Bước tới nội dung

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu)
Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu
孝昭仁皇后
Khang Hi Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị11 tháng 5 năm 1677
- 26 tháng 2 năm 1678
Đăng quang22 tháng 8 năm 1677
Tiền nhiệmHiếu Thành Nhân Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Ý Nhân Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh1653
Mất18 tháng 3 năm 1678 (26 tuổi)
Khôn Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng25 tháng 4, năm 1681
Cảnh lăng, Thanh Đông lăng, Tuân Hóa, Hà Bắc
Phối ngẫuThanh Thánh Tổ
Khang Hy Hoàng đế
Thụy hiệu
Hiếu Chiêu Tĩnh Thục Minh Huệ Chánh Hòa An Dụ Đoan Mục Khâm Thiên Thuận Thánh Nhân Hoàng hậu
(孝昭靜淑明惠正和安裕端穆欽天順聖仁皇后)
Tước hiệu[Phi; 妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
Thân phụÁt Tất Long
Thân mẫuThư Thư Giác La thị

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu (chữ Hán: 孝昭仁皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡤᡝᠩᡤᡳᠶᡝᠨ
ᡤᠣᠰᡳᠨ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga genggiyen gosin hūwangheo, Abkai: hiyouxungga genggiyen gosin hvwangheu, 1653 - 18 tháng 3 năm 1678), là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Với tư cách là con gái của Thái sư Nhất đẳng Công Át Tất Long - một trong Tứ trụ đại thần thời Khang Hi, có thể nói Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu trong suốt cuộc đời bị giằng xé bởi vấn đề chính trị. Do cha bà Át Tất Long cùng Ngao Bái có quan hệ tốt, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu từ nhỏ cũng là con gái nuôi của Ngao Bái - kẻ thù chính trị đầu tiên của Khang Hi Đế. Cũng chính vì nguyên do này, ngay từ khi tham dự tuyển chọn hậu phi, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu đã là một biểu tượng chính trị quan trọng trong hậu cung thời Khang Hi.

Sau khi Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu qua đời, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu kế vị Trung cung. Dẫu là một [Lương phối] đắc lực của Khang Hi Đế, cũng như nhận được sự yêu thương của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu cùng Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, nhưng vấn đề chính trị đan xen giữa cái chết của cha bà, cùng sự xấu hổ của xuất thân dường như đã thành áp lực, khiến bà qua đời chỉ 6 tháng sau khi tuyên bố sách lập.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị.

Dòng dõi cao quý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu sinh vào năm Thuận Trị thứ 10 (1653), xuất thân từ dòng họ Nữu Hỗ Lộc thị của Mãn Châu, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Xuất thân của bà vào lúc đó rất hiển hách. Dòng họ Nữu Hỗ Lộc thị là một thế gia ở Trường Bạch Sơn, đời đời thế tập Lộ trưởng tại Anh Ngạch địa phương, có thể xem là đại danh môn.

Tổ phụ là Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, trong những năm chinh chiến dưới trướng Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ông thường được giao chỉ huy đội quân [Tương Hoàng kỳ] của Mãn Châu, thường giành được nhiều thắng lợi, đặc biệt trong chiến dịch Bố Đạt Lý đã chém được hàng chục tướng quân nhà Minh. Do vậy, Ngạch Diệc Đô về sau trở thành Đại công thần thuở đầu Đại Thanh, được đặc biệt phối thờ Thái miếu. Do công lao lớn, gia tộc Nữu Hỗ Lộc nhánh Hoằng Nghị công được xem là ["Danh môn trung danh môn"], đứng đầu thế gia Bát kỳ Mãn Châu. Ngạch Diệc Đô có 16 người con trai, phụ thân Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu là Át Tất Long, là con trai thứ 16 của Ngạch Diệc Đô.

Gia thế hiển hách

[sửa | sửa mã nguồn]

Át Tất Long là con trai của Ngạch Diệc Đô với con gái thứ tư của Thanh Thái Tổ - Hòa Thạc Công chúa Mục Khố Thạp (穆库什). Từ thời Thanh Thái Tông, Át Tất Long đã nhiều lần lập quân công, đến thời Thuận Trị do có công lao chém cháu của Lý Tự ThànhLý Cẩm, thăng [Nhị đẳng Giáp Lạt Chương Kinh; 二等甲喇章京], sau do tập tước của Đồ Nhĩ Cách (图尔格) mà thăng [Nhất đẳng Công], kiêm Nghị chính Đại thần, Lãnh Thị vệ Nội đại thần, gia thêm "Thái tử Thái bảo" (太子太傅) vinh hàm. Khi Thuận Trị Đế giá băng, Át Tất Long cùng Sách Ni, Tô Khắc Xa CápNgao Bái nhận mệnh phụ chính Khang Hi Đế, trở thành một trong Tứ trụ đại thần quyền khuynh thiên hạ.

