Bước tới nội dung

Phan Thục

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan phu nhân
潘夫人
Ngô Đại Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đông Ngô
Tại vị251 - 252
Tiền nhiệmHoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệmToàn Huệ Giải
Thông tin chung
Sinh?
huyện Cú Chương, quận Cối Kê (nay là Ninh Ba, Chiết Giang)
Mất252
Nội cung, Đông Ngô
An tángTưởng lăng (蒋陵)
Phu quânNgô Đại Đế Tôn Quyền
Hậu duệNgô Thiếu Đế Tôn Lượng

Phan Thục (chữ Hán: 潘淑; ? - 252) là một người vợ rất được sủng ái của Ngô Đại Đế Tôn Quyền, bà là Hoàng hậu đầu tiên được chính thức sắc phong của Đông Ngô, và sinh ra người thừa kế là Ngô Thiếu Đế Tôn Lượng.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan thị người huyện Cú Chương, quận Cối Kê (nay là Ninh Ba, Chiết Giang), là con gái của một gia đình quan lại bậc thấp. Sau cha bà bị tội, Phan Thục cùng chị gái bị liên lụy, đày làm tì nữ phòng dệt. Phan thị được sử tác miêu tả là "dung sắc uyển luyến, đẹp như thiên tiên, có tiếng là Giang Đông tuyệt sắc."[1]

Sau đó, Tôn Quyền trông thấy bà, cảm thấy vẻ đẹp khác thường nên quyết định triệu vào cung hầu, phong làm phu nhân. Sự sủng ái không ngừng của Tôn Quyền khiến Phan Thục nhanh chóng có thai. Trước khi đến kì sinh, bà nằm mơ thấy thần nhân đem đầu rồng trước mặt mình, sau khi dùng hạ y đón lấy thì lập tức sinh hạ Tôn Lượng.

Năm Xích Ô thứ 13 (250), tháng 11, Tôn Lượng được lập làm Thái tử. Với thân phận là mẹ Thái tử, Phan Thục xin cùng rước người chị vẫn còn ở trú phòng được xuất ra, Tôn Quyền chấp nhận. Khi đó, dù Tôn Quyền xưng Đế cũng hơn 10 năm, nhưng chưa hề có chính phu nhân, và cũng chưa từng lập ai làm Hoàng hậu.

Cuối cùng, năm Thái Nguyên nguyên niên (251), tháng 5, Tôn Quyền vì thân phận Thái tử chi mẫu của Phan thị, chính thức lập bà làm Hoàng hậu, đại xá thiên hạ. Bà trở thành vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống. Tôn Quyền tuổi cao sức yếu hầu như việc gì cũng thuận theo ý bà. Vốn xuất thân hèn kém, lại không được học hành, không được đọc sách thánh hiền nên dù có làm đến hoàng hậu thì tiếc rằng cũng không có khí chất của con nhà khuê tú. Vì vậy, Phan Thục tuy xinh đẹp nhưng gian xảo, khéo đón biết ý thánh chúa, lại có tính ghen tuông, hãm hại qua không ít người. Sử gia Trần Thọ cũng nhận xét: "Tính hiểm đố dung mị."[2].

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, sự tung hoành của Phan Thục chỉ vỏn vẹn chưa được một năm. Vào năm đó (251), tháng 11, Tôn Quyền mắc bệnh nặng, nằm liệt giường. Trước tình hình Hoàng đế có nguy cơ giá băng bất cứ lúc nào, Phan Thục nôn nóng dự trù cho con trai mình, bèn sai người đến hỏi Trung thư lệnh Tôn Hoằng, lấy sự tích Lữ hậu nhiếp chính năm xưa, cho thấy rõ dã tâm muốn can dự triều chính của mình.

Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, Phan Thục đột ngột qua đời. Khi đó, Phan Thục nhiều đêm hầu thuốc Hoàng đế nên thành bệnh, cung nữ thừa lúc đó ép bà chết ngay trong nội viện, kết thúc một đời truyền kì của Phan Thục. Phan Thục sống bên Tôn Quyền gần 10 năm. Nhiều thuyết cho rằng, vì quyền lực và mâu thuẫn của Phan Thục với quần thần quá lớn, nên có một thế lực đã xui khiến cung nữ giết chết bà. Sự tình mau chóng bại lộ, những người tham gia đều bị giết chết. Cái chết của bà là cú đánh cuối cùng vào Tôn Quyền đã già yếu bệnh tật, chỉ vài tháng sau thì Tôn Quyền cũng băng hà.

