Bước tới nội dung

Nội các Hitler

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội các Hitler

Nội các Đế chế Đức
(1933 – 1943)
Nội các Đế chế Đại Đức
(1943 – 1945)
30/1/1933 – 30/4/1945
Phiên họp nội các lần thứ nhất, 1933
Ngày thành lập30 tháng 1 năm 1933 (1933-01-30)
Ngày kết thúc30 tháng 4 năm 1945 (1945-04-30)
Thành viên và tổ chức
Lãnh đạo Chính phủAdolf Hitler
Phó Lãnh đạo Chính phủFranz von Papen
(30/1/1933 – 7/8/1934)
Hermann Göring
(10/2/1941 – 23/4/1945)
Phe chính trịĐảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa
Đảng Nhân dân Quốc gia Đức
(30/1/1933 – 27/6/1933; tự giải thể ngày 27/6/1933)
Tình trạng trong Nghị việnĐảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa – lãnh đạo Chính phủ liên hiệp
(30/1/1933 – 27/6/1933)
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa đảng chiếm ưu thế chính phủ
(27/6/1933 – 5/7/1933)
Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa chính phủ đơn đảng
(5/7/1933 – 30/4/1945)
Phe đối lậpĐảng Trung dung Đức
(30/1/1933 – 5/7/1933; tự giải thể ngày 5/7/1933)
Đảng Cộng sản Đức
(30/1/1933 – 30/4/1945; chính thức bị cấm vào ngày 6 tháng 3 năm 1933)
Đảng Dân chủ Xã hội Đức
(30/1/1933 – 30/4/1945; chính thức bị cấm vào ngày 23 tháng 6 năm 1933)
Nhóm lãnh đạo đối lậpLudwig Kaas
(30/1/1933 – 5/7/1933)
Ernst Thälmann
(30/1/1933 – 18/8/1944)
Walter Ulbricht
(6/3/1933 – 30/4/1945; lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức lưu vong)
Arthur Crispien
(30/1/1933 – 23/6/1933)
Otto Wels
(30/1/1933 – 16/9/1939; Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức lưu vong từ 23/6/1933 – 16/9/1939)
Hans Vogel
(30/1/1933 – 30/4/1945; Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức lưu vong từ 23/6/1933 – 30/4/1945)
Lịch sử
Bầu cửTháng 3/1933
Tháng 11/1933
1936
1938
Bầu cử tiếp theoTháng 11/1932
Cơ quan lập phápQuốc hội Đế chế khóa VII
Quốc hội Đế chế Đại Đức khóa I

Nội các Hitler là chính phủ của Đức Quốc xã từ 30/1/1933 đến 30/4/1945 khi Adolf Hitler được Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đế chế Đức. Với việc Hitler làm Thủ tướng, nội các được thành lập ngay sau đó một tuần. Nội các tồn tại 12 năm trong Cộng hòa WeimarĐế chế thứ ba, là chính phủ độc tài toàn trị của Đức quốc xã.

Ban đầu, nội các Hitler thứ nhất được gọi là Nội các Đế chế Cứu Quốc,[1] là liên minh giữa Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP) và đảng bảo thủ quốc gia Đảng Nhân dân Quốc gia Đức (DNVP); sau đó trở thành một nội các đơn đảng của Đức Quốc xã khi Đảng Nhân dân Quốc gia Đức bị đe dọa phải tự giải thể.