Khi Khang Hi Đế thân chính, tuyên dương công thần, Át Tất Long được gia thăng ["Nhất đẳng Công"; 一等公] kế thừa từ anh trai Đồ Nhĩ Cách, thêm chức Thái sư. Át Tất Long có 3 vợ cả, người đầu là con gái Anh Thân vương A Tế Cách, anh trai trưởng của Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn; kế thê là con gái Dĩnh Thân vương Tát Cáp Lân, và người nữa là tam kế thê Ba Nhã Lạp thị (巴雅拉氏), sinh ra A Linh A (阿灵阿), là em trai út của bà. Mẹ ruột của bà là người họ Thư Thư Giác La thị (舒舒觉罗氏), là Trắc thất của Át Tất Long, ngoài bà thì Thư Thư Giác La thị còn sinh ra Ôn Hi Quý phiPháp Khách (法喀).

Do hai con trai đích tử trước sớm chết, Pháp Khách trở thành trưởng tử của cha bà, cưới con gái Tôn Thất A Nhan Đồ (阿颜图), sau cưới Hách Xá Lý thị là em gái của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu. Khi bà còn nhỏ, do cha bà Át Tất Long có qua lại với đại thần Ngao Bái, người đứng đầu Tứ trụ đại thần nên được Ngao Bái nhận làm nghĩa nữ.

Tuyển chọn thất bại

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Khang Hi Đế đến tuổi tầm 12 tuổi, Tứ trụ đại thần và triều đình tiến hành cân nhắc xem người được chọn làm Hoàng hậu cho Khang Hi Đế. Khi đó, thế lực Ngao Bái cường thịnh, ngày càng không xem vị Hoàng đế nhỏ tuổi ra gì, còn Sách Ni là lão thần 3 triều, áp dụng lấy lui vì tiến sách lược, không hay đụng chạm đến Ngao Bái. Trong đợt tuyển chọn Hoàng hậu đó, có con gái của Ngao Bái, con gái của Át Tất Long cùng cháu gái của Sách Ni là dự tuyển hàng đầu. Tuyển ai làm Hoàng hậu, thì tất nhiên gia tộc của Hoàng hậu cũng sẽ theo đó lớn mạnh. Ngao Bái cuồng vọng lúc đó không ai không biết, Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu đem con gái ông ta loại ngay từ sớm. Át Tất Long là một người gió chiều nào theo chiều nấy, bỏ mặc thì không thể, nhưng không thể hoàn toàn dựa vào, nên Nữu Hỗ Lộc thị nhập cung với vị trí Phi tần.

Năm Khang Hi thứ 4 (1665), Nữu Hỗ Lộc thị được cho là nhập cung cùng với Hách Xá Lý thị, cháu gái của đại thần Sách Ni. Có thể thấy, Nữu Hỗ Lộc thị gia thế cực đại tôn quý, nếu so với Hách Xá Lý thị có thể nói là vượt hơn. Vì bởi lẽ, Sách Ni tuy là Phụ chính đaị thần, quan hàm cao quý, song xuất thân Hách Xá Lý thị rất thấp, chỉ là Hải Tây bộ nhân, không có chức Bộ trưởng hay Lộ trưởng, trong khi đó Át Tất Long xuất thân Nữu Hỗ Lộc thị cao quý, thế tập Lộ trưởng của Anh Ngạch địa phương. So sánh thì dòng dõi của Sách Ni hoàn toàn thua xa.

Sau sự kiện này, Nữu Hỗ Lộc thị không còn được đề cập. Các quan niệm khi xưa nhận định Nữu Hỗ Lộc thị có lẽ được giữ lại trong hậu cung, và trở thành Phi - tước vị mà bà được đề cập khi được lập làm Kế Hoàng hậu về sau. Nhưng thực tế, căn cứ tư liệu Mãn văn của chuyên gia người Mãn là Quất Huyền Nhã (橘玄雅) tổng hợp được, tuy Át Tất Long quả thực có một người con gái còn lưu lại trong cung, nhưng tuổi còn quá nhỏ, còn phải đưa Nhũ mẫu vào cùng. Dựa theo tuổi tác này, không có khả năng là Nữu Hỗ Lộc thị - con gái lớn của Át Tất Long. Trong hậu cung Khang Hi lúc ấy, ngoài Hoàng hậu là Hách Xá Lý thị, chỉ còn vài Thứ phi không danh phận, hoàn toàn không có ai đãi ngộ hàng ["Phi"] thời kỳ đầu như đề cập về Nữu Hỗ Lộc thị trong sách văn lập Hậu những năm sau. Tung tích về Nữu Hỗ Lộc thị hoàn toàn không có.

Năm Khang Hy thứ 8 (1669), Hoàng đế trừng trị Ngao Bái, Thái sư Quả Nghị công Át Tất Long vì là đồng đảng của Ngao Bái cũng bị giam vào ngục. Khang Thân vương Kiệt Thư chiếu theo 12 hạng tội danh hạch hỏi Át Tất Long, bị xử vào tội chết nhưng chỉ bị cách chức tước về làm dân thường. Năm Khang Hy thứ 9 (1670), Hoàng đế niệm tình ông là cố mệnh đại thần tuy bị tước hết chức tước nhưng riêng tước "Nhất đẳng công" vẫn cho con thế tập. Sang năm thứ 12 (1673), Át Tất Long qua đời tại phủ đệ.

