Bước tới nội dung

Mã Phi Hải

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mã Phi Hải
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpHọa sĩ
Giải thưởng
Giải Cánh diều 2008
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Giải Cánh diều 2009
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Giải Cánh diều 2012
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Website

Mã Phi Hải là họa sĩ người Việt Nam. Ông thuộc thế hệ họa sĩ thiết kế thứ 3 của điện ảnh Việt Nam cùng với Vũ Huy, Phạm Quốc Trung, Đào Hồng Hải.[1] Mã Phi Hải từng 3 lần giành giải Thiết kế mỹ thuật xuất sắc hạng mục Phim truyên điện ảnh tại Giải Cánh diều.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1984, Mã Phi Hải là nhân sự hợp đồng tại Xưởng phim hoạt họa của Hãng phim Giải Phóng.[2] Đến năm 2004, ông mới được vào biên chế chính thức, đây cũng là khoảng thời gian Hãng gặp khó khăn trong việc sản xuất phim, nhiều năm không hoàn thành kế hoạch khiến nhiều nghệ sĩ đã xin thôi việc.[3] Mã Phi Hải cũng xin ra khỏi biên chế và tự đầu tư một phim trường nhỏ, trong cùng năm một số bộ phim điện ảnh cũng ghi hình tại đây như: Khi đàn ông có bầu, Sài Gòn tình caHồn Trương Ba, da Hàng Thịt.[2][4]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai trò Chú thích
1992 Người tình Trợ lý họa sĩ
1998 Mẹ con Đậu Đũa
2002 Người Mỹ trầm lặng
2006 Sút
2006 Hồn Trương Ba, da hàng thịt
2008 Trăng nơi đáy giếng
2008 Nụ hôn thần chết
2009 Giải cứu thần chết
2009 Áo lụa Hà Đông
2010 Nụ hôn rực rỡ
2010 Tiger-Team – Der Berg der 1000 Drachen
2010 Cánh đồng bất tận
2011 Về đất Thăng Long Phim dài tập
2012 Lời nguyền huyết ngải
2012 Scandal: Bí mật thảm đỏ
2013 Lửa Phật
2013 Mỹ nhân kế
2014 Quả tim máu
2015 Em là bà nội của anh
2015 Đường xuyên rừng
2017 Xóm trọ 3D Đạo diễn nghệ thuật
2017 Cha cõng con
2020 Yêu trong đau thương Phim dài tập

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Phim tham gia Đề cử Kết quả Chú thích
2008 Giải Cánh diều 2007 Nụ hôn thần chết Thiết kế mỹ thuật xuất sắc hạng mục Phim truyên điện ảnh Đoạt giải [5]
2009 Giải cánh diều 2008 Trăng nơi đáy giếng Đoạt giải [6]
2012 Giải Cánh diều 2011 Lời nguyền huyết ngải Đoạt giải [7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đặng Minh Liên (16 tháng 3 năm 2016). “Nửa thế kỷ tạo hình mỹ thuật phim truyện Việt Nam”. Viện phim Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b “Phim trường tư nhân đầu tiên và kẻ chơi ngông cuối cùng”. Tuổi Trẻ online. 29 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (25 tháng 1 năm 2005). “Bài 1: Những cuộc ra đi đồng loạt ...”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Hạnh Chi (29 tháng 12 năm 2005). “Doanh nhân, nghệ sĩ ào ạt đầu tư cho phim trường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Nhiêu Huy (10 tháng 3 năm 2008). “Phương Thanh giành giải Cánh diều vàng 2007”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn Hằng - Nguyễn Thuý (2 tháng 3 năm 2009). “Hồng Ánh đoạt giải Cánh diều vàng 2008”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ Hiền Nhi (17 tháng 3 năm 2012). "Mùi cỏ cháy" đoạt Cánh diều vàng 2011”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.