Với Đạo luật Trao quyền năm 1933, được thông qua hai tháng sau khi Hitler được bổ nhiệm, đã trao cho nội các quyền lực làm luật mà không cần nghị viện đồng ý trong vòng bốn năm. Trên thực tế, quyền lực này được trao cho Hitler, và vì tất cả ý định và mục đích, nó đã biến Hitler thành một lãnh đạo độc tài. Sau khi Đạo luật Trao quyền được thông qua, các cuộc thảo luận nghiêm túc ít nhiều đã kết thúc tại các cuộc họp nội các. Nội các chỉ gặp nhau rời rạc sau năm 1934 và lần cuối gặp nhau đầy đủ thành viên vào ngày 5 tháng 2 năm 1938.[2] Tuy nhiên, nội các vẫn được mở rộng trên giấy tờ, vì có thêm tư lệnh của các quân chủng vũ trang và một số bộ trưởng không bộ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa xuân năm 1932, Hitler tranh cử chức vụ Tổng thống chống lại Tổng thống đương nhiệm và anh hùng Thế chiến I Paul von Hindenburg. Cuộc bầu cử tổng thống tổ chức ngày 13/3/1932, là một sự thể hiện ấn tượng cho Đảng Quốc xã với việc Hitler nhận được 11 triệu phiếu tương đương 30.1%. Hindenburg giành 18 triệu phiếu tương đương 49.6% và là ứng cử viên dẫn đầu; tuy nhiên, do không ai nhận được đa số phiếu tuyệt đối cần thiết để được trao chức vụ tổng thống, một cuộc bầu cử vòng 2 đã được tổ chức ngày 10 tháng 4.

Hitler đã thêm hơn 2 triệu phiếu bầu trong vòng 2, đạt được 36.8% tổng số phiếu biểu. Hindenburg chỉ thêm được 1 triệu phiếu bầu so với trước đây nhưng cũng đủ để đạt 53% số phiếu, đủ điều kiện để ông được giữ thêm một nhiệm kỳ là Tổng thống Cộng hòa Weimar.

Mặc dù Hitler thất cử, kết quả bầu cử cho thấy, Đảng Quốc xã đã phát triển ở cả hai mặt mạnh mẽ và phổ biến.

Trong tháng 6/1932, Hindenburg sử dụng quyền lực Tổng thống của mình để giải tán Reichstag và bổ nhiệm Franz von Papen làm thủ tướng mới. Kết quả là, một cuộc bầu cử mới phải được tổ chức để bầu các thành viên của Reichstag. Trong cuộc bầu cử tháng 7/1932 này, sự phổ biến của Đảng Quốc xã sẽ được khẳng định hơn nữa với số ghế trong Reichstag thêm 123 ghế, trở thành đảng lớn nhất trong Reichstag nhưng không giành được đa số.

Tháng sau, Papen mời Hitler vào vị trí Phó Thủ tướng. Đến thời điểm này, Hitler nhận ra rằng có thể nắm quyền của Papen và từ chối chấp nhận vị trí này.[3] Thay vào đó, Hitler tạo ra những rắc rối khiến việc điều hành của Papen hết sức khó khăn và nhằm tạo điều kiện cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Papen tham vấn với Tổng thống giải tán Reichstag mới được bầu với mục đích tránh cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Trong cuộc bầu cử Reichstag tiếp theo tổ chức tháng 11/1932, Đảng Quốc xã mất 34 ghế. Mặc dù vậy, Đảng quốc xã vẫn mạnh nhất. Papen, đang tìm kiếm liên minh để thành lập chính phủ, đã không thể làm như vậy mà không bao gồm Đảng quốc xã. Không có liên minh, Papen đã buộc phải từ chức thủ tướng vào tháng 12/1932.

Hitler xem đây là một cơ hội để ông có thể trở thành Thủ tướng; Tuy nhiên, thay vì bổ nhiệm Hitler, Hindenburg đã bổ nhiệm Kurt von Schleicher. Papen đã ngạc nhiên bởi sự lựa chọn này khi ông đang cố gắng thuyết phục Hindenburg phục hồi ông là Thủ tướng và cho phép ông nằm quyền bằng sắc lệnh khẩn cấp.

Hitler tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ giới ngân hàng và các tập đoàn công nghiệp trên toàn nước Đức và các nhóm này gia tăng áp lực lên Hindenburg về việc bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng.

Với mong muốn trở lại làm Thủ tướng, Papen vận động sau hậu trường để chống lại Schleicher, bao gồm cả việc hợp tác với Hitler.