Phong Phi lập Hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 13 (1674), Hách Xá Lý Hoàng hậu hạ sinh Hoàng nhị tử Dận Nhưng rồi qua đời do băng huyết. Khang Hi Đế đau buồn, truy phong Hách Xá Lý thị làm "Nhân Hiếu Hoàng hậu" và đích thân nuôi dưỡng Dận Nhưng, lập làm Thái tử và có ý không lập Hậu nữa.

Năm Khang Hi thứ 15 (1676), xuất hiện ghi chép về [Phi Nữu Hỗ Lộc thị] tiến cung. Cùng với bà là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông thị, và khác với Nữu Hỗ Lộc thị, Đông thị tuy dù chỉ là thân phận Thứ phi, xưng gọi "Cách cách", nhưng lại có thể hưởng đãi ngộ hàng Phi ngang với bà. Tuy chưa rõ là có tiền lệ hay không, nhưng nếu thời gian vừa qua quả thật Nữu Hỗ Lộc thị không ở trong cung, thì hẳn là đã trượt Tuyển chọn Hậu phi, sau lại lần nữa được triệu vào, phong làm Phi, cũng không xem là việc thường thấy. Việc bà vào cung cùng lúc với Đông thị, cơ hồ là để dự trù ai phong Phi và lập Hậu, do sang năm thì Hoàng đế đã phong tước gần như cả hậu cung. Khang Hi Đế từng gọi bà là [Nội đình chi lương tá; 内廷之良佐], hay [Lương phối; 良配], điều này cho thấy địa vị phụ tá nội đình của bà cực cao, hoặc ít nhất đó là lời tán thưởng của Khang Hi Đế nhằm biểu thị vị trí tương lai của bà.

Năm Khang Hi thứ 16 (1677), ngày 11 tháng 5, Hoàng đế dụ: "Dụ Lễ bộ, trẫm cung phụng Thánh tổ mẫu Thái hoàng thái hậu từ dụ, sắc lập con gái của Át Tất Long vì Hoàng hậu, Lễ bộ lập tức lựa chọn ngày cưới, khai đều nghi tới tấu, đặc dụ Lễ bộ". Tháng 8, Quảng Tây đạo Ngự sử Hách Dục (郝浴) nói, sách lập Hoàng hậu đại lễ tương hành, thỉnh đình chỉ Thu quyết năm nay. Ngày 22 tháng 8, Phi Nữu Hỗ Lộc thị được sách lập làm Hoàng hậu. Hoàng đế khiển quan viên tế cáo Thái miếu, Thiên địa. Hôm đó, Hoàng đế ngự Thái Hòa điện, khiển Đại học sĩ Sách Ngạch Đồ làm Chính sứ, Đại học sĩ Lý Úy (李霨) làm Phó sứ, cầm cờ tiết thụ Phi Nữu Hỗ Lộc thị nhận sách bảo sách lập Hoàng hậu.

Sách văn rằng:

Quyết định sách lập hoàng hậu, trước đó đã bổ sung lễ nạp thải, được tổ chức long trọng như đại hôn lễ. Ngày Khang Hi Đế sách lập Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị, Hoàng đế đích thân suất Chư vương, Bối lặc, Bối tử, Công cùng Nội đại thần, Đại học sĩ, Đô thống, Thượng thư, Tinh kỳ ni ha phiên, Thị vệ các cấp đến Lưỡng tôn cung hành lễ. Giờ Mão, Khang Hi Đế ngự Thái Hòa điện. Chư vị Vương, Bối lặc, Bối tử, Công, văn võ các quan, thượng biểu ăn mừng. Ban chiếu thiên hạ. Ngày hôm sau, Hoàng hậu đến Lưỡng tôn cung cùng Đế tọa hành lễ[2].

