Bước tới nội dung

Cụm sao cầu lớn trong chòm Vũ Tiên

Tọa độ: Sky map 16h 41m 41.44s, 36° 27′ 36.9″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ M13)
Messier 13
Hình chụp Messier 13 của kính viễn vọng không gian Hubble
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổV
Chòm saoVũ Tiên
Xích kinh16h 41m 41.44s[1]
Xích vĩ+36° 27′ 36.9″[1]
Khoảng cách25,1 kly
Cấp sao biểu kiến (V)+5,8[1]
Kích thước (V)20 phút cung
Đặc trưng vật lý
Khối lượng6×105 [2] M (1036 kg)
Bán kính84 ly[3]
Tuổi dự kiến1,4×1010 năm
Ghi chúmột trong những
cụm sao biết rõ nhất
tại Bắc bán cầu
Tên gọi khácNGC 6205[1]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Messier 13 hay M13 (còn gọi là NGC 6205 và đôi khi là Cụm sao cầu lớn trong chòm Vũ Tiên hay cụm sao cầu Vũ Tiên) là một cụm sao cầu trong chòm sao Vũ Tiên (Hercules).

Phát hiện và khả năng nhìn thấy

[sửa | sửa mã nguồn]

M13 được Edmond Halley phát hiện năm 1714, và được Charles Messier lập danh lục ngày 1 tháng 6 năm 1764.

Nó nằm ở xích kinh 16h 41,7mxích vĩ +36° 28'. Với cấp sao biểu kiến là 5,8, nó có thể thấy được với mắt thường vào những đêm trời quang mây. Đường kính của nó khoảng 23 phút cung và nó dễ dàng thấy được trong các kính viễn vọng nhỏ. Gần đó là NGC 6207, một thiên hà trên rìa với cấp sao biểu kiến khoảng 12 nằm khoảng 28 phút cung ngay phía đông bắc. Một thiên hà nhỏ, IC 4617, nằm ở khoảng giữa NGC 6207 và M13, ở phía bắc đông bắc của trung tâm cụm sao cầu lớn.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

M13 có đường kính khoảng 145 năm ánh sáng, và nó bao gồm vài trăm nghìn ngôi sao, với sáng nhất trong số này là sao biến quang V11 với cấp sao biểu kiến bằng 11,95. M13 cách Trái Đất khoảng 25.100 năm ánh sáng.

Thông điệp Arecibo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông điệp Arecibo ngày 16 tháng 11 năm 1974[4], được truyền đi để thông báo sự tồn tại của sự sống nhân loại cho các dạng sự sống ngoài Trái Đất (theo giả thuyết), được hướng về phía M13[5]. Lý do là ở chỗ với mật độ sao cao hơn thì cơ hội để tồn tại hành tinh có khả năng thuận lợi cho sự sống với các dạng sự sống có trí tuệ sẽ là cao hơn. Mặc dù vậy khi thông điệp được truyền tới khoảng cách đó thì M13 sẽ không còn ở vị trí này[4]. Việc truyền thông điệp này mang tính minh chứng công nghệ nhiều hơn là ý định tạo ra sự tiếp xúc thực sự giữa các dạng sự sống bậc cao[4].

Văn chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng "Sucker Bait" của Isaac Asimov và "Question and Answer" của Poul Anderson có nội dung câu chuyện diễn ra trên hành tinh Troas, một thế giới trong M13.
  • Trong loạt truyện khoa học viễn tưởng Perry Rhodan, M13 là nơi có Arkon, thế giới quê nhà của chủng người Arkon.
  • Trong Hyperion Cantos của Dan Simmon thì cụm sao Vũ Tiên là nơi Trái Đất đã được bí mật di chuyển tới sau khi nó được cho là đã bị tiêu diệt.
  • Trong The Sirens of Titan, Kurt Vonnegut viết:

Tạm dịch:

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “SIMBAD Astronomical Database”. Results for NGC 6205. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Leonard Peter J. T.; Richer Harvey B.; Fahlman Gregory G. “The mass and stellar content of the globular cluster M13”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ khoảng cách × sin(đường kính góc / 2) = bán kính 84 ly.
  4. ^ a b c “Cornell News: It's the 25th anniversary of Earth's first (and only) attempt to phone E.T., cho báo chí: 12 tháng 11 năm 1999”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ “Larry Klaes. Ithaca Times - Making Contact”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2007.