carbanion Chemistry. New York: Academic Press. tr. 289pp.
  7. Cram, Donald J. (1964). Organic Chemistry. George S. Hammond. New York: McGraw-Hill. tr. 846pp. 2nd ed.
  8. Cram, Donald J. (1959). Organic Chemistry. George S. Hammond. New York: McGraw-Hill. tr. 712pp. 1st ed.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo & Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Donald J. Cram. “Autobiography”. The Nobel Foundation.
  2. ^ a b c d e f “Donald Cram, Nobel Laureate and UCLA Chemist, Dies at 82” (Thông cáo báo chí). University of California. ngày 19 tháng 6 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ chương trình Giúp đỡ các gia đình có các con phụ thuộc của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ
  4. ^ a b c d e f “Donald J. Cram, Ph.D.: A 1941 Rollins College Chemistry Alumnus and winner of the 1987 Nobel Prize in Chemistry”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ James, Laylin K. (1994). Nobel Laureates in Chemistry 1901-1992. Washington, DC: American Chemical Society and Chemical Heritage Foundation. tr. 146pp. ISBN 0-8412-2459-5.
  6. ^ “University of Nebraska Research Library entry”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
  7. ^ Harvard Library Hollis search
  8. ^ Studies in Stereochemistry. X. The Rule of "Steric Control of Asymmetric Induction" in the Syntheses of Acyclic Systems Donald J. Cram, Fathy Ahmed Abd Elhafez J. Am. Chem. Soc.; 1952; 74(23); 5828-5835. Abstract
  9. ^ Juyoung Yoon, Carolyn B. Knobler, Emily F. Maverick and Donald J. Cram (1997). “Dissymmetric new hemicarcerands containing four bridges of different lengths”. Chem. Commun. (14): 1303–1304. doi:10.1039/a701187c.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ National Science Foundation - The President's National Medal of Science

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]