Isidor Isaac Rabi
Isidor Isaac Rabi | |
---|---|
Sinh | Isidor Isaac Rabi 29 tháng 7 năm 1898 Rymanów, Galicia, Đế quốc Áo-Hung |
Mất | 11 tháng 1 năm 1988 Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ | (89 tuổi)
Quốc tịch | Hoa Kỳ |
Trường lớp | Đại học Cornell Đại học Columbia |
Nổi tiếng vì | Cộng hưởng từ hạt nhân |
Giải thưởng | Huy chương Elliott Cresson (1942) Giải Nobel Vật lý (1944) Public Welfare Medal (1985) Huy chương Oersted (1982) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Vật lý học |
Nơi công tác | Đại học Columbia Học viện Công nghệ Massachusetts |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Albert Potter Wills |
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng | Julian Schwinger Norman F. Ramsey Martin L. Perl |
Isidor Isaac Rabi (/[invalid input: 'icon']ˈrɑːbi/; 29.7.1898 – 11.01.1988) là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1944 cho công trình phát hiện cộng hưởng từ hạt nhân của ông.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thời trẻ
[sửa | sửa mã nguồn]Rabi sinh ngày 29.7.1898 trong một gia đình Do Thái truyền thống ở Rymanów, Galicia, Đế quốc Áo-Hung (nay thuộc Ba Lan), là con của David Rabi và Janet Teig. Ông theo gia đình sang Hoa Kỳ khi còn là một đứa trẻ. Năm 1919, ông đậu bằng cử nhân hóa học ở Đại học Cornell. Ông tiếp tục học ở Đại học Columbia và đậu bằng tiến sĩ năm 1927. Ông được một học bổng sang châu Âu nghiên cứu 2 năm với các nhà vật lý nổi tiếng như Niels Bohr, Werner Heisenberg, Wolfgang Pauli và Otto Stern. Khi trở về Hoa Kỳ, ông gia nhập ban giảng huấn Đại học Columbia suốt đời.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1930 Rabi bắt đầu nghiên cứu bản chất của lực liên kết giữa các proton với các hạt nhân nguyên tử. Nghiên cứu này cuối cùng dẫn tới việc tạo ra phương pháp dò tìm cộng hưởng từ của chùm phân tử, do đó mà ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1944.
Năm 1940 ông được nghỉ phép ở Đại học Columbia để sang làm phó giám đốc Phòng thí nghiệm bức xạ của Học viện Công nghệ Massachusetts nghiên cứu việc phát triển radar và bom nguyên tử của Dự án Manhattan.[1]
Một số người nói rằng ông miễn cưỡng đồng ý phục vụ như một cố vấn đến làm việc ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, nơi ông là một trong số rất ít ngoại lệ được miễn các quy tắc an ninh nghiêm ngặt ở đây.[cần dẫn nguồn] Tướng Leslie Groves đã thực hiện một nỗ lực đặc biệt để mang Rabi - người đã từng là bạn sinh viên với Oppenheimer và 2 người có mối quan hệ gần gũi cùng tôn trọng lẫn nhau - đến Los Alamos trong những ngày trước cuộc thử nghiệm Trinity[2] để ông có thể giúp Oppenheimer duy trì sự tỉnh táo của mình dưới áp lực lớn như vậy.[cần dẫn nguồn] Các nhà khoa học làm việc trong vụ nổ thử Trinity đưa ra vụ cá cược cho kết quả của vụ nổ thử, với các dự đoán từ bom hoàn toàn tịt ngòi tới sức nổ là 45 kiloton của đương lượng nổ. Lời đoán của Rabi là 18 Kiloton tỏ ra gần đúng nhất với hiệu suất thực tế 18,6 Kiloton của vụ nổ, và ông đã thắng cược.[3]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tiếp tục nghiên cứu đóng góp vào việc phát minh laser và đồng hồ nguyên tử. Ông cũng là một trong những người sáng lập ra cả Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (ở Long Island, New York) lẫn CERN, và làm cố vấn khoa học thứ hai cho tổng thống Harry S. Truman.
Thay mặt Oppenheimer, Rabi đã làm chứng tại một buổi điều trần gây tranh cãi của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ vào năm 1954 mà cuối cùng đã dẫn tới việc Oppenheimer bị tước quyền được bảo vệ an ninh.
Rabi làm khoa trưởng Phân khoa Vật lý học của Đại học Columbia từ năm 1945 tới 1949, thời kỳ này trường có hai người đoạt giải Nobel (Rabi và Enrico Fermi) cùng 11 người sẽ đoạt giải Nobel trong tương lai, trong đó có bảy người trong ban giảng huấn (Polykarp Kusch, Willis Lamb, Maria Goeppert-Mayer, James Rainwater, Norman Ramsey, Charles Townes và Hideki Yukawa), một nhà khoa học nghiên cứu (Aage Niels Bohr), một giáo sư thỉnh giảng (Hans Bethe),một sinh viên tiến sĩ (Leon Lederman) và một sinh viên chưa tốt nghiệp cử nhân (Leon Cooper).[4] Khi Đại học Columbia lập ra hạng bậc giáo sư đại học năm 1964, thì Rabi là người đầu tiên được xếp hạng giáo sư như vậy. Ông nghỉ dạy học năm 1967 nhưng vẫn hoạt động trong Phân khoa và giữ chức giáo sư danh dự (Professor Emeritus) cùng chức Giảng viên đặc biệt cho tới ngày qua đời 11.01.1988.
