Gaia BH1
Gaia BH1 (Gaia DR3 4373465352415301632) là một hệ đôi gồm một sao dãy chính loại G và một lỗ đen có khối lượng sao cách Trái Đất khoảng 1.560 năm ánh sáng (478 pc) trong chòm sao Xà Phu.[4] Gaia BH1 được phát hiện vào năm 2022.[3] Tính đến năm 2022[cập nhật], lỗ đen trong hệ Gaia BH1 là lỗ đen gần Trái Đất nhất mà các nhà thiên văn học biết tới, kế đến là Gaia BH2 và A0620-00.[3][5]
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Sao và lỗ đen trong hệ Gaia BH1 quay quanh nhau với chu kỳ 185,59 ngày và độ lệch tâm là 0,45. Cách Trái Đất khoảng 1.560 năm ánh sáng, vận tốc xuyên tâm của hệ đôi này là 23,03±2,63.[2]
Là một sao dãy chính loại G, sao trong hệ Gaia BH1 có nhiều điểm tương đồng với Mặt Trời (sao giống Mặt Trời) với khối lượng khoảng 0,93 M☉, bán kính khoảng 0,99 R☉ và nhiệt độ hiệu dụng là 5.850 K (5.580 °C; 10.070 °F), cấp sao biểu kiến là 13,77.[3] Độ kim loại ([Fe/H]) của ngôi sao này là −0,2±0,05 dex, gần giống với Mặt Trời.[3]
Lỗ đen trong hệ Gaia BH1 có khối lượng khoảng 9,62 M☉.[3] Với khối lượng này, bán kính Schwarzschild của lỗ đen trong hệ là 28 km (17 mi).
Phát hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Gaia BH1 được phát hiện vào năm 2022 thông qua các quan sát trắc lượng học thiên thể của tàu vũ trụ Gaia và được xác nhận thêm thông qua phương pháp vận tốc xuyên tâm (radial velocity method).[3] Nhóm nghiên cứu không tìm ra kịch bản vật lý thiên văn nào phù hợp giải thích chuyển động quan sát được của sao loại G này ngoài việc trong hệ có một lỗ đen.[3] Hệ này khác với những "giả lỗ đen" ("black hole impostor") như LB-1 và HR 6819 ở việc bằng chứng về lỗ đen không dựa vào khối lượng của sao hay độ nghiêng quỹ đạo và không có bằng chứng về sự chuyển khối.[3] Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một hệ thứ hai có thể có lỗ đen, điều này cũng được một nhóm các nhà thiên văn học khác báo cáo,[3][6] và được xác nhận vào năm 2023 với định danh Gaia BH2.[7]
Lỗ đen trong hệ Gaia BH1 cũng được phát hiện độc lập bởi nhóm nghiên cứu thứ hai. Các thông số theo nghiên cứu của nhóm hơi khác một chút.[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Finding the constellation which contains given sky coordinates”. djm.cc. 2 tháng 8 năm 2008.
- ^ a b c d Vallenari, A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (2023). “Gaia Data Release 3. Summary of the content and survey properties”. Astronomy and Astrophysics. 674: A1. arXiv:2208.00211. Bibcode:2023A&A...674A...1G. doi:10.1051/0004-6361/202243940. S2CID 244398875. Gaia DR3 record for this source at VizieR.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o El-Badry, Kareem; Rix, Hans-Walter; và đồng nghiệp (2 tháng 11 năm 2022). “A Sun-like star orbiting a black hole”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 518 (1): 1057–1085. arXiv:2209.06833. Bibcode:2023MNRAS.518.1057E. doi:10.1093/mnras/stac3140.
- ^ Overbye, Dennis (5 tháng 11 năm 2022). “Astronomers Find a Black Hole in Our Cosmic Back Yard - Just 1,600 light-years away, the black hole is the closest known to Earth. The good news: It's dormant, at least for now”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Astronomers Discover Closest Black Hole to Earth”. noirlab.edu. NOIRLab. 4 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
- ^ Tanikawa, Ataru; Hattori, Kohei; và đồng nghiệp (2023). “Search for a Black Hole Binary in Gaia DR3 Astrometric Binary Stars with Spectroscopic Data”. The Astrophysical Journal. 946 (2): 79. arXiv:2209.05632. Bibcode:2023ApJ...946...79T. doi:10.3847/1538-4357/acbf36.
- ^ El-Badry, Kareem; Rix, Hans-Walter; và đồng nghiệp (1 tháng 2 năm 2023). “A red giant orbiting a black hole”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 521 (3): 4323–4348. arXiv:2302.07880. Bibcode:2023MNRAS.521.4323E. doi:10.1093/mnras/stad799.
- ^ Chakrabarti, Sukanya; Simon, Joshua D.; và đồng nghiệp (2023). “A Noninteracting Galactic Black Hole Candidate in a Binary System with a Main-sequence Star”. The Astronomical Journal. 166 (1): 6. arXiv:2210.05003. Bibcode:2023AJ....166....6C. doi:10.3847/1538-3881/accf21.