Theo Trương Thành nhật ký (张诚日记), là quyển nhật ký của quan người Pháp tên Jean-François Gerbillon đang làm việc tại triều đình, Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị [‘’Sinh khó mà chết"], ám chỉ Hoàng hậu qua đời do sinh non. Nhưng căn cứ Thanh thực lục cùng những hồ sơ Mãn văn được Quất Huyền Nhã cung cấp, không hề có điều gì đề cập Hoàng hậu sinh non. Chỉ có ở khoảng đầu năm Khang Hi thứ 17 (1678), tháng giêng, một nhóm quan viên Nội vụ phủ đã cùng nhau viết tấu lên Khang Hi Đế một văn bản khá dài, các vị này nhiều năm chịu ân điển của Hoàng đế, không có gì để báo đáp, lại nghe nói Hoàng hậu ["Quý thể bất hòa"], ["Lược hữu bất an"], các vị này thật sự lo lắng, nên tìm kiếm Đạo sĩ (mấy vị này đều là người Hán, nên tìm Đạo sĩ), muốn vì Hoàng hậu mà làm lễ cầu an. Liệt kê thật nhiều nghi thức, nhạc cầu an, chùa cầu an, ngũ nhạc, thập sơn,... lại còn muốn dựng Tế đàn cầu phúc, phí làm đều chính bọn họ xuất ra. Khang Hi Đế xem xong, hồi đáp lại tiền làm các nghi thức này sẽ nói Nội vụ phủ trích ra. Nhìn qua hồ sơ này có thể thấy, đến đầu năm Khang Hi thứ 17, nửa năm sau khi lập làm Hoàng hậu, thì bệnh của Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị đã lan truyền ra, không ít thần tử đã biết. Do vậy, có thể nói rằng cái chết của bà sau đó không phải là nhanh chóng đột ngột, mà là đã có quá trình ngấm ngầm lâu dài.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành niên băng thệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 17 (1678), vào ngày 26 tháng 2 (âm lịch), giờ Tỵ, Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị qua đời tại Khôn Ninh cung, chung niên 25 tuổi.

Ngày Hoàng hậu băng hà, Khang Hi Đế đang nghe chính sự tại Càn Thanh môn (乾清门), tin Hoàng hậu băng thệ bay đến, Chư vương cùng đại thần đều quỳ khóc tang. Khi nghe việc Hoàng hậu mất, Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu lập tức đến Càn Thanh môn khóc, nhưng Khang Hi Đế sợ Thánh tổ mẫu sẽ xúc động mà ngã bệnh, nên khuyên Thái hoàng thái hậu về cung trước[3]. Khang Hi Đế từ khi Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị qua đời, được ghi nhận cực kỳ đau lòng. Ông bãi triều 5 ngày, sai Chư vương phi, Bối lặc phi, Công chúa và Quận chúa đến Bát kỳ Nhị phẩm mệnh phụ trở lên đều có mặt ở Khôn Ninh cung khóc tang. Tất cả đều theo cựu lệ của Nhân Hiếu Hoàng hậu[4].

Ngày 28 tháng 2, bày biện Lỗ bộ bên ngoài Càn Thanh môn. Giờ Thìn, di hài tử cung của bà được Khang Hi Đế đích thân đặt tại Vũ Anh điện (武英殿), Chư vương phi, Bối lặc phi, Công chúa và Quận chúa đến Bát kỳ Nhị phẩm mệnh phụ trở lên ở trong điện khóc tang, Chư vương, Bối lặc, Nội đại thần ở bên ngoài khóc tang. Ngày 29 tháng 2, Nhân Hiến Hoàng thái hậu đích thân đến trước tử cung mà khóc. Sự thương yêu từ cả Thái hoàng thái hậu lẫn Hoàng thái hậu cho thấy Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị sinh tiền rất được lòng 2 vị trưởng bối, thậm chí Nhân Hiếu Hoàng hậu còn chưa như thế. Từ đây thẳng đến ngày 25 tháng 3, Khang Hi Đế đều đích thân đến tế rượu, ở từ giờ Thìn đến tận giờ Dần, cứ ngồi như thế bên cạnh tử cung của Hoàng hậu mà ngây ngốc khoảng 7-8 canh giờ[5].

Sang ngày 25 tháng 3, Khang Hi Đế đích thân đưa tử cung đến thành Củng Hoa, táng cùng trong điện của Nhân Hiếu Hoàng hậu. Sau khi đến Củng Hoa, mãi đến ngày 29 tháng 3, Khang Hi Đế vẫn kiên trì khóc tang, dù lúc đó chiến sự Loạn tam phiên rất gay cấn.

Hiếu Chiêu Hoàng hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 3 (âm lịch) năm ấy, Khang Hi Đế ngự tang phục đến Thái Hòa môn, lấy Trang Thân vương Bác Quả Đạc làm Chính sứ, Tín Quận vương Ngạc Trát (鄂扎) làm Phó sứ, bưng sách bảo, tuy sách thụy hiệu cho Đại hành Hoàng hậu. Thụy hiệu được ban là Hiếu Chiêu Hoàng hậu (孝昭皇后)[6].

Sách văn rằng:

Năm Khang Hi thứ 18 (1679), tháng 4, khiển quan viên cung điểm Hiếu Chiêu Hoàng hậu thần bài. Ngày Quý Dậu (9), làm lễ thăng phụ thần chủ của Hiếu Chiêu Hoàng hậu lên Phụng Tiên điện, phụng an bên phải thần chủ của Nhân Hiếu Hoàng hậu[8]. Sau đó, lần lượt giỗ đầy 2 năm, rồi 3 năm diễn ra, Khang Hi Đế mệnh Hoàng thái tử Dận Nhưng, thống lĩnh chư Vương, Bối lặc cùng Mệnh phụ đến trí tế cho Hiếu Chiêu Hoàng hậu.