Schleicher, phát hiện ra Papen đang chống mình, đã gặp Hindenburg để yêu cầu Tổng thống ra lệnh Papen ngừng hoạt động công kích. Ngược lại hoàn toàn Hindenburg đã không phản ứng gì.

Một loạt các cuộc họp giữa Hitler, Papen, và các quan chức quan trọng của Đức đã được tổ chức trong tháng 1/1933. Schleicher bắt đầu nhận ra rằng ông đã ở một vị trí mong manh, hai lần yêu cầu Hindenburg giải tán Reichstag và đặt cả nước dưới nghị định khẩn cấp. Cả hai lần, Hindenburg từ chối và sau lần thứ hai, Schleicher đã từ chức.

Với sự vận động của Papen, Hindenburg đã đồng ý thành lập một chính phủ mới với sự liên minh của Hitler. Vào ngày 22/1, Papen đã nhượng bộ từ bỏ yêu sách trở thành Thủ tướng của mình và cam kết hỗ trợ Hitler làm Thủ tướng, trong đó Papen sẽ giữ chức Phó Thủ tướng và chức vụ Thủ tướng Phổ.

Vào ngày 23/1, Papen trình bày với Hindenburg ý tưởng của ông về việc Hitler sẽ trở thành Thủ tướng, đồng thời chi phối quyền lực của Hitler.

Sau khi Schleicher từ chức ngày 28/1, Hindenburg đã triệu tập Papen đến để trao quyền lập nội các. Cuối cùng, Tổng thống, người trước đây đã thề sẽ không bao giờ để Hitler trở thành Thủ tướng, đã bổ nhiệm Hitler vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, với Papen là Phó Thủ tướng.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội các Đế chế bao gồm các Bộ trưởng sau đây:

Chức danh Hình ảnh Họ và tên Đảng Nhiệm kỳ
Thủ tướng Adolf Hitler NSDAP 30/1/1933-30/4/1945
Phó Thủ tướng Franz von Papen Không đảng phái 30/1/1933-7/8/1934
Hermann Göring NSDAP 10/2/1941-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đế chế Konstantin von Neurath NSDAP 30/1/1933-4/2/1938
Joachim von Ribbentrop NSDAP 4/2/1938-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đế chế Wilhelm Frick NSDAP 30/1/1933-24/8/1943
Heinrich Himmler NSDAP 24/8/1943-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đế chế Lutz Graf Schwerin von Krosigk NSDAP 30/1/1933-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Đế chế Franz Gürtner NSDAP 30/1/1933-29/1/1941
Franz Schlegelberger
(quyền)
NSDAP 29/1/1941-24/8/1942
Otto Georg Thierack NSDAP 24/8/1942-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đế chế
Từ 1935 là
Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Đế chế
Werner von Blomberg Không đảng phái 30/1/1933-5/2/1938
Wilhelm Keitel
(kiêm Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Tối cao Quân Phòng vệ)
Không đảng phái 5/2/1938-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đế chế Alfred Hugenberg DNVP 30/1/1933-29/6/1933
Kurt Schmitt NSDAP 29/6/1933-3/8/1934
Hjalmar Schacht Không đảng phái 3/8/1934-26/11/1937
Hermann Göring NSDAP 26/11/1937-15/1/1938
Walter Funk NSDAP 15/1/1938-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Thực phẩm và Nông nghiệp Đế chế Alfred Hugenberg DNVP 30/1/1933-29/6/1933
Richard Walther Darré NSDAP 29/6/1933-23/5/1942
Herbert Backe NSDAP 23/5/1942-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Lao động Đế chế Franz Seldte NSDAP 30/1/1933-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Bưu chính Đế chế Paul Freiherr von Eltz-Rübenach Không đảng phái 30/1/1933-2/2/1937
Wilhelm Ohnesorge NSDAP 2/2/1937-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Giao thông Đế chế Paul Freiherr von Eltz-Rübenach Không đảng phái 30/1/1933-2/2/1937
Julius Dorpmüller NSDAP 2/2/1937-23/4/1945
Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền Đế chế Joseph Goebbels NSDAP 13/3/1933-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Hàng không Đế chế Hermann Göring NSDAP 27/4/1934-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Đế chế Bernhard Rust NSDAP 1/5/1934-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ vấn đề Giáo hội Đế chế Hanns Kerrl NSDAP 16/7/1935-15/12/1941
Hermann Muhs
(quyền)
NSDAP 15/12/1941-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Vũ trang quân dụng Đế chế
Từ năm 1943 là
Bộ trưởng Bộ Vũ trang và Sản xuất Chiến tranh Đế chế
Fritz Todt NSDAP 17/3/1940-8/2/1942
Albert Speer NSDAP 8/2/1942-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Chiếm đóng Lãnh thổ phương Đông Đế chế Alfred Rosenberg NSDAP 17/11/1941-30/4/1945
Bộ trưởng Bộ Bohemia và Moravia Đế chế Karl Hermann Frank NSDAP 20/8/1942-30/4/1945
Bộ trưởng không Bộ Đế chế Hermann Göring NSDAP 30/1/1933-27/4/1933
Ernst Röhm NSDAP 1/12/1933-1/7/1934
Rudolf Hess
(Phó Lãnh tụ)
NSDAP 1/12/1933-10/5/1941
Hanns Kerrl NSDAP 16/4/1934-16/7/1935
Hans Frank
(Toàn quyền Ba Lan từ 1939)
NSDAP 19/12/1934-30/4/1945
Hjalmar Schacht NSDAP 26/11/1937-22/1/1943
Otto Meissner
(Chánh văn phòng Phủ Tổng thống)
NSDAP 1/12/1937-30/4/1945
Hans Lammers
(Chánh văn phòng Phủ Thủ tướng)
NSDAP 1/12/1937-30/4/1945
Arthur Seyss-Inquart NSDAP 1/5/1939-30/4/1945
Martin Bormann
(Chánh văn phòng Đại sứ Đảng)
NSDAP 12/5/1941-30/4/1945
Wilhelm Frick
(Bảo hộ Bohemia và Moravia)
NSDAP 24/8/1943-30/4/1945
Konstantin Hierl
(Trưởng ngành Lao động Đế chế)
NSDAP 24/8/1943-30/4/1945

