Bước tới nội dung

HMS Kashmir (F12)

34°40′B 24°10′Đ / 34,667°B 24,167°Đ / 34.667; 24.167
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục HMS Kashmir (F12)
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Kashmir (F12)
Xưởng đóng tàu Thornycroft, Southampton
Đặt lườn tháng 10 năm 1937
Hạ thủy 4 tháng 4 năm 1939
Nhập biên chế 26 tháng 10 năm 1939
Số phận Đắm do trúng bom phía Nam đảo Crete, 23 tháng 5 năm 1941
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Lớp tàu khu trục K
Trọng tải choán nước
  • 1.690 tấn Anh (1.720 t) (tiêu chuẩn)
  • 1.965 tấn Anh (1.997 t) (đầy tải)
Chiều dài 356 ft 6 in (108,66 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.500 nmi (10.190 km; 6.330 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 183
Vũ khí

HMS Kashmir (F12) là một tàu khu trục lớp K được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Kashmir đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm do trúng bom ở phía Nam đảo Crete vào ngày 23 tháng 5 năm 1941.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Kashmir được chế tạo bởi hãng ThornycroftSouthampton, và được đặt lườn vào tháng 10 năm 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 4 năm 1939, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 26 tháng 10 năm 1939. Tên nó được đặt theo khu vực Kashmir giữa Ấn ĐộPakistan.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với các tàu khu trục KingstonIcarus, Kashmir đã tấn công chiếc tàu ngầm Đức U-35 tại Bắc Hải vào ngày 29 tháng 11 năm 1939, buộc chiếc U-boat phải tự đánh đắm.

Vào tháng 5 năm 1941, nó cùng các tàu khu trục Jackal, Kelvin, KellyKipling bắn phá Benghazi trước khi hướng đến Crete vào ngày 20 tháng 5 năm 1941. Sang ngày 23 tháng 5, trong Trận Crete, Kashmir bị trúng bom ném từ máy bay ném bom bổ nhào Đức Junkers Ju 87, và bị đắm về phía Nam đảo Crete, ở tọa độ 34°40′B 24°10′Đ / 34,667°B 24,167°Đ / 34.667; 24.167.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Whitley 2000, tr. 117
  2. ^ Gardiner & Chesneau 1980, tr. 41

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Whitley, M. J. (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell. ISBN 1-85409-521-8.