Bước tới nội dung

Eric Allin Cornell

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eric Allin Cornell
Cornell (bên phải) và Carl Wieman ở khu trường Đại học Colorado
Sinh19 tháng 12, 1961 (63 tuổi)
Palo Alto, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpHọc viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Đại học Stanford
Nổi tiếng vìNgưng tụ Bose-Einstein
Giải thưởngHuy chương Lorentz (1998)
Giải Nobel Vật lý (2001), Huy chương Benjamin Franklin về Vật lý học (2000)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Colorado
Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Quốc gia (NIST)

Eric Allin Cornell (sinh ngày 19.12.1961) là nhà Vật lý học người Mỹ. Năm 1995 ông cùng với Carl Wieman đã tổng hợp được Ngưng tụ Bose-Einstein lần đầu tiên. Năm 2001 Cornell, Wieman và Wolfgang Ketterle đã đoạt Giải Nobel Vật lý.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cornell sinh tại Palo Alto, California là cựu học sinh xuất sắc của cả hai trường Cambridge Rindge and Latin School (1976–1979) và Lowell High School của San Francisco (1979–1980). Ông đậu bằng cử nhân khoa học môn Vật lý học hạng ưu và danh dự ở Đại học Stanford năm 1985. Năm 1990, ông đậu bằng tiến sĩ vật lý ở Học viện Công nghệ Massachusetts.

Hiện nay ông là giáo sư ở Đại học Colorado và làm việc ở Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Quốc gia (National Institute of Standards and Technology) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Phòng thí nghiệm của ông nằm trong JILA[1].

Tháng 10 năm 2004, vai và cánh tay trái của ông đã bị cắt bỏ để ngăn chặn bệnh necrotizing fasciitis[2] lan sang các bộ phận khác. Giữa tháng 12 cùng năm, ông đã được lành bệnh và được xuất viện. Từ tháng 4 năm 2005, ông trở lại làm việc không trọn ngày công (part-time).[3]

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Joint Institute for Laboratory Astrophysics" ở Rocky Mountains trong khu trường Đại học Colorado tại Boulder, một trong các học viện nghiên cứu Vật lý hàng đầu ở Mỹ dành cho các sinh viên sau cử nhân và sau tiến sĩ
  2. ^ Chứng viêm hoại cân (đôi khi gọi là "bệnh ăn thịt"), một chứng nhiễm trùng hiếm thấy, khiến cho các mô liên kết hạ bì bị hoại
  3. ^ News Article Lưu trữ 2011-01-03 tại Wayback Machine from KMGH
  • Frängsmyr, Tore (2002). Les Prix Nobel: The Nobel Prizes 2001. Stockholm: Nobel Foundation. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]