Bước tới nội dung

Scolopsis monogramma

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Scolopsis monogramma
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Acanthuriformes
Họ: Nemipteridae
Chi: Scolopsis
Loài:
S. monogramma
Danh pháp hai phần
Scolopsis monogramma
(Cuvier, 1830)
Các đồng nghĩa
  • Scolopsides monogramma Cuvier, 1830

Scolopsis monogramma, một số tài liệu tiếng Việt gọi là cá dơi mô-nô, là một loài cá biển thuộc chi Scolopsis trong họ Cá lượng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh monogramma được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: mónos (μόνος; "đơn; một") và grámma (γράμμα; "dòng chữ"), hàm ý không rõ, có thể đề cập đến dải sọc nâu đen ở bên lườn của loài cá này.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Myanmar, S. monogramma được phân bố trải dài gần như khắp Đông Nam Á, xa về phía đông đến Papua New Guinea, giới hạn phía nam đến Úc, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản).[1]

Việt Nam, S. monogramma được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh);[4] Hà Tĩnh;[5] quần đảo Hoàng Sacù lao Chàm (Quảng Nam);[6] bờ biển Ninh Thuận[7]Phú Yên;[8] cù lao Câu (Bình Thuận);[9] quần đảo An Thới,[10] quần đảo Nam Du[11], quần đảo Hà Tiên[12] và bờ biển Hà Tiên (Kiên Giang).[13]

S. monogramma thường xuất hiện trên nền cát gần các rạn san hô, cũng có khi được tìm thấy trong các thảm cỏ biển, độ sâu đến ít nhất là 50 m.[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. monogramma là 38 cm.[2] Loài này thường có màu nâu xám nhạt, dọc bên lườn có một dải nâu sẫm từ mắt xuống cuống đuôi; dải này rất rõ ở cá con, nhưng ở nhiều cá thể trưởng thành, dải này lại rất nhạt (gần như không thấy). Đầu có nhiểu vệt sọc màu xanh lơ, đặc biệt sọc một sọc nối giữa hai mắt ở phía trên mũi. Thùy trên của vây đuôi dài hơn so với thùy dưới, thường phát triển thêm các sợi tia ở cá trưởng thành.[14]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7; Số tia vây ở vây ngực: 18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[15]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

S. monogramma sống đơn độc hoặc hợp thành từng nhóm nhỏ. Thức ăn của chúng bao gồm những loài cá nhỏ, động vật giáp xác, động vật thân mềmgiun nhiều tơ.[2]

S. monogramma có thể sống được đến ít nhất là 10 năm. Theo quan sát ở Nhật, thời điểm sinh sản của S. monogramma diễn ra vào khoảng tháng 6tháng 7 (đạt đỉnh điểm là tháng 7).[16]

rạn san hô Great Barrier, cá mú con của loài Plectropomus maculatus bắt chước kiểu hình của S. monogramma chưa trưởng thành. Có thể P. maculatus lợi dụng vẻ ngoài tương tự và hành vi ăn các loài giáp xác dưới nền đáy của S. monogramma để săn những loài cá bống sống dưới cát.[17]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

S. monogramma được khai thác ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của chúng. Sản lượng đánh bắt của S. monogrammaOkinawa (Nhật Bản) là 5–7 tấn trong giai đoạn năm 2008–2012.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F. & Lawrence, A. (2016). Scolopsis monogramma. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T69539597A69539761. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T69539597A69539761.en. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Scolopsis monogramma trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Acanthuriformes (part 6)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  4. ^ Seishi Kimura; Hisashi Imamura; Nguyễn Văn Quân; Phạm Thùy Dương (biên tập). Fishes of Ha Long Bay, the World Natural Heritage Site in northern Vietnam (PDF). Đại học Mie, Nhật Bản: Fisheries Research Laboratory. tr. 244.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Biện Văn Quyền, Võ Văn Phú (2017). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật: 883–891. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
  12. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Văn Hiếu; Đỗ Anh Duy; Vũ Quyết Thành; Nguyễn Khắc Bát (2021). “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57 (4A): 93–101. doi:10.22144/ctu.jvn.2021.117. ISSN 1859-2333.
  13. ^ Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh; Tràn Thị Hồng Hoa; Võ Văn Quang; Phan Minh Thụ (2021). “Components of fish fauna in the coastal waters of Ha Tien, Vietnam” (PDF). Journal of Biology and Nature. 13 (2): 1–15. ISSN 2395-5384.
  14. ^ R. D. Stuart-Smith; G.J. Edgar; A. J. Green; I. V. Shaw (biên tập). Scolopsis monogramma Nemipteridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  15. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 207. ISBN 978-0824818951.
  16. ^ a b Akita, Yuichi; Tachihara, Katsunori (2014). “Age, growth, maturity, and sex changes of monogrammed monocle bream Scolopsis monogramma in the waters around Okinawa-jima Island, Japan” (PDF). Fisheries Science. 80: 679–685. doi:10.1007/s12562-014-0745-7.
  17. ^ Chen, K.-S.; Wen, C. K.-C. (2018). “The predator's new clothes: juvenile Plectropomus maculatus, a mimic of Scolopsis monogramma”. Coral Reefs. 37 (4): 1241–1241. doi:10.1007/s00338-018-01746-9. ISSN 1432-0975.