Bước tới nội dung

Gentamicin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gentamicin
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˌɛntəˈmsən/
Tên thương mạiCidomycin, Septopal, Genticyn, Garamycin, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682275
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: D
  • US: D (Bằng chứng về rủi ro)
Dược đồ sử dụngtiêm tĩnh mạch, tiêm cơ, thuốc bôi
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngsinh khả dụng hạn chế qua đường miệng
Liên kết protein huyết tương0–10%
Chu kỳ bán rã sinh học2 h
Bài tiếtthận
Các định danh
Tên IUPAC
  • (3R,4R,5R)-2-{[(1S,2S,3R,4S,6R)-4,6-
    diamino-3-{[(2R,3R,6S)-
    3-amino-6-[(1R)-
    1-(methylamino)ethyl]oxan-2-yl]oxy}-
    2-hydroxycyclohexyl]oxy}-5-methyl-
    4-(methylamino)oxane-3,5-diol
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.014.332
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC21H43N5O7
Khối lượng phân tử477.596 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O[C@]3(C)[C@H](NC)[C@@H](O)[C@@H](O[C@H]2[C@H](N)C[C@H](N)[C@@H](O[C@H]1O[C@H](C(NC)C)CC[C@H]1N)[C@@H]2O)OC3
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C21H43N5O7/c1-9(25-3)13-6-5-10(22)19(31-13)32-16-11(23)7-12(24)17(14(16)27)33-20-15(28)18(26-4)21(2,29)8-30-20/h9-20,25-29H,5-8,22-24H2,1-4H3/t9?,10-,11+,12-,13+,14+,15-,16-,17+,18-,19-,20-,21+/m1/s1 ☑Y
  • Key:CEAZRRDELHUEMR-URQXQFDESA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Gentamicin, được bán dưới tên thương hiệu Garamycin cùng với một số các tên khác, là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn.[1] Trong số này có thể bao gồm nhiễm trùng xương, viêm nội tâm mạc, bệnh viêm vùng chậu, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, và nhiễm trùng huyết cùng một số bệnh khác.[1] Chúng không có hiệu quả đối với nhiễm lậu hoặc nhiễm chlamydia.[1] Chúng có thể đưa vào cơ thể nhờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ bắp hoặc sử dụng tại chỗ (bôi, thoa...).[1] Cách sử dụng tại chỗ có thể được sử dụng cho trường hợp bỏng hoặc nhiễm trùng ở bên ngoài mắt.[2] Ở các nước phát triển, chúng thường chỉ được sử dụng trong hai ngày cho đến khi vi khuẩn nuôi cấy xác định kháng sinh nào nhạy cảm với nhiễm trùng.[3] Liều dùng cần được theo dõi bằng xét nghiệm máu.[1]

Gentamicin có thể gây ra các vấn đề về tai trong và các vấn đề về thận.[1] Các vấn đề về tai trong có thể kể đến các vấn đề về thăng bằng và các vấn đề về thính giác.[1] Những di chứng này có thể là vĩnh viễn.[1] Nếu được sử dụng khi đang mang thai, nó có thể gây hại cho em bé.[1] Chúng có vẻ an toàn khi sử dụng trong thời gian cho con bú.[4] Gentamicin là một loại aminoglycoside.[1] Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn tổng hợp protein, và thường tiêu diệt vi khuẩn.[1]

Gentamicin được phát hiện vào năm 1963.[5] Nó được phân lập từ vi khuẩn Micromonospora purpurea.[1] Gentamicin nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[7] Chi phí bán buôn của thuốc tiêm tại các nước đang phát triển vào năm 2014 là từ 0,05 đô la Mỹ đến 0,58 đô la Mỹ mỗi ml.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l “Gentamicin sulfate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ Bartlett, Jimmy (2013). Clinical Ocular Pharmacology . Elsevier. tr. 214. ISBN 9781483193915. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ Moulds, Robert; Jeyasingham, Melanie (tháng 10 năm 2010). “Gentamicin: a great way to start”. Australian Prescriber (33): 134–135. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ “Gentamicin use while breastfeeding”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ Pucci, edited by Thomas Dougherty, Michael J.; Weinstein, Marvin J. (2011). Handbook of antibiotic discovery and development (ấn bản thứ 2012). New York: Springer. tr. 238. ISBN 9781461413998. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Burchum, Jacqueline (2014). Lehne's pharmacology for nursing care. Elsevier Health Sciences. tr. 1051. ISBN 9780323340267. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2016.
  8. ^ “Gentamicin sulfate”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015.