Năm Khang Hi thứ 20 (1681), ngày 17 tháng 2, Khang Hi Đế quyết định để Nhân Hiếu Hoàng hậu, cùng Hiếu Chiêu Hoàng hậu nhập táng vào địa cung của Cảnh lăng (景陵), thuộc Thanh Đông lăng. Cả hai tử cung của 2 vị Hoàng hậu trong ngày đó đều từ Củng Hoa thành đến nhập táng Cảnh lăng. Khang Hi Đế mệnh Thái tử dẫn đầu chư thần đến hướng tế. Ngày 19 tháng 2 cùng năm, chính thức khải thành. Ngày 7 tháng 3, đoàn hộ tang đến Cảnh lăng. Khang Hi Đế đặc mệnh Khang Thân vương Kiệt Thư đến trước tử cung của Nhân Hiếu Hoàng hậu, Trang Thân vương Bác Quả Đạc đến trước tử cung, đọc chí chúc tế. Lễ xong, đưa linh cữu hai vị Hoàng hậu đến Hưởng điện, hôm sau kết thúc buổi lễ an táng. Đồng thời, Khang Hi Đế còn trấn an người nhà hai vị Hoàng hậu, ban thực ban vật, lấy kỳ ân sủng.

Dâng thêm thụy hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), tháng 12, Ung Chính Đế lên ngôi. Bàn nghị, dâng thụy hiệu tổng 12 chữ cho Nhân Hiếu Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Hoàng hậu cùng Hiếu Ý Hoàng hậu. Toàn thụy là Hiếu Chiêu Tĩnh Thục Minh Huệ Chính Hòa Khâm Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu (孝昭靜淑明惠正和欽天順聖皇后)[9].

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 6, Tổng lý Đại thần các quan hội nghị việc phụng thờ Nhân Thọ Hoàng thái hậu, các đại thần cùng nghị phối thờ Tứ hậu (Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu cùng Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu - Nhân Thọ Hoàng thái hậu) vào Thánh Tổ miếu, đó là dựa vào lệ có từ thời Tống Thái Tông cùng Tống Chân Tông. Ung Chính Đế ra chỉ dụ có đoạn:「"Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu là nguyên phối, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu cùng Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu kế vị Trung cung, Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu sinh dục Trẫm cung, mẫu nghi thiên hạ. Án theo lễ của Tiên Nho mà làm, một Nguyên hậu, hai Kế hậu, một Bổn sinh, theo thứ tự song song. Nay mẫu hậu thăng phụ vị thứ, đương đầu tiên phụng Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, sau là Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, cuối cùng thăng phụ thần vị của Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Như thế thứ với cổ lễ phù hợp, mà Trẫm tâm cũng an rồi"[10].

Cùng năm, ngày 4 tháng 9 (âm lịch), Ung Chính Đế đưa thần vị của Khang Hi Đế vào Thái Miếu, rồi làm lễ truy thêm chữ cho thụy hiệu của Hiếu Chiêu Hoàng hậu và ba vị Hoàng hậu khác, dâng thêm Đế thụy [Nhân] của Khang Hi Đế, toàn xưng là Hiếu Chiêu Tĩnh Thục Minh Huệ Chính Hòa Khâm Thiên Thuận Thánh Nhân Hoàng hậu (孝昭靜淑明惠正和欽天順聖仁皇后)[11]. Cũng ngày hôm đó, làm lễ đưa thần vị của bốn vị [Nhân Hoàng hậu] vào Thái Miếu, hưởng phối cùng Khang Hi Đế[12].

Sách thụy văn viết:

