Bước tới nội dung

Kiểu chào Quốc xã

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những thành viên của Đoàn Thanh niên HitlerBéc-lin thực hiện kiểu chào Quốc xã tại một tụ tập năm 1933

Kiểu chào Quốc xã hay kiểu chào Hitler (tiếng Đức: Hitlergruß – nghĩa đen: Lời chào Hitler) là một động tác được sử dụng như một lời chào tại Đức Quốc xã. Cách làm là đưa cánh tay phải cùng bàn tay duỗi thẳng hơi chếch lên phía trước. Thường thì người thực hiện kiểu chào này sẽ nói "Heil Hitler!" (Hitler muôn năm!),"Heil, mein Führer!" (Muôn năm, lãnh tụ của tôi!), hay "Sieg Heil!" (Chiến thắng muôn năm!). Kiểu chào Quốc xã được đảng Quốc xã thông qua vào thập niên 1930 như một cách thể hiện sự tuân phục người lãnh đạo của đảng, Adolf Hitler, và để ca ngợi dân tộc Đức (và sau này là nỗ lực chiến tranh của Đức). Không như thường dân, quân nhân vẫn duy trì kiểu chào truyền thống của quân đội và hầu như không bị buộc phải thực hiện kiểu chào Quốc xã cho tới thời điểm không lâu sau vụ ám sát Hitler bất thành năm 1944.[1][2]

Kiểu chào này được thực hiện bằng cách đưa cánh tay phải duỗi thẳng hướng về phía trước, hơi chếch lên cao đến ít nhất ngang tầm mắt, đồng thời bàn tay cũng phải duỗi thẳng sao cho song song với cánh tay.[3] Thường sẽ có tiếng phát âm"Heil Hitler!", hoặc"Heil!"đi kèm với động tác.

Nếu ai đó nhìn thấy người quen ở một khoảng cách phù hợp, chỉ cần đơn giản giơ cánh tay phải là đủ.[3] Còn nếu gặp phải cấp trên thì họ sẽ nói thêm"Heil Hitler".[3] Trong trường hợp cánh tay phải gặp vấn đề không thể thực hiện động tác (như là khuyết tật), được phép dùng cánh tay trái thay thế.[4] Hình thức phát âm"Heil, mein Führer!"để áp dụng trực tiếp với Hitler.[5]"Sieg Heil"được lặp đi lặp lại như một bài ca trong những dịp lễ công cộng.[5] Thông tin liên lạc bằng văn bản sẽ kết thúc bằng mit deutschem Gruß (lời trân trọng), hoặc"Heil Hitler".[6] Các bức thư giữa những quan chức Quốc xã cấp cao cũng thường có dòng chữ ký"Heil Hitler".[7]

Hitler thực hiện kiểu chào này theo hai cách. Khi xét duyệt binh hay trước đám đông, nhìn chung ông sử dụng kiểu truyền thống. Còn đối với các cá nhân, ông áp dụng một phiên bản sửa đổi, uốn cánh tay phải về phía sau, giữ bàn tay duỗi ngang tầm vai hướng tới người đối diện.[8]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
HitlerHermann Göring tại đại hội đảng Quốc xã ở Nuremberg năm 1928.
Kiểu chào Quốc xã tại đại hội liên minh Harzburg Front diễn ra ở Bad Harzburg, tháng 10 năm 1931

Lời chào bằng miệng"Heil"trở nên phổ biến trong phong trào toàn Đức (pan-German) diễn ra vào khoảng năm 1900.[9] Từ Führer được Georg Ritter von Schönerer, người tự xưng là thủ lĩnh của người Đức Áo, đề ra như một lối xưng hô.[9]

