Bước tới nội dung

Ngữ hệ Pama–Nyungar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngữ hệ Pama-Nyungar)
Ngữ hệ Pama–Nyungar
Phân bố
địa lý
Đa phần nước Úc lục địa, ngoại trừ phần phía bắc Lãnh thổ Bắc ÚcTây Úc
Phân loại ngôn ngữ họcMacro-Pama–Nyungar
Tiền ngôn ngữPama–Nyungar nguyên thủy
Ngữ ngành con
  • và những ngôn ngữ chưa phân loại khác
Glottolog:pama1250[1]
{{{mapalt}}}
Ngôn ngữ Pama–Nyungar (vàng)
Ngôn ngữ Macro-Pama–Nyungar khác (lục và cam)

Ngữ hệ Pama–Nyungarngữ hệ bản địa Úc phổ biến rộng rãi nhất,[2] gồm khoảng 300 ngôn ngữ. Cái tên "Pama–Nyungar" xuất phát từ tên hai phân nhóm cách xa nhau nhất, nhóm ngôn ngữ Pama tại đông bắc Úc và nhóm ngôn ngữ Nyungar tại tây nam Úc. Cả hai từ pamanyungar đều có nghĩa là "đàn ông".

Những ngữ hệ bản địa khác, nhỏ hơn tại Úc có khi được gọi chung là ngôn ngữ phi Pama–Nyungar, dù đây không phải một thuật ngữ phân loại hợp lệ. Ngữ hệ Pama–Nyungar phân bố gần như khắp Úc, với lượng người nói đông nhất và số lượng ngôn ngữ lớn nhất. Đa số ngôn ngữ Pama–Nyungar được nói bởi những nhóm dân tộc nhỏ với chỉ vài trăm người nói hoặc ít hơn. Nhiều ngôn ngữ, tuy không phải tất cả, được xem là đang bị đe dọa, và số khác thì đã biến mất gần đây.

Hệ Pama–Nyungar được xác định và đặt tên bởi nhà ngôn ngữ học Kenneth L. Hale, trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ bản địa Úc của ông. Hệ Pama–Nyungar đã phát triển và lan rộng ra khắp Úc, trong khi những hệ khác tập trung tại phần bờ Bắc.

Phục dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Pama–Nyungar nguyên thủy có lẽ từng hiện diện cách nay 5.000 năm, nhỏ hơn nhiều so với con số 40.000-60.000 năm mà thổ dân đã sống ở Úc. Làm sao mà ngữ hệ Pama–Nyungar lan ra hầu khắp châu Úc và thế chỗ những ngôn ngữ tiền-Pama–Nyungar là điều chưa rõ.[3][4]

Hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Pama-Nyungar, theo phục dựng của Barry Alpher (2004), khá giống với của những ngôn ngữ bản địa Úc ngày nay.

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Trước Sau
Đóng i iː u uː
Mở a aː

Chiều dài nguyên âm chỉ được phân biệt ở âm tiết đầu tiên của từ.

Ngoại vi Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Sau
chân răng
Chân răng Quặt lưỡi
Tắt p k c, cʲ t ʈ
Mũi m ŋ ɲ n ɳ
Cạnh lưỡi ʎ l ɭ
R r ɽ
Bán nguyên âm w j

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc người châu Âu đến Úc, có khoảng 300 ngôn ngữ Pama–Nyungar thuộc về trên 30 phân nhóm. Bên dưới là nhóm ngôn ngữ được liệt kê bởi Bowern (2011). Hệ Pama-Nyungar gồm một số ngôn ngữ khác biệt đến mức khó có thể đặt chúng vào bất kỳ nhóm nào, và cả những ngôn ngữ rất gần gũi nhau đến mức trở thành dãy phương ngữ.[5]

Phân loại truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Dọc theo bờ đông, từ Cape York tới eo biển Bass:

Dọc theo bờ nam, từ Melbourne tới Perth:

Dọc theo bờ tây:

Vào đất liền, phía nam của những ngôn ngữ phi Pama–Nyungar phía bắc:

Và được vây quanh bởi những nhánh kể trên:

Nằm tách biệt với các ngôn ngữ Pama–Nyungar khác:

Phân loại trên không bao gồm những ngôn ngữ tuyệt chủng và thiếu thông tin như tiếng Barranbinjanhóm ngôn ngữ Hạ Burdekin.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Pama–Nyungan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ International Encyclopedia of Linguistics, William J. Frawley, p 232,
  3. ^ Hale & O'Grady, pp. 91–92
  4. ^ Evans & Rhys
  5. ^ Bowern, Claire. 2011. "How Many Languages Were Spoken in Australia?", Anggarrgoon: Australian languages on the web, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (corrected ngày 6 tháng 2 năm 2012)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]