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hitler cho phép tham vấn thực tế trong nội các cho đến Đạo luật Trang cử, thay đổi vào đầu tháng 4 năm 1933, từ đó không có cuộc bỏ phiếu chính thức nào được thông qua. Khi đó Hitler tập trung xây dựng quyền lực bên ngoài nội các, dẫn tới số lượng các cuộc họp nội các cũng giảm. Vào tháng 2-3 năm 1933 vẫn còn 31 cuộc họp, đến tháng 4-5 năm 1933 chỉ có 16 cuộc họp và 42 cuộc họp cho đến cuối năm. Nội các Hitler gặp nhau lần cuối vào ngày 5 tháng 2 năm 1938. Hitler đã làm cho các bộ trưởng gần như cô lập, một phần trực tiếp và một phần gián tiếp thông qua Thủ tướng đế chế Đức hoặc Lãnh đạo Đảng. Tất cả các bộ trưởng đã trở thành những người nhận thực tế các mệnh lệnh từ "lãnh đạo và thủ tướng" (từ tháng 8 năm 1934). Ngoài ra, nhiều đại diện đặc biệt của Hitler làm suy yếu các hoạt động của các bộ trưởng.

Kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc họp cuối cùng của nội các Hitler diễn ra vào ngày 5 tháng 2 năm 1938. Khi chính phủ Đế chế thứ ba sụp đổ vào cuối Thế chiến thứ hai và sau cái chết của Hitler vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, Nội các đã được Nội các Schwerin von Krosigk thay thế, thường được gọi là chính phủ Flensburg.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Brown Plague: Travels in Late Weimar & Early Nazi Germany
  2. ^ Evans, Richard J. (2005). The Third Reich in Power. New York: Penguin Books. tr. 645. ISBN 0-14-303790-0.
  3. ^ Longerich 2019, page 255