Bước tới nội dung

Lực lượng Vũ trang Bangladesh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quân đội Bangladesh)
Quân đội Bangladesh
বাংলাদেশ সশস্ত্র বাহিনী
Thành lập21 tháng 11 năm 1971
Các nhánh
phục vụ
Lục quân Bangladesh

Bangladesh Navy seal Hải quân Bangladesh

Bangladesh Air Force Seal Không quân Bangladesh
Sở chỉ huyDhaka, Bangladesh
Lãnh đạo
Tổng Tư lệnhTổng thống Abdul Hamid
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Lãnh đạo Tổng cục Lực lượng Vũ trang
Thủ tướng Sheikh Hasina
Tổng Tham mưu trưởngTrung tướng Waqar Uz Zaman
Nhân lực
Tuổi nhập ngũ19
Cưỡng bách tòng quânkhông
Sẵn sàng cho
nghĩa vụ quân sự
36,520,491, age 19–49 (năm 2010.)
Đủ tiêu chuẩn cho
nghĩa vụ quân sự
30,486,086 nam giới, 19–49 (năm 2010.),
35,616,093 nữ giới, 19–49 (năm 2010.) tuổi 
Đạt tuổi nghĩa vụ
quân sự hàng năm
1,606,963 nam giới (năm 2010.),
1,689,442 nữ giới (năm 2010.)
Số quân tại ngũ400,000+.
Số quân triển khaiThực hiện nhiệm vụ của LHQ – 7,941 (tháng 10 năm 2013)
Phí tổn
Ngân sách$1.91 tỉ (2013-14)
Phần trăm GDP1.5% (2012)
Công nghiệp
Nhà cung cấp nội địaNhà máy Dụng cụ Cơ khí Bangladesh
Nhà máy Hậu cần Bangladesh
Trung tâm Hàng không Bangabandhu
Xưởng đóng tàu Khulna
Nhà cung cấp nước ngoài Trung Quốc
 Pháp
 Đức
 Nga
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Anh Quốc
 Indonesia
 Hoa Kỳ
 Hàn Quốc
 Thái Lan
Bài viết liên quan
Lịch sửChiến tranh giải phóng Bangladesh
Chiến tranh vùng Vịnh

Lực lượng Vũ trang Bangladesh hay Quân đội Bangladesh (Bengali: বাংলাদেশ সশস্ত্র বাহিনী, Bānglādēśh Saśastra Bāhinī) bao gồm 3 quân chủng: Lục quân, Hải quân và Không quân.Ngoài ra còn có 2 lực lượng vũ trang khác là Biên phòngTuần duyên thuộc quản lý của Bộ Nội vụ[1] trong thời bình. Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra thì 2 lực lượng Biên phòng và Tuần duyên sẽ thuộc quyền quản lý của Lục quânHải quân.

Tổng thống là Tổng tư lệnh Quân đội Bangladesh. Tuy nhiên Tổng thống chỉ có quyền lực mang tính nghi lễ, quyền hành pháp thật sự thuộc về Thủ tướng. Thủ tướng là Lãnh đạo Tổng cục Lực lượng Vũ trang Bangladesh. Tổng cục Lực lượng Vũ trang trực thuộc Văn phòng Thủ tướng và báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng. Đứng đầu Tổng cục là Tổng Tham mưu trưởng. Bộ Quốc phòng là tổ chức hành chính chính theo đó chính sách quân sự được xây dựng và thi hành, là một bộ trong Chính phủ. Đứng đầu Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng, là một chính khách dân sự; chức vụ này thường được Thủ tướng kiêm nhiệm,. Để phối hợp chính sách quân sự ngoại giao, Tổng thống và Thủ tướng được tư vấn bằng Hội đồng Tư vấn gồm 6 thành viên. Hội đồng Tư vấn bao gồm 3 Tham mưu trưởng của Lục quân, Hải quân và Không quân, Tổng Tham mưu trưởng, Thư ký Quân sự của Tổng thống và Thư ký Quân sự của Thủ tướng. Các Tổng Giám đốc của Tổng cục Tình báo An ninh Quốc gia, Tổng cục Tình báo Lực lượng Vũ trang và Biên phòng cũng phục vụ với vai trò cố vấn nếu được yêu cầu.

Ngày Lực lượng vũ trang vào 21 tháng 11.Lễ kỉ niệm chính thức được tổ chức tại trụ sở quân đội đóng ở Dhaka Cantonment, Thủ đô Dhaka và ở các căn cứ quân sự khắp cả nước.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ministry of Home Affairs | Government of the People's Republic of Bangladesh”. mha.gov.bd. ngày 16 tháng 12 năm 1971. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.