Đến các triều đại Càn Long, Gia Khánh liên tiếp thêm chữ vào thụy hiệu của Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu, đầy đủ là: Hiếu Chiêu Tĩnh Thục Minh Huệ Chánh Hòa An Dụ Đoan Mục Khâm Thiên Thuận Thánh Nhân Hoàng hậu (孝昭靜淑明惠正和安裕端穆欽天順聖仁皇后).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清圣祖仁皇帝实录》: 康熙十六年五月十一 皇帝日:"谕礼部,朕恭奉圣祖母太皇太后慈谕,册立妃遏必隆之女为皇后,礼部即选择吉期,开俱仪来奏,特谕礼部"。康熙十六年七月, 广西道御史郝浴疏言、册立皇后大礼将行、请停今岁秋决、以广圣慈。下部知之。康熙十六年八月。乙丑。以册立皇后。遣官祭告天地、太庙。 (二十二日)丙寅。上御太和殿。遣大学士索额图、为正使。大学士李霨、为副使。持节授妃钮祜卢氏册宝。立为皇后。册文曰、朕惟道法乾坤、内治乃人伦之本。教型家国、壸仪实王化之基。资淑德以承庥。宜正名而惇典。咨尔妃钮祜卢氏。乃公遏必隆之女也。钟祥世族。毓秀名门。性秉温庄。度娴礼法。柔嘉表范、风昭令誉于宫庭。雍肃持身、允协母仪于中外。兹仰承太皇太后慈命。以册宝立尔为皇后。尔其诚孝以奉重闱。恭俭以先嫔御。敬襄宗祀、弘开奕叶之祥。益赞朕躬、茂著雍和之治。钦哉。 上以册立皇后。率诸王、贝勒、贝子、公、及内大臣、大学士、都统、尚书、精奇尼哈番、侍卫等、诣太皇太后皇太后宫、行礼。 戊辰。上御太和殿。诸王、贝勒、贝子、公、文武各官、上表庆贺。颁诏天下。诏曰、帝王仰膺天眷、抚育群生。爰溯治理之隆、莫不肇自宫闱、达于海宇。故必慎选贤媛。用资内助。承宗庙之重。敦风化之源。甚钜典也。朕抵纂丕基。笃念伦纪。兹者、圣祖母昭圣慈寿恭简安懿章庆敦惠温庄康和仁宣太皇太后。深惟内治攸关。特遴淑德。作配朕躬。正位中宫。母仪天下。钦遵慈命。虔告天地、宗庙。于康熙十六年八月二十二日、册立公遏必隆之女、妃钮祜卢氏为皇后。惟朕躬暨后。共勖敬勤。克迪厥德。庶其上绍徽音。敷宣盛化。以贻子孙臣民、亿万年无疆之祉。布告天下。咸使闻知。
  2. ^ 《清史稿》志六十三: 康熙十六年,册立孝昭仁皇后,前期补行纳采、大徵如大婚礼。亲诣奉先殿告祭,天地、太庙后殿则遣官祭告。至日设节案太和殿中,东西肆;左右各设案一,南北肆。帝御殿阅册宝,王公百官序立,正、副使立丹陛上,北乡,宣制官立殿中门左。宣制曰:"某年月日,册立妃某氏为皇后,命卿等持节行礼。"于是正、副使持节前行,校尉舁册宝亭出协和门,至景运门,以册宝节授内监,奉至宫门,皇后迎受。行礼毕,内监出,还节使者,使者复命,帝率群臣诣太皇太后、皇太后宫行礼。翼日,皇后礼服诣两宫及帝座前行礼。
  3. ^ 《康熙起居注》: 康熙十七年二月二十六日丁卯:早,上御乾清门,听部院各衙门官员面奏政事。巳时,皇后崩于坤宁宫。太皇太后驾至乾清门,欲入宫哭临,上故辞再三,太皇太后始回宫。
  4. ^ 《清史稿》孝昭仁皇后丧礼:十七年二月,皇后钮祜禄氏崩,丧葬视仁孝皇后(孝诚仁皇后)。
  5. ^ 《康熙起居注》:康熙十七年三月, 初一日任申:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 初二日癸酉:上命内阁嗣后进部院各衙门奏章。 初三日甲戌:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 初四日乙亥:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 初五日丙子:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 初六日丁丑:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 初七日戊寅:卯时,上率诸王、贝子、公等及文武大小官员,王妃、公主、郡主等及八旗二品以上命妇,齐集大行皇后梓宫前举哀,上回宫。 