Bước tới nội dung

Biển gọi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển gọi
Đạo diễnNguyễn Tiến Lợi
Nguyễn Ngọc Trung
Kịch bảnHoàng Tích Chỉ
Sản xuấtHồng Quang
Diễn viênTrần Phương
Ngọc Lan
Huy Công
Phi Nga
Quay phimThẩm Võ Hoàng
Dương Đình Bá
Nguyễn Xuân Chân
Dựng phimNguyễn Văn Long
Âm nhạcHoàng Vân
Hãng sản xuất
Công chiếu
1967
Thời lượng
64 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Biển gọi là bộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh của Việt Nam sản xuất năm 1967 do Nguyễn Tiến Lợi và Nguyễn Ngọc Trung đạo diễn, kịch bản được viết bởi Hoàng Tích Chỉ. Với các diễn viên chính Huy Công, Ngọc Lan, Phi NgaTrần Phương.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim lấy bối cảnh một làng chài, nơi thường xuyên bị máy bay Mĩ tấn công. Trong một chuyến ra khơi, đoàn thuyền của Làng bị tấn công, thuyền trưởng Tơm cùng các ngư dân dồn hỏa lực khiến một chiếc máy bay Mĩ bị hạ. Nhưng Tơm cũng hy sinh trong cuộc tấn công này. Với tinh thần chống giặc dâng cao, cả làng sau đó có những cuộc trao đổi về việc phân công người tiếp viện ra đảo.

  • Trần Phương vai Thuyền trưởng Tơm
  • Phi Nga vai Vợ Tơm
  • Huy Công vai Bí thư Tiềm
  • Ngọc Lan vai Vợ Tiềm
  • Sĩ Cừ vai Bác Tâm
  • Ba Dzu vai Ông cụ Mẹo
  • Tuyết Trinh vai Bà cụ Mẹo
  • Nguyễn Hồng Dương vai Con trai Tơm
  • Phạm Thị Nhi vai Mẹ Tơm
  • Tố Uyên vai Sao (con gái cụ Mẹo)
  • Đào Thị Tuyết vai Con gái Tơm
  • Trần Trung Đức vai Con trai nhỏ của Tơm

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiết kế mỹ thuật : Phạm Quang Vĩnh
  • Dựng cảnh : Nguyễn Khánh Nội
  • Âm thanh : Hoàng Việt
  • Hóa trang : Nguyễn Quý Phúc, Trần Kim Phượng
  • Ánh sáng : Trần Minh Tiến

Kịch bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản bộ phim được Hoàng Tích Chỉ sáng tác trong một tuần tại một làng chài ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.[1] Tại đây, đoàn làm phim chứng kiến cảnh một làng phải đội khăn sau cuộc không kích của quân đội Mĩ. Đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi đã gợi ý Hoàng Tích Chỉ xây dựng kịch bản.[2]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim được quay năm 1967 tại Trà Cổ.[3][4] Trong phim có cảnh một cậu bé ra mộ của lính Mĩ ở ven biển đã phải quay lại 7 lần, mất khoảng một tháng để quay lại, in tráng và trình Ban Giám đốc hãng phim.[4]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển gọi trên Internet Movie DatabaseSửa dữ liệu tại Wikidata

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b cand.com.vn. “Từ một trinh sát Công an đến nhà biên kịch nổi tiếng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ toquoc.vn. “Người luôn gặp 'cơ duyên'. toquoc.vn. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Phương Hà (3 tháng 12 năm 2016). “NSƯT Ngọc Lan: Hồng nhan nhưng không đa đoan”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b “HỌA SĨ, NSND PHẠM QUANG VĨNH: "Sáng tạo thế nào cũng phải mang hồn Việt". laodong.vn. 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.