Kiểu chào Quốc xã được nhiều người tin là căn cứ vào tập quán của người La Mã cổ đại.[10] Tuy nhiên, không có tác phẩm nghệ thuật La Mã, hay văn bản La Mã nào còn tồn tại mô tả điều này.[10] Bức họa Oath of the Horatii (1784) của Jacques-Louis David có vẻ như là điểm khởi đầu sự xuất hiện của một cử chỉ mà về sau được biết đến với tên gọi kiểu chào La Mã.[11][12] Cử chỉ này và đặc điểm nhận dạng về La Mã cổ đại của nó đã được thúc đẩy trong nghệ thuật tân cổ điển Pháp.[13][14][15] Tới giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, động tác này trở nên phổ biến hơn trong văn hóa đại chúng; với các vở kịch và bộ phim mô tả nó như một tập quán của người La Mã cổ đại.[16] Có thể kể ra như tác phẩm phim câm Cabiria (1914) với tác giả kịch bản là nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan người Ý Gabriele d'Annunzio, người có thể được xem là tiền bối của Benito Mussolini.[17] Vào năm 1919, d'Annunzio giới thiệu kiểu chào này trong một bộ phim như nghi thức của tân Đế quốc chủ nghĩa[18] và nó đã nhanh chóng được đảng phát xít Ý chấp thuận.[18]

Vào mùa thu năm 1923, một số đảng viên của đảng Quốc xã Đức đã vận dụng kiểu chào đưa cánh tay phải dang rộng, cứng nhắc, để chào Hitler. Hitler đáp lại bằng động tác giơ tay phải, uốn cong tại khuỷu tay, bàn tay mở hướng lên, thể hiện sự đón nhận lời chào.[19] Đến năm 1926, kiểu chào Heil Hitler đã trở nên bắt buộc;[4] chức năng của nó như hình thức thể hiện lòng cam kết với đảng và một sự tuyên bố về phép tắc với thế giới bên ngoài.[20] Tuy nhiên nỗ lực để đạt đồng thuận không phải là không gặp sự phản đối.[20]

Một số đảng viên đã phản bác tính hợp pháp của cái gọi là kiểu chào La Mã được phát xít Ý áp dụng khi mà họ cho rằng nó không có tính Đức.[20] Phản ứng trước điều này, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm tạo dựng nét truyền thống cho kiểu chào.[20] Vào tháng 6 năm 1928, Rudolf Hess công bố một bài viết có tựa"The Fascist Greeting", trong đó khẳng định động tác này từng được sử dụng tại Đức ngay từ năm 1921, trước khi những người Quốc xã nghe nói đến phát xít Ý.[21] Hess nói:"Lời chào bằng hình thức nâng cánh tay của đảng được giới thiệu cách đây khoảng hai năm hiện vẫn khiến cho một số người sôi máu. Những kẻ phản bác nghi ngờ nó không có tính Đức. Họ cáo buộc cách chào này đơn thuần chỉ là bắt chước phát xít (Ý),[22] nhưng lại tiếp tục:"và thậm chí nếu sắc lệnh cách đây hai năm (lệnh của Hess yêu cầu mọi đảng viên áp dụng kiểu chào) được xem là một sự phỏng theo động tác của phát xít Ý thì đó có là điều gì thực sự quá tồi tệ?"[22] Nhà sử học Ian Kershaw đã chỉ ra rằng Hess không phủ nhận sự ảnh hưởng mà rất có thể là từ phát xít Ý, kể cả khi kiểu chào này đã được sử dụng lác đác vào năm 1921 theo lời Hess.[23]

Vào đêm ngày 3 tháng 1 năm 1942, Hitler có nói về nguồn gốc của kiểu chào:[24]

