Bước tới nội dung

Huy Công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nguyễn Huy Công)
Nghệ sĩ Ưu tú
Huy Công
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Huy Công
Ngày sinh
(1927-12-31)31 tháng 12, 1927
Nơi sinh
Nam Sách, Hải Dương
Mất
Ngày mất
27 tháng 5, 2010(2010-05-27) (82 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1956 – 2007
Vai diễnCừ trong Đứa con nuôi
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Nam diễn viên chính xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1977
Nam diễn viên chính xuất sắc
Website

Huy Công (31 tháng 12 năm 192727 tháng 5 năm 2010) là một nam diễn viên điện ảnh Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Không chỉ là người đầu tiên nhận được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam, ông còn là người giữ kỷ lục chiến thắng giải này nhiều nhất ở mảng phim điện ảnh. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Huy Công tên đầy đủ là Nguyễn Huy Công, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1927 tại xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Cha ông là một công nhân hỏa xa đã đưa gia đình từ Hải Hưng về sống tại Hà Bắc.[1]

Từ sớm, ông đã tham gia lực lượng du kích ở thị trấn Kép, Lạng Giang. Năm 1947, ông chính thức nhập ngũ và công tác tại Phòng Thương binh của Chiến khu Việt Bắc, sau đó thì làm phóng viên ảnh cho báo Việt Bắc. Đến tháng 8 năm 1956 thì ông chuyển ngành, chuyển công tác về Xưởng Phim truyện Việt Nam. Huy Công về hưu vào năm 1988, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia vào các bộ phim điện ảnh và truyền hình cho đến năm 2007, trước khi ông lâm bệnh. Ông đã phải điều trị thời gian dài, trải qua nhiều lần phẫu thuật trong suốt 2 năm trước khi qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 2010 tại Bệnh viện Hữu Nghị.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, Huy Công là một trong những diễn viên tham gia đóng Chung một dòng sông, bộ phim đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954.[3] Ông được xem là một trong những nghệ sĩ đặc biệt nhất trong các diễn viên Việt Nam khi bén duyên với điện ảnh khá muộn.[4] Lúc đóng bộ phim đầu tiên, ông đã 32 tuổi. Năm 1967, ông tiếp tục tham gia bộ phim Biển gọi của hai đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi và Nguyễn Ngọc Trung.[5] Bộ phim không chỉ giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 năm 1970,[6][7] mà còn là một trong các tác phẩm giúp biên kịch Hoàng Tích Chỉ nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật trong đợt trao giải thứ 4.[8]

Năm 1970, ông vào vai người tuần đường Thuận trong bộ phim Ga của NSND Trần Đắc. Vai diễn này đã giúp ông giành được giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 vào năm 1973.[9] Ông là người đầu tiên nhận được giải thưởng khi Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 không trao hạng mục này.[10] Cũng trong thập niên 1970, ông tham gia quay bộ phim Độ dốc của đạo diễn Lê Đăng Thực. Vì bộ phim yêu cầu bối cảnh là rừng núi mà quá trình quay phim đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu thức ăn dinh dưỡng, Huy Công đã từng phải bắt rắn để cải thiện bữa ăn.[11]

Sau khi bộ phim Dòng sông âm vang của Nguyễn Đỗ Ngọc phát sóng, Huy Công liên tiếp tham gia vào hai dự án phim Hai người mẹ của đạo diễn Nguyễn Khắc LợiĐứa con nuôi của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Cả hai bộ phim đều chiến thắng 2 hạng mục tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977. Riêng vai anh bộ đội Cừ trong bộ phim Đứa con nuôi đã giúp ông nhận được giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc lần thứ 2.[12] Với việc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 một lần nữa không trao thưởng hạng mục này,[13] ông trở thành Nam diễn viên chính xuất sắc duy nhất của Liên hoan phim Việt Nam trong thập niên 1970.

