Bước tới nội dung

Ngữ hệ Liên New Guinea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ hệ Liên New Guinea
Phân bố
địa lý
New Guinea, Nusa Tenggara (Alor, Pantar, Timor), quần đảo Maluku
Tiền ngôn ngữLiên New Guinea nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-5:ngf
Glottolog:Không
nucl1709  (Liên New Guinea hạt nhân)[1]
{{{mapalt}}}
Ngữ hệ Liên New Guinea theo các đề xuất khác nhau.
  Phân nhóm mà Usher chấp nhận[2]
  Phân nhóm khác có thêm trong phân loại của Ross (2005)
  Các ngôn ngữ Papua khác
  Các ngôn ngữ Nam Đảo
  Vùng hoang vắng

Ngữ hệ Liên New Guinea (Trans–New Guinea, TNG) là một ngữ hệ ngôn ngữ Papua nói ở New Guinea cùng các đảo lân cận. Đây có lẽ là ngữ hệ có số ngôn ngữ lớn thứ ba thế giới. Phần lõi ngữ hệ đã được xác định, song phạm vi cùng thành phần ngôn ngữ chính xác vẫn chưa chắc chắn. Tổng số người nói ngôn ngữ trong ngữ hệ này là khoảng 3 triệu người.[3] Tính đến nay, đã có ba đề xuất chính về việc phân loại nội tại cho ngữ hệ này.

Ngôn ngữ con

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngữ hệ Liên New Guinea thường được gắn liền với cao nguyên New Guinea (đỏ). Sự lan rộng của hệ có lẽ là nhờ vào sự phát triển trong việc trồng trọt vùng cao; có thể ban đầu hệ lan về phía đông, rồi gần đây hơn mới lan về phía nam.

Hầu hết ngôn ngữ Liên New Guinea có chỉ vài ngàn người nói, chỉ bảy tiếng (Melpa, Kuman, Enga, Huli, Dani Tây, Makasae, Ekari) có 100.000 người nói trở lên.[4] Ngôn ngữ đông người nói nhất nằm ngoài đảo chính New Guinea là tiếng MakasaeĐông Timor, với 100.000 người nói sống ở mạn đông đất nước. Tiếng Enga là ngôn ngữ Liên New Guinea được nói rộng rãi nhất New Guinea, với trên 200.000 người. Tiếng Golin, tiếng Sinasina, tiếng Dani Thung lũng Lớn, tiếng Kamano, tiếng Bunaq mỗi tiếng có 50.000-100.000 người (tiếng GalelaHalmahera, thường được cho là một ngôn ngữ phi Liên New Guinea, cũng có số người nói nằm trong mức 50.000-100.000 người.) Mọi ngôn ngữ Liên Guinea khác đều có dưới 50.000 người nói.[4]

Nơi mà hệ Liên New Guinea (phiên bản của Ross) có độ đa dạng cao nhất (tức nơi phát nguyên khả thi nhất) là vùng cao nguyên nội địa của Papua New Guinea, ở dãy núi trung-đông New Guinea. Tỉnh Papua của Indonesiabán đảo Papua (cái "đuôi chim") của Papua New Guinea có độ đa dạng thấp hơn, nên nhiều khả năng các ngôn ngữ Liên Guinea được mang đến đây sau đó.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nuclear Trans New Guinea”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ NewGuineaWorld Trans–New Guinea
  3. ^ “Papuan”. www.languagesgulper.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ a b Palmer, Bill (2018). “Language families of the New Guinea Area”. Trong Palmer, Bill (biên tập). The Languages and Linguistics of the New Guinea Area: A Comprehensive Guide. The World of Linguistics. 4. Berlin: De Gruyter Mouton. tr. 1–20. ISBN 978-3-11-028642-7.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Pawley, Andrew (1998). “The Trans New Guinea Phylum hypothesis: A reassessment”. Trong Jelle Miedema; Cecilia Odé; Rien A.C. Dam (biên tập). Perspectives on the Bird's Head of Irian Jaya, Indonesia. Amsterdam: Rodopi. tr. 655–90. ISBN 978-90-420-0644-7. OCLC 41025250.
  • Pawley, Andrew (2005). “The chequered career of the Trans New Guinea hypothesis: recent research and its implications”. Trong Andrew Pawley; Robert Attenborough; Robin Hide; Jack Golson (biên tập). Papuan pasts: cultural, linguistic and biological histories of Papuan-speaking peoples. Canberra: Pacific Linguistics. tr. 67–107. ISBN 0-85883-562-2. OCLC 67292782.

Bản mẫu:Malcolm Ross Pronouns