Cả hai được hợp táng cùng ở Tưởng lăng (蒋陵).

Điển cố

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần nữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ thân Phan Thục phạm pháp, bà bởi vậy sung nhập dệt thất. Hàng ngày vất vả dệt vải đan áo. Nhưng lạ thay, Phan Thục càng lớn càng đẹp nghiêng nước nghiêng thành, mấy trăm cung nữ cùng sống trong cung với bà đều không dám giao thiệp với bà mà chỉ ngưỡng mộ từ xa gọi bà là Thần nữ (神女).

Có người đem sự tình của Phan thị nói cho Ngô chủ Tôn Quyền, thế là Ngô chủ lệnh họa sĩ vẽ Phan thị một bức họa. Vì khi đó công việc nặng nhọc, Phan Thục ưu tư quá độ mà có vẻ tinh tế nhu nhược, tuy rằng vẻ mặt ai oán nhưng vẫn là xinh đẹp cực kỳ. Họa sư vẽ y chang dung mạo của bà, sau đó còn đem sự tình kể lại cho Ngô chủ. Tôn Quyền say đắm bức họa, than rằng: "Này thật là Thần nữ a! Khuôn mặt ưu sầu như vậy làm người động tâm, huống chi là nhoẻn miệng cười?".

Sau đó Tôn Quyền sai người đến dệt thất đưa nàng về cung, thập phần sủng ái.

Lựu hoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô chủ Tôn Quyền hay đem Phan phu nhân đi du lãm Chiêu Tuyên đài (昭宣台). Khi đó Phan phu nhân đã hơi ngà say, chệnh choạng phun rượu vào cái hồ lô bằng ngọc, lệnh tì nữ đem đi dổ, thì thấy rơi ra một chiếc nhẫn bằng hồng bảo thạch. Phan phu nhân liền đem chiếc nhẫn treo lên cây thạch lựu. Ban đầu người ta dần gọi là Hoàn lựu đài (环榴台), sau vì Ngô chủ lại cải thành Lựu hoàn đài (榴环台).

Người đời nhân sự tích này, tôn gọi Phan Thục là Lựu Hoa hoa thần (榴花花神).

Tôn Quyền cùng Phan Thục đi câu cá ở Điếu Ngư đài (钓鱼台). Cứ mỗi lần câu thì cá sau lại càng to hơn cá trước, Tôn Quyền rất mừng rỡ, nhưng Phan Thục lại nói: "Trước kia thiếp nghe nói qua, người bắt đầu câu được cá luôn là vui sướng; sau thì câu đến cá lớn hơn nữa thì những con cá câu trước liền sẽ bị bỏ qua. Xưa có Long Dương Quân "vi ngư nhất khốc". Hiện giờ chúng ta thật cao hứng, ai hiểu được về sau liền sẽ không có một ngày phát sầu."

Sau đó, những năm cuối, mọi người trong triều liên tiếp tranh đấu, nhiều người dần bị biếm truất. Đương thời lại khen tài học của Phan phu nhân[3].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 探索发现20161125期《考古中国》第八集《刻不容缓的发掘》 谭绍的吉水东吴墓[liên kết hỏng]
  2. ^ Nguyên văn: 性险妒容媚
  3. ^ 《拾遗记》:吴主潘夫人,父坐法,夫人输入织室,容态少俦,为江东绝色。同幽者百余人,谓夫人为神女,敬而远之。有司闻于吴主,使图其容貌。夫人忧戚不食,减瘦改形。工人写其真状以进,吴主见而喜悦,以虎魄如意抚按即折。嗟曰:"此神女也,愁貌尚能惑人,况在欢乐!"乃命雕轮就织室,纳于后宫,果以姿色见宠。每以夫人游昭宣之台,志意幸惬,既尽酣醉,唾于玉壶中,使侍婢泻于台下,得火齐指环,即挂石榴枝上,因其处起台,名曰环榴台。时有谏者云:"今吴、蜀争雄,'还刘'之名,将为妖矣!"权乃翻其名曰榴环台。又与夫人游钓台,得大鱼。王大喜,夫人曰:"昔闻泣鱼,今乃为喜,有喜必忧,以为深戒!"至于末年,渐相谮毁,稍见离退。时人谓"夫人知几其神"。钓台基今尚存焉。