Bước tới nội dung

Nihon Hidankyō

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nihon Hidankyō
Thành lập10 tháng 8 năm 1956; 68 năm trước (1956-08-10)
Tiêu điểmXóa bỏ vũ khí hạt nhân
Trụ sở chínhShibadaimon, Minato, Tokyo
Vùng phục vụ
Nhật Bản
Phương phápVận động hành lang
Giám đốc điều hành
Kido Sueichi
Giải thưởngGiải Nobel Hòa bình năm 2024
Trang webwww.ne.jp/asahi/hidankyo/nihon/english/index.html

Hội đồng các nhóm nạn nhân bom nguyên tử và bom nhiệt hạch Nhật Bản (日本原水爆被害者団体協議会 (Nhật Bản nguyên thủy bạo bị hại giả đoàn thể hiệp nghị hội) Nihon gensuibaku higaisha dantai kyōgi-kai?), thường được rút ngắn thành Nihon Hidankyō (日本被団協 (Nhật Bản bị đoàn hiệp) Nihon Hidankyō?), là một tổ chức đại diện cho các nạn nhân (được gọi là hibakusha) của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, được thành lập vào năm 1956.

Nihon Hidankyō vận động chính phủ Nhật Bản tăng cường hỗ trợ các nạn nhân và quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân.[1] Các hoạt động của tổ chức bao gồm ghi lại hàng ngàn lời khai của nhân chứng, công bố các nghị quyết, lời kêu gọi và mỗi năm cử phái đoàn đến các tổ chức quốc tế để vận động giải trừ hạt nhân, bao gồm Liên Hợp Quốc.[2]

Nihon Hidankyō được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2024 "vì nỗ lực thực hiện một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh qua lời khai của nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân tuyệt đối không thể được sử dụng nữa".[2][3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng thư ký Nihon Hidankyō Tanaka Terumi nói chuyện với người trẻ về việc sống sót qua vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki tại một sự kiện Liên Hợp Quốc ở Viên vào năm 2007

Sau khi cư dân của các đảo san hô lân cận Đảo san hô vòng Bikini và 23 thuyền viên tàu đánh cá Nhật Bản Daigo Fukuryū Maru mắc hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính vì bị nhiễm phóng xạ từ vụ thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch Castle Bravo vào năm 1954, Hội đồng Nhật Bản cấm bom nguyên tử và bom nhiệt hạch được thành lập ở Hiroshima vào năm 1955.[4] Nihon Hidankyō được những nạn nhân vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki thành lập vào ngày 10 tháng 8 năm 1956 tại hội nghị thường niên lần thứ hai của Hội đồng ở Nagasaki.[5]

Tanaka Terumi (thứ hai bên trái), Tanaka Shigemitsu và Mimaki Toshiyuki (bìa phải) tại Lễ trao Giải Nobel Hòa bình 2024

Phong trào chống hạt nhân Nhật Bản bị chia rẽ nội bộ khi Hội đồng tham gia tích cực vào biểu tình chống Hiệp ước an ninh Nhật Bản - Hoa Kỳ cùng với Đảng Xã hội Nhật Bản vào năm 1959.[6] Một số lượng lớn những người ủng hộ rút khỏi Hội đồng và thành lập một tổ chức mới dưới sự lãnh đạo của Matsushita Masatoshi, lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ, với sự hỗ trợ của Đảng Dân chủ Tự do.[7] Khi phe cộng sản trong Hội đồng từ chối lên án Liên Xô tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 1961, căng thẳng nội bộ phong trào trở nên nghiêm trọng,[8] khiến cho một nhóm chống thử nghiệm vũ khí hạt nhân được Đảng Xã hội Nhật Bản hậu thuẫn tách ra thành một tổ chức mới.[9] Những căng thẳng trong phong trào chống hạt nhân gây chia rẽ nội bộ ở một số Hidankyō cấp tỉnh. Ví dụ: ở Hiroshima có hai Hidankyō do Đảng Xã hội Nhật Bản hậu thuẫn và Hidankyō do Đảng Cộng sản Nhật Bản hậu thuẫn. Năm 1965, Nihon Hidankyō tuyên bố không liên kết với bất kỳ đảng phái chính trị nào.[10]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoạt động của Nihon Hidankyō bao gồm:[11]

  • Vận động xóa bỏ vũ khí hạt nhân và yêu cầu bồi thường từ các chính phủ
  • Kiến nghị chính phủ Nhật Bản, Liên Hợp Quốc và những chính phủ khác
  • Loại bỏ vũ khí hạt nhân, thành lập một điều ước quốc tế về giải trừ hạt nhân, tổ chức hội nghị quốc tế, ban hành luật chống hạt nhân và tăng cường các biện pháp hỗ trợ hibakusha
  • Nâng cao nhận thức về vụ ném bom nguyên tử trong nước và quốc tế
  • Nghiên cứu, xuất bản, triển lãm và hội họp về thiệt hai bom nguyên tử
  • Tư vấn, hỗ trợ hibakusha

Nhân vật chủ chốt

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tanaka Terumi: bị phơi nhiễm phóng xạ ở Nagasaki khi mới 13 tuổi;[12]
  • Tanaka Shigemitsu: bị phơi nhiễm phóng xạ ở Nagasaki 6 km khi mới 4 tuổi;[13][12]
  • Mimaki Toshiyuki:[14] bị phơi nhiễm phóng xạ ở Hiroshima khi mới 3 tuổi[13][15]