Tôi thực hiện kiểu chào của đảng lâu sau khi Duce (thủ lĩnh phát xít) vận dụng nó. Tôi đã đọc những dòng mô tả về hội nghị Worms, khi đó Luther đã được chào đón bằng kiểu chào của Đức. Cách chào chỉ cho Luther thấy rằng ông ta không phải đang đương đầu với vũ lực mà là với dụng ý hòa bình. Trong những tháng ngày tại vị của Frederick Đại Đế, mọi người vẫn chào nhau bằng những chiếc mũ, bằng những cử chỉ phô trương. Ở thời Trung Cổ những nông nô cởi bỏ mũ của họ một cách khiêm nhường, trong khi quý tộc thì chào kiểu Đức. Lần đầu tôi thấy tác phong của kiểu chào này là ở hầm rượu Ratskeller tại Bremen vào tầm năm 1921. Nó phải được xem như thứ còn sót lại của tập quán cổ xưa thổ lộ ý nghĩa ban đầu là:"Nhìn này, tôi không có vũ khí trong tay!"Tôi giới thiệu kiểu chào cho đảng tại hội nghị đầu tiên của chúng ta ở Weimar. Schutzstaffel (SS) đã ngay lập tức khoác lên cho nó phong cách của người lính. Kể từ giây phút đó những địch thủ đã vinh danh chúng ta bằng tính ngữ"những con chó phát xít".

Kiểu chào Bellamy thông qua năm 1892 đi kèm với lời thề trung thành của người Mỹ mang nét tương đồng với kiểu chào Quốc xã. Bởi lý do này, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã giới thiệu động tác tay đặt trước ngực (trước tim) như một kiểu chào cho thường dân trong khi tuyên thệ và hát quốc ca tại Mỹ, thay cho kiểu chào Bellamy.[25] Điều này hoàn tất khi Quốc hội Hoa Kỳ chính thức cho thông qua Flag Code (điều lệ cờ) vào ngày 22 tháng 6 năm 1942.[26]

Từ 1933 đến 1945

[sửa | sửa mã nguồn]
Những học sinh 10 và 11 tuổi tại Berlin, 1934. Kiểu chào Quốc xã là một cử chỉ thông thường trong các trường học ở Đức.

Dưới sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Wilhelm Frick ban hành vào ngày 13 tháng 7 năm 1933 (một ngày trước lệnh cấm toàn bộ các đảng phi Quốc xã), mọi công chức Đức bị yêu cầu áp dụng kiểu chào.[1] Lệnh này cũng đòi hỏi thực hiện kiểu chào trong khi hát quốc ca và hát bài"Horst-Wessel-Lied".[1] Lệnh quy định:"bất kỳ ai không muốn bị đặt dưới sự nghi ngờ về mặt hành vi trong một diện mạo tiêu cực có chủ ý sẽ do đó thực hiện lời chào Hitler.[1] Một điều khoản thêm vào hai tuần sau quy định rằng nếu khuyết tật về thể chất gây trở ngại cho việc nâng cánh tay phải thì được phép chào bằng cánh tay trái.[4] Kể từ ngày 27 tháng 9, tù nhân bị cấm chào kiểu này,[27] kế đến là người Do Thái vào năm 1937.[28]

Vào cuối năm 1934, các tòa án đặc biệt được lập ra để trừng phạt những người từ chối thực hiện lời chào.[29] Các phạm nhân, như nhà thuyết giáo Tin Lành Paul Schneider, đối mặt với khả năng bị trục xuất đến trại tập trung.[29] Người nước ngoài sẽ bị hăm dọa nếu không chào. Một ví dụ là vụ tổng lãnh sự Bồ Đào Nha bị các thành viên Sturmabteilung (SA) đánh vì ngồi lì trong xe và không chào một đám diễu hành ở Hamburg.[30] Phản ứng trước việc sử dụng không phù hợp không chỉ đơn thuần là bạo lực mà đôi khi còn là kỳ quái.[31] Chẳng hạn, một bản ghi đề ngày 23 tháng 7 năm 1934 gửi đến các đồn cảnh sát địa phương có nội dung:"Có báo cáo về những kẻ trình diễn tạp kỹ lưu động huấn luyện những con khỉ chào kiểu Đức....hãy đảm bảo những con vật đã bị giết".[31]

Người đàn ông một mình đứng khoanh tay trong khi hàng trăm người xung quanh đang thực hiện kiểu chào Quốc xã tại buổi hạ thủy con tàu Horst Wessel, 1936.
Một người cực hữu chào kiểu Quốc Xã tại một cuộc biểu tình ở Charlottesville năm 2017.