Năm 1979, bộ phim Tiếng gọi phía trước của đạo diễn Long Vân được đưa đi tham gia Liên hoan phim quốc tế Moskva.[14] Đoàn Việt Nam dự liên hoan phim bao gồm đạo điễn Long Vân, diễn viên Bích Vân và Huy Công. Tại đây, bộ phim đã nhận được Bằng khen đặc biệt của ban giám khảo.[15] Một năm sau, Huy Công nhận được Bằng khen của Bộ Văn hóa trao tặng. Đến năm 1984, ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngay trong đợt phong thưởng danh hiệu đầu tiên.[16]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1959 Chung một dòng sông Quảng NSND Nguyễn Hồng Nghi, NSND Phạm Kỳ Nam[a] [b][c] [18][19]
1965 Trên vĩ tuyến 17 NSƯT Lý Thái Bảo, Nguyễn Nhất Hiên [20]
1966 Biển lửa Tiểu đội trưởng NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực [21]
Lửa rừng Thượng úy đồn trưởng NSND Phạm Văn Khoa
1967 Biển gọi Tiềm NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, NSƯT Nguyễn Ngọc Trung [d] [22][23]
1969 Tiền tuyến gọi Bính NSND Phạm Kỳ Nam [e]
1970 Ga Thuận NSND Trần Đắc [f] [24]
Mùa than Xướng NSND Huy Thành [25]
1971 Không nơi ẩn nấp Bố Mai NSND Phạm Kỳ Nam [g] [26]
Người cộng sản trẻ tuổi Bác Tư NSƯT Vũ Phạm Từ
1972 Sau cơn bão Ông Tảo NSND Phạm Văn Khoa [27]
1973 Độ dốc Hậu NGND Lê Đăng Thực [11]
Bài ca ra trận Chính ủy NSND Trần Đắc [h]
1974 Dòng sông âm vang Vũ Thi Nguyễn Đỗ Ngọc [28]
1975 Hai người mẹ Lào La NSND Nguyễn Khắc Lợi [i] [3]
1976 Đứa con nuôi Cừ NSND Nguyễn Khánh Dư [j] [29]
1977 Những đứa con Bố chị Hiếu
1978 Tiếng gọi phía trước Cát Long Vân [k]
1981 Cuộc chia tay mùa hạ Bí thư Đảng ủy Công NSƯT Nguyễn Ngọc Trung [3]
1982 Miền đất không cô đơn Công NSND Nguyễn Khắc Lợi [30]
1984 Người đi tìm đất Bí thư Điền NSƯT Xuân Sơn [31]
Đàn chim trở về Ông bé Mơ NSND Nguyễn Khánh Dư [l] [32]
1985 Tọa độ chết Lão dân quân Aleksandr Lapshin, Hoàng Tích Chỉ [33]
1986 Y H'Nua Già Mết NSND Bạch Diệp
Dòng sông khát vọng Bác Vĩ NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
1989 Trạng Lão Bộc NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
1990 Học trò thủy thần Ông lái đò NSND Nguyễn Khánh Dư [34]
1991 Phía sau cổng trời Tướng Tráng Vằn Hoài Linh
1992 Anh chỉ có mình em Ông Thực Đới Xuân Việt
1993 Truyền thuyết tình yêu thần nước Thần rùa Hà Sơn [3]
1995 Dã Tràng xe cát biển Đông Ông già Tràng NSND Nguyễn Khánh Dư, Nguyễn Khánh Sơn [35]
1997 Hà Nội mùa đông năm 46 Cụ Nguyễn Văn Dương NSND Đặng Nhật Minh [m]
Trưởng ban dân số Cụ Ấm Trần Trung Nhàn
2002 Hà Nội 12 ngày đêm Lão dân quân NSND Bùi Đình Hạc [n]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Nguồn
1995 Chân trời nơi ấy Địa chủ miền tây NSND Huy Thành, NSƯT Trần Vịnh [36]
1996 Lúa thì con gái Vi Hòa VTV1
1997 Cơn bão đen NSƯT Nguyễn Hữu Mười, NSƯT Vũ Đình Thăng VTV3
Chuyện đời thường Phó Bá Nam VTV3
1998 Chuyện làng Nhô (en) Cụ Tín NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo
Số phận ngọt ngào Trọng Liên
1999 Ngã ba thời gian NSND Trần Phương HanoiTV
2000 Làng Thanh mở phố Hồng Sơn, Pha Lê VTV1
2001 Hai bến một dòng sông Ông Sứt NSƯT Nguyễn Danh Dũng

