Bước tới nội dung

Lithi perchlorat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lithi perchlorat
Lithi perchlorat
Danh pháp IUPACLithium perchlorate
Tên khácPerchloric acid, lithium salt; lithium chlorricum
Nhận dạng
Số CAS7791-03-9
PubChem23665649
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Li+].[O-]Cl(=O)(=O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1/ClHO4.Li/c2-1(3,4)5;/h(H,2,3,4,5);/q;+1/p-1
ChemSpider133514
UNIIQ86SE98C9C
Thuộc tính
Công thức phân tửLiClO4
Khối lượng mol106,3913 g/mol (khan)
160,43714 g/mol (3 nước)
Bề ngoàitinh thể màu trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng2,42 g/cm³
Điểm nóng chảy 236 °C (509 K; 457 °F)
Điểm sôi 430 °C (703 K; 806 °F) (phân hủy ở 400 °C (752 °F; 673 K))
Độ hòa tan trong nước42,7 g/100 mL (0 ℃)
49 g/100 mL (10 ℃)
59,8 g/100 mL (25 ℃)
71,8 g/100 mL (40 ℃)
119,5 g/100 mL (80 ℃)
300 g/100 g (120 ℃)[1]
Độ hòa tanhòa tan trong alcohol, ethyl axetat[1]
Độ hòa tan trong acetone137 g/100 g[1]
Độ hòa tan trong alcohol1,82 g/g (0 ℃, trong CH3OH)
1,52 g/g (0 ℃, trong C2H5OH)
1,05 g/g (25 ℃, trong C3H7OH)
0,793 g/g (0 ℃, trong C4H9OH)[1]
Cấu trúc
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-380,99 kJ/mol
Entropy mol tiêu chuẩn So298125,5 J/mol·K[1]
Nhiệt dung105 J/mol·K[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn oxy hóa, ăn mòn
NFPA 704

0
2
0
 
Ký hiệu GHSGHS03: OxidizingThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[2]
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH272, H315, H319, H335[2]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP220, P261, P305+P351+P338[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácLithi chloride
Lithi hypochlorrit
Lithi chlorrat
Cation khácNatri perchlorat
Kali perchlorat
Rubidi perchlorat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lithi perchlorat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học LiClO4. Muối này có dạng tinh thể không màu, được chú ý do khả năng hòa tan cao của nó trong nhiều dung môi. Nó tồn tại cả trong dạng muối khan và dạng ngậm 3 phân tử nước.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa học vô cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Lithi perchlorat được dùng như một nguồn oxy trong một số máy phát điện hóa chất oxy. Nó phân hủy ở nhiệt độ khoảng 400 ℃ thành lithi chloride và oxy, với oxy chiếm hơn 60% trọng lượng của nó. Nó có tỷ lệ cao nhất của oxy trên khối lượng và có nhiều oxy nhất khi so với tất cả các muối perchlorat, ngoại trừ beryli perchlorat, một hợp chất đắt tiền và rất độc.

Hóa học hữu cơ

[sửa | sửa mã nguồn]

LiClO4 hòa tan mạnh trong dung môi hữu cơ, thậm chí diethyl ete. Các dung dịch trên đều được sử dụng trong phản ứng Diels-Alder, với giả thuyết rằng acid Lewis Li+ liên kết với base Lewis trên dienophile, do đó thúc đẩy phản ứng.[3]

Lithi perchlorat cũng được dùng như một chất đồng xúc tác trong việc kết hợp của carbonyl không no alpha,beta-không no với các aldehyde, còn được gọi là phản ứng Baylis-Hillman.[4]

Lithi perchlorat cũng được dùng như một chất điện li trong các pin ion Lithi. Lithi perchlorat được chọn nhiều hơn các chất điện ly khác như lithi hexafluorophosphat hoặc lithi tetrafluoroborat vì trở kháng, tính dẫn điện, tính hút ẩm, và đặc tính ổn định làm anốt có tầm quan trọng đối với ứng dụng pin.[5] Tuy nhiên, những tính chất có lợi này thường bị lu mờ bởi tính chất oxy hóa mạnh của chất điện ly này, làm cho điện phân phản ứng lại với dung môi của nó khi nhiệt độ đủ cao hoặc khi cường độ dòng điện đủ lớn. Do những mối nguy hiểm này pin trên thường được coi là không phù hợp với các ứng dụng công nghiệp.[5]

Các dung dịch đậm đặc của lithi perchlorat (4,5 mol/L) được sử dụng như là một tác nhân hỗn độn để làm biến dạng protein.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Lithi perchlorat có thể được sản xuất bằng phản ứng giữa natri perchlorat với lithi chloride. Nó cũng có thể được điều chế bằng cách điện phân lithi chlorrat ở 200 mA/cm² với nhiệt độ trên 20 ℃.[6]

Các muối perchlorat thường tạo thành hỗn hợp thuốc nổ khi kết hợp với các hợp chất hữu cơ.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f http://chemister.ru/Database/properties-en.php?dbid=1&id=612
  2. ^ a b c Bản dữ liệu Lithi perchlorat của Sigma-Aldrich, truy cập lúc {{{Datum}}} (PDF).
  3. ^ Charette, A. B. "Lithium Perchlorate" in Encychlorpedia of Reagents for Organic Synthesis (Ed: L. Paquette) 2004, J. Wiley & Sons, New York. doi:10.1002/047084289.
  4. ^ [1] Lithium Perchlorate Product Detail Page
  5. ^ a b Xu, Kang (2004). “Nonaqueous liquid electrolytes for lithium-based rechargeable batteries” (PDF). Chemical Reviews. 104 (10): 4303–4417. doi:10.1021/cr030203g. PMID 15669157. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ a b Helmut Vogt, Jan Balej, John E. Bennett, Peter Wintzer, Saeed Akbar Sheikh, Patrizio Gallone "Chlorine Oxides and Chlorine Oxygen Acids" in Ullmann's Encychlorpedia of Industrial Chemistry 2002, Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a06_483.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]