Kiểu chào Quốc xã dần đi vào đời sống thường nhật.[32] Các nhân viên bưu tá thực hiện động tác chào khi họ gõ cửa nhà dân để giao bưu kiện hay thư từ.[32] Ở các quảng trường công cộng, cột điện, đèn đường trên khắp nước Đức có những ký hiệu nhỏ nhắc nhở người dân áp dụng kiểu chào Hitler.[33] Nhân viên cửa hàng bách hóa chào khách hàng bằng lời nói:"Heil Hitler, tôi có thể giúp gì cho bạn?"[32] Những vị khách dự tiệc mang theo những món đồ thủy tinh có khắc dòng chữ"Heil Hitler"làm quà tặng.[32] Tất cả những ai đi qua công trình Feldherrnhalle ở Munich, địa điểm cao trào của vụ Đảo chính nhà hàng bia năm 1923 được chính phủ làm thành một đền thờ cho những người Quốc xã hy sinh, cũng đều phải chào. Nhiều người đi bộ né tránh mệnh lệnh này bằng cách đi vòng qua con phố nhỏ Viscardigasse phía sau, và lối đi đó đã được đặt cho biệt danh Drückebergergasse (con hẻm của những kẻ lẩn tránh).[34]

Hành động phạm pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, việc sử dụng kiểu chào này là một hành vi phạm tội hình sự ở Đức, Cộng hòa Séc, SlovakiaÁo.[35] Còn tại Thụy ĐiểnThụy Sĩ, kiểu chào này được xem là một sự thù địch bất hợp pháp nếu được vận dụng để tuyên truyền hệ tư tưởng Quốc xã.[36][37][38]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay tại các quốc gia mà kiểu chào Hitler không bị pháp luật trừng phạt, những người thực hiện có thể bị phạt bởi các tòa án thể thao. Trường hợp này đã xảy ra với cầu thủ bóng đá Paolo Di Canio (Ý) và Georgios Katidis (Hy Lạp) vì họ đã chào kiểu này trên sân bóng.[39][40]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Kershaw (2001) p.60
  2. ^ Büchner, Alex (1991). German Infantry Handbook, 1939–1945: Organization, Uniforms, Weapons, Equipment, Operations. Schipper Publishing. ISBN 978-0-88740-284-5.
  3. ^ a b c Grunberger, Richard (1995). The 12-year Reich: a social history of Nazi Germany, 1933–1945 . Da Capo Press. ISBN 9780306806605.
  4. ^ a b c Kershaw (2001), p. 26.
  5. ^ a b Lepage, Jean-Denis G. G. (2008). Hitler Youth, 1922–1945: An Illustrated History . McFarland. tr. 70. ISBN 9780786439355.
  6. ^ Tilman (2009), p. 15.
  7. ^ Klee, Kulturlexikon, S. 227.
  8. ^ Knickerbocker, H.R. (2008). Is Tomorrow Hitler's?: 200 Questions on the Battle of Mankind . Kessinger Publishing. tr. 5. ISBN 9781417992775.
  9. ^ a b Mommsen, Hans (2003). The Third Reich Between Vision and Reality: New Perspectives on German History 1918–1945. German Historical Perspectives. 12. Berg Publishers. tr. 28. ISBN 9781859736272.
  10. ^ a b Winkler (2009) p. 2
  11. ^ Winkler (2009), p. 55.
  12. ^ Boime, Albert (1987). Art in an age of revolution, 1750–1800. Social history of modern art. 1. University of Chicago Press. tr. 400–401. ISBN 9780226063348. Boime states:"The brothers stretch out their arms in a salute that has since become associated with tyranny. The 'Hail Caesar' of antiquity (although at the time of the Horatti a Caesar had yet to be born) was transformed into the 'Heil Hitler' of the modern period. The fraternal intimacy brought about by the Horatii's dedication to absolute principles of victory or death... is closely related to the establishment of the fraternal order... In the total commitment or blind obedience of a single, exclusive group lies the potentiality of the authoritarian state."