Tổng thư ký

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kido Sueichi: bị phơi nhiễm phóng xạ ở Nagasaki khi mới 5 tuổi[15]

Trợ lý tổng thư ký

[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Moritaki Ichiro: chủ tịch sáng lập Nihon Hidankyo, chủ tịch sáng lập Hidankyo tỉnh Hiroshima, chủ nhiệm ủy ban của Hiệp hội Nước nguyên tử, chủ tịch thứ ba Hội nghị toàn quốc Nhật Bản về việc cấm bom nguyên tử và bom nhiệt hạch; qua đời vào ngày 25 tháng 1 năm 1994
  • Taniguchi Sumiteru: bị thương nặng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki khi mới 16 tuổi; đồng chủ tịch cho đến khi qua đời vào ngày 20 tháng 8 năm 2017[18]
  • Ito Takeshi: bị phơi nhiễm phóng xạ khi đang học lớp ba tại Trường Trung học cơ sở số 1 của tỉnh Hiroshima; đồng chủ tịch cho đến khi qua đời vào ngày 3 tháng 3 năm 2000.
  • Tsuboi Sunao: bị thương nặng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khi mới 20 tuổi; đồng chủ tịch cho đến khi qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 2021[19]
  • Iwasa Mikiso: bị thương nặng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khi mới 16 tuổi; đồng chủ tịch cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 9 năm 2020[20]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi được trao Giải Nobel Hòa bình, Nihon Hidankyō được Phòng Hòa bình Quốc tế đề cử vào các năm 1985, 1994 và 2015.[24]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Welcome to HIDANKYO”. Japan Confederation of A- and H-Bomb Sufferers Organization (Nihon Hidankyo) website. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ a b c “The Nobel Peace Prize 2024 – Press release”. NobelPrize.org (bằng tiếng Anh). 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ “Nobel Peace Prize awarded to the Japanese organisation Nihon Hidankyo of survivors of the World War II atomic bombings”. The Telegraph (India). 11 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ “ヒロシマの記録1955 9月” [Hồ sơ Hiroshima tháng 9 năm 1955]. 中国新聞ヒロシマ平和メディアセンター (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ “被爆者の願いの実現をめざして、どのような運動をしてきたか” [Đã có những phong trào nào để thực hiện mong muốn của những hibakusha?]. www.ne.jp (bằng tiếng Nhật). 日本被団協. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “ヒロシマの記録1959 3月” [Hiroshima Records of March 1959]. 中国新聞ヒロシマ平和メディアセンター (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ “ヒロシマの記録1961 11月” [Hiroshima Records of November 1961]. 中国新聞ヒロシマ平和メディアセンター (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ “ヒロシマの記録1961 9月” [Hiroshima Records of September 1961]. 中国新聞ヒロシマ平和メディアセンター (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “原水禁とは – 原水禁” [What is Gensuikin?]. 原水禁 – 核と人類は共存できない. 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ “被団協機能不全に 「はっちゃん」の努力 原爆を背負って(42)”. 西日本新聞me (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ “紹介” [Giới thiệu]. www.ne.jp (bằng tiếng Nhật). 日本被団協. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ a b “被団協 代表委員に田中重光氏 総会で選出 故谷口氏の” [Shigemitsu Tanaka elected as representative committee member of the Hidankyo at general meeting, succeeding the late Mr. Taniguchi]. 長崎新聞 (bằng tiếng Nhật). 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ a b “広島の声 – 広島・長崎の記憶~被爆者からのメッセージ” [Voices of Hiroshima: Memories of Hiroshima and Nagasaki – Messages from atomic bomb survivors]. www.asahi.com. The Asahi Shimbun. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ “Japan's Nihon Hidankyo, organization of atomic bomb survivors, awarded the Nobel Peace Prize”. CBC News. 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ a b “日本被団協の代表委員に箕牧さん 大きな壁に挑む新たな「顔」” [Minomaki appointed as representative committee member of the Japan Confederation of A-bomb Victims Organizations: A new "face" tackling a big challenge]. 朝日新聞デジタル (bằng tiếng Nhật). The Asahi Shimbun. 9 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  16. ^ a b c “About Hidankyo”. www.ne.jp (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  17. ^ “First reactions. Telephone interview, October 2024”. NobelPrize.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2024.
  18. ^ “Nagasaki atomic bomb survivor Sumiteru Taniguchi dies at 88”. BBC. 30 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  19. ^ “Sunao Tsuboi: Campaigning Hiroshima survivor dies aged 96”. BBC. 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  20. ^ “Anti-nuclear crusader Mikiso Iwasa dies at the age of 91”. The Asahi Shimbun. 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  21. ^ “Seán MacBride Peace Prize” (bằng tiếng Anh). International Peace Bureau.
  22. ^ “Japanese atomic bomb survivor organisation Nihon Hidankyo wins Nobel Peace Prize: All you need to know”. The Indian Express (bằng tiếng Anh). 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
  23. ^ Leussink, Daniel; Wang, Irene (13 tháng 10 năm 2024). “In Hiroshima peace park, visitors hope Nobel win will boost peace efforts”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.
  24. ^ Kingston, Jeff (1 tháng 8 năm 2015). “Atomic bomb survivors nominated for Nobel prize”. The Japan Times (bằng tiếng Anh).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]