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Nam diễn viên chính xuất sắc Ga Đoạt giải [9]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Nam diễn viên chính xuất sắc Đứa con nuôi Đoạt giải [29]
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Nam diễn viên điện ảnh Dã Tràng xe cát biển Đông Giải B

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghệ danh Phạm Hiếu Dân.[17]
  2. ^ Được xem là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.
  3. ^ Bộ phim giành được Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
  4. ^ Bộ phim giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 năm 1970.
  5. ^ Bộ phim giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
  6. ^ Giành được giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
  7. ^ Bộ phim giành được bằng khen cho phim truyện điện ảnh xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
  8. ^ Bộ phim giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 năm 1975.
  9. ^ Bộ phim giành được giải Đạo diễn xuất sắc (cho Nguyễn Khắc Lợi) và Quay phim xuất sắc (cho Nguyễn Khánh Dư) tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977.
  10. ^ Giành được giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977.
  11. ^ Bộ phim giành được Bằng khen đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 11 năm 1979.
  12. ^ Bộ phim giành giải Bông sen bạc cho phim truyện thiếu nhi tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985.
  13. ^ Bộ phim giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 năm 1999.
  14. ^ Bộ phim giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 năm 2004.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 74.
  2. ^ Ngọc Trần (27 tháng 5 năm 2010). “NSƯT Huy Công từ trần”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b c d Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 73.
  4. ^ Thảo Duyên (6 tháng 1 năm 2011). “Nghệ sĩ Văn Báu: Càng trải nghiệm nhiều, càng yêu vai diễn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 49.
  6. ^ Hải Ninh (22 tháng 4 năm 2009). “Ðạo diễn của những bộ phim lịch sử”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Malo & Williams (1994), tr. 71.
  8. ^ Nguyễn Thị Thu Hà (23 tháng 3 năm 2022). “Hoàng Tích Chỉ - nhà biên kịch hàng đầu của Điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 511.
  10. ^ “Danh sách Nam nữ diễn viên xuất sắc nhất tại các kỳ LHPVN”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  11. ^ a b Thảo Duyên (8 tháng 6 năm 2009). “NSƯT Thanh Thủy: Gừng càng già càng cay”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977). Đại đoàn kết, Số phát hành 9-29. Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 5. OCLC 474233951. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ III”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  14. ^ Yutkevich (1986), tr. 85.
  15. ^ Vvedensky (1980), tr. 547.
  16. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định 44-CT tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ Hà Thu (15 tháng 3 năm 2011). "Chung một dòng sông" sống cùng thời gian”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ Thảo Duyên (7 tháng 7 năm 2010). “NSND Thu An: Người nhà quê giữa phố”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ Lý Phương Dung (12 tháng 3 năm 2013). “Những người "chép sử" bằng điện ảnh”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 226.
  22. ^ Fu & Yip (2019), tr. 31.
  23. ^ Nguyên Khánh (28 tháng 8 năm 2020). “Trần Phương - Át chủ bài của điện ảnh thời kỳ đầu”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  24. ^ Trung Sơn (2004), tr. 71.
  25. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 256.
  26. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 799.
  27. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 270.
  28. ^ Fu & Yip (2019), tr. 16.
  29. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 673.
  30. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 808.
  31. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 810.
  32. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 240.
  33. ^ Navarro (2018), tr. 199.
  34. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 75.
  35. ^ Hải Đông (31 tháng 5 năm 2010). “Ông "Dã Tràng" đã thôi "xe cát". Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ Nguyễn Quang Ân (2002), tr. 324.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]