Bước tới nội dung

Siarnaq

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Siarnaq (vệ tinh))
Siarnaq
Khám phá
Khám phá bởiBrett J. Gladman và các cộng sự
Tên định danh
S/2000 S 3
Saturn XXIX
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 2000 Feb. 26.00
17.531 Gm
Độ lệch tâm0,2961
895,55 ngày
(2,45 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo46,0°
Đặc trưng vật lý
Kích thước40 km[1]
10 h 09 m[2]
Suất phản chiếu0.04[1] (giả sử)
Kiểu phổ
đỏ nhạt
B−V=0.87, R−V=0.48[3]

Siarnaq (/ˈsɑːrnɑːk/ SEE-ar-nahkSEE-ar-nahk), hay Saturn XXIX, là một vệ tinh tự nhiên dị hình của Sao Thổ chuyển động cùng chiều với Sao Thổ. Nó được phát hiện bởi Brett J. Gladman và các cộng sự vào năm 2000,[6][7] và được đặt ký hiệu tạm thời là S/2000 S 3. Được đặt tên theo Siarnaq khổng lồ trong thần thoại Inuit,[8] vệ tinh này là thành viên lớn nhất trong nhóm Inuit, nhóm bao gồm các vệ tinh dị hình.

Nhóm các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Thổ: Inuit (xanh lam) và Gallic (đỏ). Độ lệch tâm quỹ đạo được biểu thị bởi các đường màu vàng kéo dài từ cận điểm tới viễn điểm.

Vệ tinh Siarnaq được cho là có đường kính vào khoảng 40 kilomet. Nó quay quanh Sao Thổ với một khoảng cách trung bình 17.5 Gm trong 895 ngày. Chu kỳ tự quay của nó được tính bởi tàu vũ trụ Cassini là xấp xỉ 10 tiếng 9 phút;[2] đây là chu kỳ tự quay ngắn nhất trong số tất cả các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Thổ.

Nó có màu đỏ nhạt, và quang phổ trong tia hồng ngoại của vệ tinh Siarnaq thì rất giống với các vệ tinh trong nhóm Inuit là vệ tinh Paaliaq và vệ tinh Kiviuq, điều này đã hỗ trợ cho giả thiết về một nguồn gốc chung của nhóm Inuit bắt nguồn từ một sự vỡ vụn của một thiên thạch lớn hơn[3][9][10]

Siarnaq được phát hiện có cộng hưởng lâu dài với Sao Thổ, liên quan tới sự tiến động của cận điểm quỹ đạo của nó và của hành tinh.[11]1 Nghiên cứu những cộng hưởng này là chìa khóa giúp hiểu được cơ chế bắt giữ các vệ tinh dị hình và, giả sử có một nguồn gốc chung cho nhóm động học trong một vụ vỡ vụn của một thiên thạch duy nhất, thì có thể giúp lý giải được sự phân tán hiện tại của các yếu tố quỹ đạo.

1kinh độ của củng điểm hoàng đạo của vệ tinh và hành tinh bị khóa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Scott Sheppard pages
  2. ^ a b Denk, T., Mottola, S. (2013): Irregular Saturnian Moon Lightcurves from Cassini-ISS Observations: Update. Abstract 406.08, DPS conference 2013, Denver (Colorado)
  3. ^ a b Grav, T.; and Bauer, J.; A deeper look at the colors of Saturnian irregular satellites
  4. ^ Discovery Circumstances (JPL)
  5. ^ Mean orbital parameters from JPL
  6. ^ IAUC 7513: S/2000 S 3 and S/2000 S 4 ngày 25 tháng 10 năm 2000 (discovery)
  7. ^ MPEC 2000-Y14: S/2000 S 3, S/2000 S 4, S/2000 S 5, S/2000 S 6, S/2000 S 10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 (discovery and ephemeris)
  8. ^ IAUC 8177: Satellites of Jupiter, Saturn, Uranus ngày 8 tháng 8 năm 2003 (naming the moon)
  9. ^ Gladman, B. J.; Nicholson, P. D.; Burns, J. A.; Kavelaars, J. J.; Marsden, B. G.; Holman, M. J.; Grav, T.; Hergenrother, C. W.; Petit, J.-M.; Jacobson, R. A.; and Gray, W. J.; Discovery of 12 satellites of Saturn exhibiting orbital clustering, Nature, 412 (ngày 12 tháng 7 năm 2001), pp. 163–166
  10. ^ Grav, T.; Holman, M. J.; Gladman, B. J.; Aksnes, K.; Photometric survey of the irregular satellites, Icarus, 166 (2003), pp. 33-45
  11. ^ Ćuk, M.; Burns, J. A.; On the Secular Behavior of Irregular Satellites, The Astronomical Journal, 128 (2004), pp. 2518-2541