Bước tới nội dung

Knight's Armament Company SR-25

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
SR-25
Một khẩu SR-25 được trang bị ống ngắm súng trường, chân chống và nòng giảm thanh có thể tháo rời
LoạiSúng trường thiện xạ
Súng trường bắn tỉa Súng bắn tỉa bán tự động
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1990–nay
Sử dụng bởiXem Các quốc gia sử dụng
  •  Hoa Kỳ
  •  Afghanistan
  •  Philippines
  •  Australia
  •  Israel
  •  Thái Lan
  •  Bangladesh
  •  Ba Lan
  •  Đài Loan
  •  Trung Quốc
  •  Philippines
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếEugene Stoner
    Nhà sản xuấtKnight's Armament Company
    Thông số
    Khối lượngMatch Rifle 10,75 lb (4,88 kg),
    LwMatch 9,5 lb (4,3 kg),
    Carbine 7,5 lb (3,4 kg),
    Sporter 8,75 lb (3,97 kg)
    Chiều dài1.118 mm (44,0 in)
    Độ dài nòngMatch Rifle 24 in (610 mm)

    Đạn7.62×51mm NATO
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay
    Tốc độ bắnBán tự động
    Chế độ nạpHộp tiếp đạn có thể tháo rời 10 hoặc 20 viên

    SR-25 (Stoner Rifle-25)[1] hay Mk11 là loại súng trường thiện xạ, súng bắn tỉa bán tự động được thiết bởi Eugene Stoner và được sản xuất bởi Knight's Armament Company.

    SR-25 sử dụng cơ chế khóa nòng xoay và trích khí trực tiếp, dựa trên khẩu AR-10, sự dụng loại đạn cỡ lớn 7.62mm NATO. Nòng của SR-25 ban đầu được sản xuất bởi công ty Remington Arms với 5 rãnh xoắn theo tỉ lệ 1: 11,25 giúp ổn định đường đạn.

    Lịch sử

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Vào cuối những năm 1950, Eugene Stoner thiết kế súng trường AR-10 để trang bị cho quân đội Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do nó không thể cạnh tranh với khẩu M14. Khi AR-15 được tạo ra, Stoner đã bán bản quyền chế tạo khẩu AR-10 cho công ty Colt's Manufacturing Company.

    Đầu thập niên 1990, ông gia nhập công ty vũ khí Knight's Armament và tiếp tục phát triển khẩu AR-10 với hệ thống trích khí trực tiếp từ AR-15 dẫn đến kết quả là khẩu súng bắn tỉa SR-25 đã ra đời. Bản gốc của SR-25 được sản xuất vào đầu những năm 1990 và có nòng dài 24 inch (610 cm). Súng chia làm 2 phần trên và dưới được làm từ nhôm và gắn lại với nhau bằng các móc. SR-25 có thể hoán đổi 60% các bộ phận với AR-10 và AR-15 trừ khối khóa nòng trên và dưới, búa và thoi nạp đạn. Ban đầu, nó sử dụng các hộp tiếp đạn 20 viên kiểu AR-10, nhưng sau đó, chúng được thay thế bởi hộp tiếp đạn thép 20 viên như trên khẩu M16.

    Lực lượng tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ (SOCOM) đã quan tâm đến SR-25 vì có lượng đạn lớn, tốc độ bắn nhanh hơn so với những khẩu súng bắn tỉa khóa nòng xoay khác. Với vài sửa đổi, SOCOM đã thông qua biến thể SR-25 Mk 11 Mod 0 vào tháng 5 năm 2000. Các thay đổi gồm nòng ngắn hơn (510 mm) với trọng lượng 6,9 kg, có thể bắn hai biến thể đạn là M118 và M118LR 7,62 x 51mm NATO với một nòng giảm thanhống ngắm có thể gắn hay tháo rời nhanh chóng. Hệ thống ray tương tác phụ kiện được làm mới với chiều dài 288 mm, có thể gắn nhiều phụ kiện. Hệ thống ngắm điểm ruồi được làm lại cũng như thay thế báng súng bằng loại có thể thay đổi chiều dài như M16A2.

    Vào giữa năm 2011, SOCOM đã thay thế Mk11 Mod 0 bằng SSR Mk 20, một biến thể bắn tỉa của FN SCAR. Mk11 sẽ được thay thế hoàn toàn vào năm 2017.

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    SR-25 sử dụng hệ thống ray URX II Picatinny-Weaver mới hơn, không phải là RAS của Mk11 cũ. Mk11 Mod 0 dùng loại đạn 7.62mm NATO, hộp tiếp đạn 20 viên, vành đai QD (Quick Detachable, được gắn cố định trên kính ngắm), kính ngắm súng trường Leupold Mark 4 Mil-dot...

    Trong chiến tranh Iraq, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đặt hàng 180 khẩu SR-25 Mk11 Mod 1.

    Đây là biến thể Mk 11 được trang bị khối khóa nòng trên của khẩu M110 với hệ thống ray tương tác URX cùng một loa che lửa ở đầu nòng.

    Hình ảnh

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Các quốc gia sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]
    •  Afghanistan: Lính bắn tỉa thuộc quốc gia Afghanistan

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    1. ^ Max R. Popenker. “Knights SR-25, Mk.11 Mod.0 and XM110 sniper rifle (USA)”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2010.
    2. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
    3. ^ “Defence Jobs: Airfield Defence Guard - Further Training”. Department of Defence. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2016.
    4. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
    5. ^ “Archived copy”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
    6. ^ “Dhaka Metropolitan Police SWAT - Overview”. bdmilitary. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2009.[liên kết hỏng]
    7. ^ “isayeret.com”. isayeret.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2016.
    8. ^ “US Department of State Letter on ngày 7 tháng 7 năm 2004” (PDF). US Department of State. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012.
    9. ^ “The Usg Is Helping Defeat the Terrorists on Jolo”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016 – qua WikiLeaks PlusD.
    10. ^ Wilk (REMOV), Remigiusz. “Nowe gromy GROM”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
    11. ^ “PANTIP.COM: P9190213 ԧѹͧ + Ҿѹ Ǣͧѹҧ Ҵ١ѹ []”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
    12. ^ Jones, Richard D. Jane's Infantry Weapons 2009/2010. Jane's Information Group; 35th edition (ngày 27 tháng 1 năm 2009). ISBN 978-0-7106-2869-5.