Pyroxferroit
Giao diện
Pyroxferroit | |
---|---|
Thông tin chung | |
Thể loại | Silicat mạch |
Công thức hóa học | (Fe2+,Ca)SiO3 |
Phân loại Strunz | 09.DO.05 |
Hệ tinh thể | ba nghiêng, nhóm không gian P1 hoặc P1; a = 0.66213 nm, b = 0.75506 nm, c = 1.73806 nm, α = 114.267°, β = 82.684°, γ = 94.756°, Z = 14 |
Nhận dạng | |
Màu | Yellow |
Cát khai | tốt trên (010), kém trên (001) |
Độ cứng Mohs | 4,5–5,5 |
Ánh | thủy tinh |
Màu vết vạch | trắng |
Tỷ trọng riêng | 3,68–3,76 g/cm³ (đo) |
Thuộc tính quang | hai trục (+) |
Chiết suất | nα = 1.748–1.756 nβ = 1.750–1.758 nγ = 1.767–1.768 |
Đa sắc | mờ nhạt; vàng nhạt đến vàng cam |
Góc 2V | 34–40° |
Tham chiếu | [1][2][3][4] |
Pyroxferroit (Fe2+,Ca)SiO3 là một loại khoáng vật silicat mạch. Thành phần chính của nó gồm sắt, silic và oxy, còn các tỉ lệ nhỏ hơn gồm calci và nhiều kim loại khác.[1] Cùng với armalcolit và tranquillityit, nó là một trong ba khoáng vật được tìm thấy khi khám phá Mặt Trăng. Sau đó, nó được tìm thấy trong các thiên thạch Mặt Trăng và Sao Hỏa cũng như trong vỏ của Trái Đất. Pyroxferroit có thể cũng được tạo ra bằng cách ủ clinopyroxen tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao. Khoáng vật này ở trạng thái kích thích và phân hủy từ từ ở nhiệt độ phòng, nhưng quá trình này có thể kéo dài hàng tỉ năm.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Pyroxferroite” (PDF). Handbook of Mineralogy. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
- ^ “Pyroxferroite”. Mindat.org. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Pyroxferroite”. Webmineral. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Chao, E. C. T. (1970). “Pyrox-ferrite, a new calcium-bearing iron silicate from Tranquillity Base”. Geochimica et Cosmochimica Acta Supplement, Volume 1. Proceedings of the Apollo 11 Lunar Science Conference held 5–8 January, 1970 in Houston, TX. Pergammon Press. 1: Mineralogy and Petrology: 65. Bibcode:1970GeCAS...1...65C.