Menkare
Menkare | |
---|---|
Pharaon | |
Vương triều | Có lẽ là ngắn, khoảng năm 2181 TCN (Vương triều thứ 7/8) |
Tiên vương | Netjerkare Siptah |
Kế vị | Neferkare II |
Menkare là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua đầu tiên hoặc thứ hai[1] của vương triều thứ tám. Menkare có thể đã cai trị một thời gian ngắn trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ Cổ Vương quốc và thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất vào đầu thế kỷ 22 trước Công nguyên [2]. Vì là một pharaon của vương triều thứ 7 và thứ 8, trung tâm quyền lực của Menkare nằm tại Memphis.
Chứng thực
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn lịch sử chắc chắn duy nhất của Menkare đó là bản danh sách vua Abydos, một bản danh sách các vị vua được biên soạn dưới thời Seti I cho mục đích tôn giáo và ngày nay nó giữ vai trò là nguồn lịch sử chính cho các vị vua thuộc giai đoạn đầu của thời kỳ Chuyênt tiếp thứ nhất. Tên Prenome Menkare xuất hiện trong mục thứ 41 của bản danh sách này. Một bản danh sách vua khác được biên soạn trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên Ramesses, cuộn giấy cói Turin, có thể đã ghi lại tên của Menkare, tuy nhiên một vết rách lớn đã ảnh hưởng đến cuộn giấy cói này tại nơi tên của Menkare được ghi lại.[3]
Nguồn đương thời
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôi mộ của nữ hoàng Neit ở Nam Saqqara có chứa một bức phù điêu miêu tả vị nữ hoàng này đang ở phía trước một đồ hình hoàng gia bị hư hại.[4] Nhà Ai Cập học Percy Newberry đã đề xuất rằng đồ hình này đọc là Menkare và do đó nó sẽ là sự chứng thực duy nhất dành cho vị vua này mà còn tồn tại cho tới ngày nay.[5] Quan điểm này được Gae Callender tán đồng, bà đã kiểm tra lại các bản khắc kẽm của Jéquier đối với dòng chữ khắc này [6].
Nguồn sau này
[sửa | sửa mã nguồn]Một sự chứng thực có thể khác của Menkare mặc dù không cùng thời đó là một con dấu hình trụ được làm từ đá steatite được đánh bóng, ngày nay nó nằm tại Bảo tàng Anh với số phân loại 30557, và khắc dòng chữ "Vị thần rộng lượng, Chúa tể của hai Vùng đất, Menkare".[7][8] Con dấu này có niên đại thuộc về giai đoạn vương triều thứ 26, khoảng 1700 năm sau triều đại của Menkare. Việc quy cho con dấu này thuộc về Menkare lại không chắc chắn: Menkare không khác gì một vị vua huyền ảo và thay vào đó một số học giả lại cho rằng con dấu này đã nhầm lẫn và thực sự thì nó nhắc đến Menkaure, vị pharaon nổi tiếng đã xây dựng kim tự tháp thứ ba tại Giza.[2]
Đồng nhất với Nitocris
[sửa | sửa mã nguồn]Theo một giả thuyết cũ, nhà Ai Cập học Flinders Petrie đề xuất rằng Menkare nên được đồng nhất với nữ hoàng Nitocris, một nhân vật huyền thoại xuất hiện trong tác phẩm Lịch sử của Herodotos và Aegyptiaca của Manetho và được cho là sống cùng thời với Menkare. Giả thuyết của Petrie dựa trên thực tế đó là Manetho đã cho rằng Nitocris là người xây dựng kim tự tháp thứ ba của Giza. Bởi vì kim tự tháp này thực sự được xây dựng bởi Menkaure, Petrie phỏng đoán rằng Manetho đã trở thành nạn nhân của một truyền thống mà nhầm lẫn giữa Menkare và Menkaure [9]. Tương tự như vậy, con dấu trên có vẻ như là một biểu hiện khác của sự nhầm lẫn này. Giả thuyết của Petrie đã hoàn toàn bị bác bỏ thông qua các phân tích hiện đại đối với cuộn giấy cói Turin, không những vậy ngày nay Nitocris còn được biết đến là bắt nguồn từ tên gọi của vị vua thực sự Netjerkare Siptah [3].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- VIIth Dynasty 2175-2165, được truy cập ngày 9/11/2006
- Abydos King List[liên kết hỏng], được truy cập ngày 9/11/2006
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern, 1999, ISBN 3-8053-2591-6, see pp.66–67, king No 2.
- ^ a b Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 197
- ^ a b Kim Ryholt: The Late Old Kingdom in the Turin King-list and the Identity of Nitocris, Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde 127:87–100, (2000).
- ^ Gustave Jéquier, Maṣlaḥat al-Āthār (1993): Les pyramides des reines Neit et Apouit (bằng tiếng Pháp), Cairo: Institut français d’archéologie orientale, OCLC 195690029, see plate 5.
- ^ Percy Newberry (1943): Queen Nitocris of the Sixth Dynasty, in: The Journal of Egyptian Archeology, vol. 29, pp=51–54
- ^ Gae Callender: Queen Neit-ikrety/Nitokris, in: Miroslav Barta, Filip Coppens, Jaromic Krecji (editors): Abusir and Saqqara in the year 2010/1, Prague: Czech Institute of Egyptology, Faculty of Arts, Charles University, 2011, ISBN 978-8-07-308384-7, see pp. 249–250
- ^ a b Harry Reginald Hall: Catalogue of Egyptian Scarabs, etc., in the British Museum, vol I: Royal Scarabs, British Museum 1913, available online see p. 272 seal num 2650.
- ^ Peter Kaplony: Die Rollsiegel des Alten Reiches, Vol II, Fondation Egyptologique Reine Elisabeth, Brussels 1981, see p. 427–428 and pl. 113 num 1 and p. 114 num. 1 & 2.
- ^ Flinders Petrie: A History of Egypt, Volume 1, 1902, available online, see p. 86, 104–105.