Rabi là người đại diện Hoa Kỳ trong Ủy ban Khoa học của NATO vào thời điểm mà thuật ngữ "Software Engineering" được đặt ra. Khi phục vụ trong cương vị đó, ông đã phàn nàn là thực tế có nhiều dự án phần mềm lớn bị trì hoãn. Điều này gây ra một số cuộc thảo luận dẫn đến sự hình thành một nhóm nghiên cứu và nhóm này đã tổ chức hội nghị đầu tiên về Kỹ thuật phần mềm.[5]
Ông cũng là thành viên trong Ban quản trị của Cơ quan Khoa học (Science Service) từ năm 1956 tới 1959 (nay là Society for Science & the Public).
Ông nổi tiếng về câu nhận xét là "thế giới sẽ tốt hơn nếu không có một Edward Teller"[6] Ông cũng nổi tiếng về câu hỏi liên quan tới hạt muon: "Who ordered that?"[7]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Huy chương Elliott Cresson (1942)
- Giải Nobel Vật lý (1944)
- Giải Nguyên tử vì Hòa bình (1967)
- Huy chương Oersted (1982)
- Public Welfare Medal (Huy chương Phúc lợi công cộng) của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (1985).[8]
- Giải Vannevar Bush (1986)
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Rabi kết hôn với Helen Newmark năm 1926. Họ có hai người con gái.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Rabi, Isidor Isaac (1960). My life and times as a physicist;. Claremont College. tr. 55.
- Rabi, Isidor Isaac (1970). Science: The Center of Culture. New York: World Publishing Co.
- Rabi, Isidor Isaac (1969). Oppenheimer: The Story of One of the Most Remarkable Personalities of the 20th Century. Robert Serber, Victor F. Weisskopf, Abraham Pais, Glenn T. Seaborg. Scribner's.
Báo cáo kỹ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]- Rabi, I. I. (1947). “Interaction of Neutrons with Electrons in Lead”. Physical Review. 72 (7): 634. doi:10.1103/PhysRev.72.634.
- Rabi, I. I. (1954). “Use of Rotating Coordinates in Magnetic Resonance Problems”. Reviews of Modern Physics. 26 (2): 167. doi:10.1103/RevModPhys.26.167.
- Rabi, I.I. "The Role of Atomic Energy in the Promotion of International Collaboration", Columbia University, (ngày 31 tháng 10 năm 1959).
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo và Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Isidor Isaac Rabi - Biography
- ^ Trinity là mật danh của cuộc thử bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử, do Quân đội Hoa Kỳ thực hiện ngày 16.7.1945 ở hoang mạc Jornada del Muerto thuộc tiểu bang New Mexico
- ^ Richard Rhodes (1986), The Making of the Atomic Bomb. 886 pp. ISBN 0-671-44133-7 p. 656
- ^ Nobel winners associated with Columbia physics department
- ^ Donald MacKenzie Mechanizing Proof: Computing, Risk, and Trust423pp. ISBN 0-262-13393-8 p34.
- ^ nhà vật lý thường được gọi là "cha đẻ của bom hiđrô"
- ^ Who Ordered the Muon?New York Times, ngày 27 tháng 9 năm 1987
- ^ “Public Welfare Award”. National Academy of Sciences. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
- Rabi, scientist and citizen by John S. Rigden (Sloan Foundation Series; Basic Books, 1987). A biography that is close to an autobiography, as it was based on extensive interviews with Rabi.
- Rabi, I I; Zacharias, J R; Millman, S; Kusch, P (1992). “Milestones in magnetic resonance: 'a new method of measuring nuclear magnetic moment'. 1938”. Journal of magnetic resonance imaging: JMRI. 2 (2). tr. 131–3. PMID 1562763.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Nobelprize.org, Giải Nobel Vật lý 1944
- Nobelprize.org, Isidor Isaac Rabi - Tiểu sử
- Isidor Isaac Rabi
- Biography and Bibliographic Resources, from the Office of Scientific and Technical Information, United States Department of Energy
- Rigden, John S. (ngày 1 tháng 11 năm 1999). "Isidor Isaac Rabi: walking the path of God" Lưu trữ 2008-07-21 tại Wayback Machine. Physics World.
- Rabi biography Lưu trữ 2008-05-16 tại Wayback Machine (brief)
- Annotated bibliography for Isidor Isaac Rabi from the Alsos Digital Library for Nuclear Issues Lưu trữ 2017-08-03 tại Wayback Machine
- Ill-formatted IPAc-en transclusions
- Sơ khai tiểu sử
- Sơ khai vật lý
- Sinh năm 1898
- Mất năm 1988
- Người Mỹ gốc Ba Lan
- Người đoạt giải Nobel Vật lý
- Nhà vật lý Mỹ
- Nhà vật lý hạt nhân
- Nhà vật lý Ba Lan
- Người Mỹ gốc Do Thái
- Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel
- Nhà vật lý lý thuyết
- Người Ba Lan đoạt giải Nobel
- Bắc Đẩu Bội tinh
- Cựu sinh viên Đại học Columbia
- Nhà vật lý Mỹ thế kỷ 20
- Cựu sinh viên Đại học Cornell