Bước tới nội dung

Lithi oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Liti oxit)
Lithi oxide
Danh pháp IUPACLithium oxide
Tên khácKickerite
Nhận dạng
Số CAS12057-24-8
PubChem166630
Số EINECS235-019-5
Số RTECSOJ6360000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Li+].[Li+].[O-2]

InChI
đầy đủ
  • 1S/2Li.O/q2*+1;-2
ChemSpider145811
Thuộc tính
Công thức phân tửLi2O
Khối lượng mol29,8814 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng
Khối lượng riêng2,013 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.438 °C (1.711 K; 2.620 °F)
Điểm sôi 2.600 °C (2.870 K; 4.710 °F)
Độ hòa tan trong nướcphản ứng mãnh liệt, tạo thành LiOH
log P9,23
Chiết suất (nD)1,644 [1]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểAntifluorite (lập phương), cF12
Nhóm không gianFm3m, No. 225
Tọa độTứ diện (Li+); lập phương (O2−)
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-20,01 kJ/g hoặc -595,8 kJ/mol
Entropy mol tiêu chuẩn So29837,89 J/mol K
Nhiệt dung1,8105 J/g K hoặc 54,1 J/mol K
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhĂn mòn, phản ứng mãnh liệt với nước
Điểm bắt lửaKhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácLithi sulfide
Cation khácNatri Oxide
Kali Oxide
Rubidium Oxide
Caesi Oxide
Nhóm chức liên quanLithi peroxide
Lithi superoxide
Hợp chất liên quanLithi hydroxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lithi oxide (công thức hóa học: Li2O) hoặc lithia là một hợp chất vô cơ. Hợp chất này thường tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, phản ứng mãnh liệt với nước.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]
Đốt lithi kim loại sẽ tạo ra lithi Oxide.

Lithi oxide được hình thành cùng với một phần nhỏ lithi peroxide khi lithi kim loại bị đốt trong không khí và hóa hợp với oxy:[2]

4Li + O2 → 2Li2O.

Li2O nguyên chất có thể được điều chế bằng cách phân hủy nhiệt lithi peroxide, Li2O2, tại 450 ℃:

2Li2O2 → 2Li2O + O2

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở trạng thái rắn lithi oxide có một cấu trúc antiflorit có liên quan đến CaF2, cấu trúc fluorit với các ion dương Li được thay thế cho các ion âm fluoride và các ion âm oxide thay thế cho ion dương calci.[3] Ở trạng thái khí phân tử Li2O xếp thẳng hàng với một khoảng cách kết nối ổn định với các liên kết ion mạnh.[4][5] Lý thuyết VSEPR dự đoán một cấu trúc bẻ gập tương tự phân tử H2O.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lithi oxide được sử dụng làm chất thông lượng trong men sứ; và tạo ra màu xanh da trời với đồng và màu hồng với cobalt. Lithi oxide phản ứng với nước và hơi nước, tạo thành Lithi hydroxide và do vậy phải cách ly khỏi các chất trên.

Việc sử dụng nó cũng đang được nghiên cứu để đánh giá quang phổ phát xạ không phá huỷ và giám sát sự xuống cấp trong các hệ thống lớp phủ rào cản nhiệt. Nó có thể được thêm vào như là một chất phụ gia trộn với yttria trong lớp phủ gốm sứ zirconi, mà không làm giảm đáng kể tuổi thọ của lớp phủ. Ở nhiệt độ cao, lithi oxide phát ra một mô hình quang phổ rất dễ phát hiện, và tăng cường độ cùng với sự xuống cấp của lớp phủ. Việc áp dụng nó sẽ cho phép theo dõi tại chỗ các hệ thống như vậy, tạo ra một phương tiện hiệu quả để dự đoán tuổi thọ cho đến khi hỏng hoặc đến thời gian cần phải bảo trì của thiết bị.

Lithium kim loại có thể thu được từ lithi oxide bằng điện phân, giải phóng oxy như một sản phẩm phụ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8.
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. tr. 97–99. ISBN 978-0-08-022057-4.
  3. ^ Zintl, E.; Harder, A.; Dauth B. (1934). “Gitterstruktur der oxyde, sulfide, selenide und telluride des lithiums, natriums und kaliums”. Zeitschrift für Elektrochemie und Angewandte Physikalische Chemie. 40: 588–93.
  4. ^ Wells A.F. (1984) Structural Inorganic Chemistry 5th edition Oxford Science Publications ISBN 0-19-855370-6
  5. ^ A spectroscopic determination of the bond length of the LiOLi molecule: Strong ionic bonding, D. Bellert, W. H. Breckenridge, J. Chem. Phys. 114, 2871 (2001); doi:10.1063/1.1349424