初八日乙卯:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 初九日庚辰:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 初十日辛巳:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 十一日壬午:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 十二日奎未:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 十四日乙酉:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 十六日丁亥:卯时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫 十七日戊子:辰时,上诣太皇太后宫问安宁,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 十八日已丑:辰时,上诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 十九日庚寅:辰时,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 二十日辛卯:辰时,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 二十二日癸巳:辰时,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 二十三日甲午:辰时,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 二十四日乙未:辰时,诣大行皇后梓宫前举哀。申时,回宫。 二十五日丙甲:卯时,上以还移大行皇后梓宫致祭。巳时,上亲送往巩华城,与仁孝皇后安于殿内。上驻巩城外幔城。是日,诸王、贝子、公等满汉文武大小官员,俱集西安门外,举哀跪送。王妃、公主、郡主等及八旗二品以上命妇,俱集德胜门外举哀跪送而回。
  6. ^ 《清實錄康熙朝實錄》: ○癸酉。諭禮部。皇后鈕祜盧氏、端懿夙著。作配朕躬。奉事太皇太后皇太后、恪恭婉順。殫竭孝忱。正位宮闈。節儉寬仁。克襄內治。芳型伊始。淑德彌彰。茲於康熙十七年二月二十六日崩逝。追念壼儀。良深痛悼。宜有稱謚、以垂永久。著內閣翰林院、會同擬奏。其應行典禮、爾部詳察速議具奏。尋大學士等議奏、按謚法、慈惠愛親曰孝、聖聞昭達曰昭。皇后天性純孝。睿德懋昭。允足垂範萬世。臣等博詢群議。載考彞章。謹擬尊謚曰、孝昭皇后。得上□日、依議。辛酉。上素服御太和門。遣和碩莊親王博果鐸、多羅信郡王鄂扎、齎冊寶、詣鞏華城、冊謚大行皇后。冊文曰、朕惟正兩儀之位、資始允藉夫資生。端萬化之原、治外必先於治內。故壼政修而家邦永賴。坤貞著而品物咸亨。緬懷懿淑之隆。益念匡襄之德。徽音尚在。盛典宜崇。咸由紀美於休稱。始克流光於奕世。皇后鈕祜盧氏。夙承華閥。聿茂令儀。暨正宮闈。作朕良配。履和思順、端恪本於天懷。體巽居謙、溫莊發乎至性。奉兩宮之定省、愉婉彌殷。襄九廟之馨香、敬共加篤。依疏服浣、首弘儉樸之風。夜寐夙興、克佐旰宵之治。敦五常而仁能逮下。循四教而慎以禔躬。覽史披圖、既媲徽於彤管。含章蘊美、洵叶吉於黃裳。何圖掖殿之旋虛。深痛儀型之永逝。載考追崇之典。式稽節惠之文。謚以尊名、表慈惠愛親之實。詞難罄媺、兼聖聞昭達之休。懿德聿彰。鴻名無忝。特以冊寶、謚曰孝昭皇后。於戲。
  7. ^ 《清圣祖仁皇帝实录》辛酉。上素服御太和门。遣和硕庄亲王博果铎、多罗信郡王鄂扎、赍册宝、诣巩华城、册谥大行皇后。册文曰、朕惟正两仪之位、资始允藉夫资生。端万化之原、治外必先于治内。故壸政修而家邦永赖。坤贞著而品物咸亨。缅怀懿淑之隆。益念匡襄之德。徽音尚在。盛典宜崇。咸由纪美于休称。始克流光于奕世。皇后钮祜卢氏。夙承华阀。聿茂令仪。暨正宫闱。作朕良配。履和思顺、端恪本于天怀。体巽居谦、温庄发乎至性。奉两宫之定省、愉婉弥殷。襄九庙之馨香、敬共加笃。依疏服浣、首弘俭朴之风。夜寐夙兴、克佐旰宵之治。惇五常而仁能逮下。循四教而慎以禔躬。览史披图、既媲徽于彤管。含章蕴美、洵叶吉于黄裳。何图掖殿之旋虚。深痛仪型之永逝。载考追崇之典。式稽节惠之文。谥以尊名、表慈惠爱亲之实。词难罄媺、兼圣闻昭达之休。懿德聿彰。鸿名无忝。特以册宝、谥曰孝昭皇后。于戏。炳丹青于百代、至行堪师。垂琬琰于千秋、芳规丕著。哀荣斯极。宠命宜承。
  8. ^ 清实录康熙朝实录 > 卷之八十 Lưu trữ 2019-07-04 tại Wayback Machine: ○癸酉。遣满汉大学士各一员、恭点孝昭皇后神主。是日、恭奉神牌。升祔奉先殿。奉安于仁孝皇后神牌之右
