Bước tới nội dung

Vương triều thứ Hai Mươi Lăm của Ai Cập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương triều thứ Hai Mươi Lăm của Ai Cập
Tên bản ngữ
  • Vương triều thứ Hai Mươi Lăm của Ai Cập
760 TCN–656 TCN
Ai Cập Kushite năm 700 TCN.
Ai Cập Kushite năm 700 TCN.
Thủ đôNapata
Ngôn ngữ thông dụngAi Cập cổ đại, tiếng Nubian
Tôn giáo chính
Tôn giáo Ai Cập cổ đại
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Pharaon 
• 760 - 752 TCN
Kashta (đầu tiên)
• 664 - 656 TCN
Tantamani (cuối cùng)
Lịch sử 
• Thành lập
760 TCN
• Giải thể
656 TCN
Mã ISO 3166EG
Tiền thân
Kế tục
Vương triều thứ Hai mươi hai của Ai Cập
Vương triều thứ Hai mươi ba của Ai Cập
Vương triều thứ Hai mươi tư của Ai Cập
Vương triều thứ Hai mươi sáu của Ai Cập


Vương triều thứ Hai Mươi Lăm của Ai Cập cổ đại (Vương triều thứ 25) cũng được biết đến với tên gọi Vương triều Nubia hoặc Đế chế Kush là vương triều cuối cùng của Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba của Ai Cập cổ đại.

Kim tự tháp của Vương Triều 25 ở Nuri
Ngôi đền của Amun nằm ở chân của ngọn núi thiêng liêng, Jebel Barkal

Gia đình hoàng gia của Vương triều 25 là một dòng tộc có nguồn gốc từ các nhà cầm quyền ở Nubia, Vương quốc Kush – ngày nay là Bắc Sudan và miền nam Ai Cập và hầu hết các nhà khảo cổ đều cho rằng Napata là quê hương của họ. Họ đã trị vì trong một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ của Ai Cập cổ đại, từ năm 760 trước Công nguyên đến 656 trước Công nguyên.[1] Vương triều khởi đầu với cuộc xâm lược Kashta ở Thượng Ai Cập và đạt đến đỉnh cao trong nhiều năm cả các mặt thành công lẫn không thành công trong chiến tranh với người Lưỡng HàĐế chế Assyria. Triều đại thứ 25 cũng thống trị Hạ Ai Cập, Thượng Ai Cập, và Đế chế Kush (của người Nubia) tạo được một vương quốc Ai Cập có lãnh thổ rộng nhất kể từ thời kỳ Tân Vương Quốc. Họ đồng hóa vào xã hội do chính phủ Ai Cập cổ đại, họ theo tôn giáo truyền thống, xây dựng các ngôi đền, và các hình thức nghệ thuật, trong khi đó, họ cũng du nhập một số điểm độc đáo của văn hóa Kush.[2] Suốt thời kỳ của Vương triều 25 thì vùng thung lũng sông Nilelần đầu tiên có thể nhìn thấy được các kim tự tháp kể từ thời Trung Vương quốc.[3][4][5] Sau thời Assyria vua Sargon IISennacherib đánh bại những nỗ lực của vua người Nubian để đạt giữ được một vùng đất ở Cận Đông của họ, những người kế nhiệm EsarhaddonAshurbanipal xâm chiếm Ai Cập, đánh bại và rời khỏi Nubia. Chiến tranh với Assyria dẫn đến sự kết thúc của Vương quốc Kush ở phía Bắc Ai Cập và sự chinh phục của Ai Cập vào Assyria.

Các pharaon Vương triều thứ 25
Pharaon Tên Ngai Thời gian cai trị (trước Công Nguyên) Kim tự tháp Hoàng hậu
Kashta Maatre khoảng năm 760 – 752 TCN Kurru 8 Pebatjma (Kurru 7?)
Piye Menkheperre Usermaatre khoảng năm 752 – 721 TCN Kurru 17 Tabiry (Kurru 53)

Abar (Từ 53?)
Khensa (Kurru 4)
Peksater (Kurru 54)
Nefrukekashta (Kurru 52)

Shabaka Neferkare 721 TCN – 707 TCN Kurru 15 Qalhata (Kurru 5)
Mesbat
Tabekenamun?
Shebitku Djedkare 707 TCN – 690 TCN Kurru 18 Arty (Kurru 6)
Taharqa Khunefertumre 690 – 664 TCN Hub 1 Takahatenamun (Nuri 21?)

Atakhebasken (Nuri 36)
Naparaye (Kurru 3)
Tabekenamun?

Tantamani Bakare 664 – 656 TCN (chết năm 653 TCN) Kurru 16 Piankharty

[..]salka
Malaqaye? (Nuri 59)

Khoảng thời gian này bắt đầu bởi pharaon Kashta và kết thúc bởi pharaon Malonaqen đôi khi được gọi là Thời kỳ Napatan. Những vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 25 đã cai trị các vùng đất là Napata, Meroe, và Ai Cập. Cung điện hoàng gia được đặt ở Napata trong thời gian này, trong khi Meroe cũng là một thành phố lớn. Các vị vua và hoàng hậu đã được chôn cất ở El-Kurru và Nuri.[6]

Kim tự tháp Sudan Meroe. Di sản Thế giới của UNESCO.[7]

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]
?
Alara
Kasaqa
Kashta
Pebatjma
AbarTabiry
Piye
KhensaPeksaterAmenirdis INeferukakashta
Shabaka
Shepenupet IITabekenamun
Taharqa
TakahatenamunNaparayeArtyQalhata
Amenirdis II
Shebitku

Tantamani

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Török, László (1998). The Kingdom of Kush: Handbook of the Napatan-Meroitic Civilization. Leiden: BRILL. p. 132. ISBN 90-04-10448-8.
  2. ^ Bonnet, Charles (2006). The Nubian pharaon s. New York: The American University in Cairo Press. pp. 142–154. ISBN 978-977-416-010-3.
  3. ^ Mokhtar, G. (1990). General History of Africa. California, USA: University of California Press. pp. 161–163. ISBN 0-520-06697-9.
  4. ^ Emberling, Geoff (2011). Nubia: Ancient Kingdoms of Africa. New York: Institute for the Study of the Ancient World. pp. 9–11. ISBN 978-0-615-48102-9.
  5. ^ Silverman, David (1997). Ancient Egypt. New York: Oxford University Press. pp. 36–37. ISBN 0-19-521270-3.
  6. ^ Dows Dunham, Notes on the History of Kush 850 BC-A. D. 350, American Journal of Archaeology, Vol. 50, No. 3 (July - September, 1946), pp. 378-388
  7. ^ “Gebel Barkal and the Sites of the Napatan Region”. UNESCO World Heritage Centre.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dodson, Aidan and Hilton, Dyan. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3.
Vương triều trước Vương triều của Ai Cập Vương triều sau
Vương triều thứ 24 760-656 TCN Vương triều thứ 26