  13. ^ Boime, Albert (1993). Art in an age of Bonapartism, 1800–1815. Social history of modern art. 2 . University of Chicago Press. tr. 46.
  14. ^ Winkler (2009), p. 51.
  15. ^ Winkler (2009), p. 40.
  16. ^ Winkler (2009), pp. 70–101.
  17. ^ Winkler (2009), pp. 74–101.
  18. ^ a b Falasca-Zamponi, Simonetta (2000). Fascist spectacle: the aesthetics of power in Mussolini's Italy. Studies on the history of society and culture. 28 . University of California Press. tr. 110–113. ISBN 9780520226777.
  19. ^ Evans, Richard J. (2005). “The Rize of Nazism”. The Coming of the Third Reich . Penguin Group. tr. 184–185. ISBN 9780143034698.
  20. ^ a b c d Tilman (2009), p. 55.
  21. ^ Tilman (2009), pp.55–56
  22. ^ a b Tilman (2009), p. 56.
  23. ^ Kershaw, Ian (2000). Hitler, 1889–1936: hubris . W. W. Norton & Company. tr. 294, 689. ISBN 9780393320350.
  24. ^ Hitler, Adolf (ngày 1 tháng 10 năm 2000). Bormann, Martin (biên tập). Hitler's Table Talk 1941–1944. trans. Cameron, Norman; Stevens, R.H. Preface and Introduction: The Mind of Adolf Hitler by H.R. Trevor-Roper (ấn bản thứ 3). London: Enigma Books. tr. 172–173. ISBN 1-929631-05-7.
  25. ^ Bishop, Ronald (2007). “A Case of First Impression”. Taking on the Pledge of Allegiance: the news media and Michael Newdow's Constitutional challenge. SUNY Press. tr. 27. ISBN 9780791471814.
  26. ^ Leepson, Marc (2006). Flag: An American Biography. Macmillan. tr. 171. ISBN 0-312-32309-3.
  27. ^ Wireless to THE NEW YORK TIMES (ngày 27 tháng 9 năm 1933). “Nazi Salute Banned in Prisons”. The New York Times. tr. 12. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  28. ^ Tilman (2009), p. 51.
  29. ^ a b Tilman (2009), p. 61.
  30. ^ Shore, Zachary (2003). What Hitler knew: the battle for information in Nazi foreign policy . Oxford University Press US. tr. 33. ISBN 9780195154597.
  31. ^ a b Tilman (2009), p. 60.
  32. ^ a b c d Tilman (2009), p. 33
  33. ^ Tilman (2009), p. 34.
  34. ^ “Feldherrnhalle (Field Marshal's Hall) - Odeonsplatz”. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010.
  35. ^ Czech Republic: A German put in jail for Nazi salute Global Voices, ngày 15 tháng 8 năm 2008
  36. ^ O'Dea, Claire (ngày 21 tháng 5 năm 2014). “Hitler salute ruled not always illegal”. Swissinfo.ch. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2014.
  37. ^ “Swiss court rules that Nazi salute may be 'personal statement', not racism”. The Guardian. Geneva. Associated Press. ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2014.
  38. ^ http://www.regeringen.se/content/1/c4/06/15/b6a1e1ee.pdf
  39. ^ Martin Mazur: Kreuzverhör mit Paolo Di Canio. fussballmagazin 4-4-2, Dezember 2006, S. 110ff.
  40. ^ “Giorgos Katidis, el último futbolista fascista”. mundodeportivo.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]