  9. ^ 清实录雍正朝实录 录卷之二 Lưu trữ 2019-02-21 tại Wayback Machine: ○谕内阁。朕仰荷祖宗眷佑。缵承大统。恭上皇考圣祖仁皇帝尊谥。敬念太祖高皇帝、太宗文皇帝、世祖章皇帝、三圣相承。功高德盛。载考典章。加上尊谥。因念孝庄文皇后。肇基翊运。启佑两朝。朕在冲龄。备膺慈爱。孝康章皇后。诞育先皇。懿徽流庆。孝惠章皇后。德隆福厚。笃爱朕躬。朕意亦宜并加尊谥。但追尊固出至情。而推崇必遵定礼。尔等酌古准今、会同确议。俾朕得稍展思慕之诚。又念仁孝皇后。作配皇考。孝敬宽仁。坤仪懋著。孝昭皇后。恪恭温顺。树范宫闱。孝懿皇后。徽音淑德。慈抚朕躬。恩勤备至。均应恭上尊谥。以昭示万年。内阁九卿翰詹科道会同详察典礼具奏。寻议、臣等伏查从前恭上列祖尊谥。太祖承天广运圣德神功肇纪立极仁孝睿武弘文定业高皇帝。今拟于睿武字下、加上端毅二字。太宗应天兴国弘德彰武宽仁圣睿孝隆道显功文皇帝。今拟于睿孝字下、加上敬敏二字。世祖体天隆运英睿钦文大德弘功至仁纯孝章皇帝。今拟于体天隆运字下、加上定统建极四字。又查从前恭上列后尊谥。孝慈昭宪敬顺庆显承天辅圣高皇后。今拟于敬顺字下、加上仁徽二字。孝端正敬仁懿庄敏辅天协圣文皇后。今拟于仁懿字下、加上哲顺二字。孝庄仁宣诚宪恭懿翊天启圣文皇后。今拟于恭懿字下、加上至德二字。孝惠仁宪端懿纯德顺天翼圣章皇后。今拟于端懿字下、加上慈淑二字。孝康慈和庄懿恭惠崇天育圣章皇后。今拟于恭惠字下、加上温穆二字。又仁孝皇后、孝昭皇后、孝懿皇后尊谥。应遵照初上尊谥十二字之典礼。恭拟上仁孝皇后尊谥曰仁孝恭肃正惠安和俪天襄圣皇后。孝昭皇后尊谥曰孝昭静淑明惠正和钦天顺圣皇后。孝懿皇后尊谥曰孝懿温诚端仁宪穆奉天佐圣皇后。伏候钦定。得旨、是。依议
  10. ^ 雍正元年六月升祔圣祖庙 (谕旨):丁卯。总理事务王大臣九卿翰詹科道等官、会议。恭请四后同祔圣祖庙。尊谥并加仁字。谕曰。朕惟母后升祔太庙。大典攸关。欲伸臣子之孝思。必准前代之成宪。务得情理允协。乃可昭示万年。诸王大臣等、奏请四后同祔太庙。引据宋朝太宗、真宗、四后祔庙之礼。朱子及有宋诸儒。皆以为允当。览奏、既得展朕孝敬无穷之心。复合前代斟酌尽善之典。不觉悲慰交集。恭惟孝诚仁皇后、元配宸极。孝昭仁皇后、孝懿仁皇后、继位中宫。孝恭仁皇后、诞育朕躬。母仪天下。按先儒祔庙之议。一元后。一继立。一本生。以次并列。今母后升祔位次。当首奉孝诚仁皇后。次奉孝昭仁皇后。次奉孝懿仁皇后。次奉孝恭仁皇后。如此、庶于古礼符合。而朕心亦安矣。
  11. ^ 《清世宗宪皇帝实录》:雍正元年九月。庚辰。上孝昭仁皇后尊谥。册文曰。襄治化于昌朝、夙合二仪之撰。耀徽音于典册聿昭万叶之光。勋华之盛烈丕彰。任姒之芳规益播。钦惟皇妣孝昭仁皇后、性含柔顺。范表温庄。华阅钟祥、协坤贞而作则。椒涂正位、偕帝德以交辉。侍膳慈闱、克谨晨昏之奉。劳心中壸、每分宵旰之勤。箴铭茂著于彤编。褕翟久辞于丹禁。溯淑恭之懿行、茂典流光。扬蔼吉之仁风、贞珉焕彩。兹值缵承之始。弥深崇报之思。清庙森严、考彝章而合祔。宝函郑重、列俎豆以升馨。谨奉册宝、恭上尊谥曰。孝昭静淑明惠正和钦天顺圣仁皇后。伏冀在天灵爽、永贻万世之安。裕后仪型、长介亿年之福。进鸿称而允协。垂琬琰以光昭。谨言。宝文曰、孝昭静淑明惠正和钦天顺圣仁皇后之宝。
  12. ^ 清实录雍正朝实录 录卷之十一 Lưu trữ 2019-02-21 tại Wayback Machine: ○辛巳。以升祔太庙礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟礼先报本孝首尊亲表功德之隆大祀著乎清庙原烝尝之荐。配食始于閟宫。所以备登祔之仪。洽神人之望。旧章具在。钜典孔彰。恭惟皇考圣祖仁皇帝体合乾坤。声昭日月。开万年之景运。扬三祖之耿光。和惠宽仁。民物咸乐生遂性。信诚节俭。刑政悉内治外修。廓从古未登之版图。要荒并隶。弘历代未施之声教。渐被无垠。循继述之功。以守成而兼创业。数圣贤之主。实首出而无比伦。惕厉忧勤。六十一载之精神。为黎民耗竭。讴吟感慕。千亿兆人之思仰。与天地悠长。洵百世而不迁。宜九庙以崇飨。皇妣孝诚皇后正位璇宫。作配宸极。徽音懋著。淑德素成。皇妣孝昭皇后明哲温和。恪庄柔顺。佐理内政。表树壸仪。皇妣孝懿皇后纯粹天根。敬恭性蕴。动循礼则。行法前修。慈抚朕躬。恩勤笃挚。皇妣孝恭皇后孝仁端厚。肃敬柔明。诞育藐躬。命提教切。隆彰母道。顾复恩深。谦约持身。惠慈抚下。皆流辉于椒掖。合继善于丹闱。允宜同祀神宫。合登礼室。谨率诸王、贝勒、文武群臣。于雍正元年九月初四日。恭捧圣祖合天弘运文武睿哲恭俭宽裕孝敬诚信功德大成仁皇帝神位、孝诚恭肃正惠安和俪天襄圣仁皇后神位、孝昭静淑明惠正和钦天顺圣仁皇后神位、孝懿温诚端仁宪穆奉天佐圣仁皇后神位、孝恭宣惠温肃定裕赞天承圣仁皇后神位、合祔于太庙。天象与坤仪同著。父恩。与母德俱深。大典既成。鸿施宜逮。于戏。寝成孔安。俨若思之敬。春秋匪懈。凛如在之心。陟降于庭。鉴一人之孝享。笃厚其庆。锡九有之恩膏。布告天下。咸使闻知

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]