Bước tới nội dung

Mười môn phối hợp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Decathlon)
Jim Thorpe1912 Olympics

Decathlon là một nội dung kết hợp trong điền kinh bao gồm mười nội dung điền kinh (bao gồm 4 môn chạy, 3 môn ném, và 3 môn nhảy), thi đấu trên sân điền kinh tiêu chuẩn. Từ "decathlon" trong các ngôn ngữ được hình thành bằng kép ghép 2 từ tiếng Hy Lạp: δέκα (déka, có nghĩa là "mười") và ἄθλ (áthlos, hoặc ἄθλ νν, áthlon, có nghĩa là "cuộc thi" hoặc giải thưởng). Các nội dung được tổ chức trong hai ngày liên tiếp và người chiến thắng được xác định tổng điểm đạt được (không phải theo vị trí xếp hạng từng môn)[1]. Mười môn phối hợp được thi đấu chủ yếu bởi các vận động viên nam, trong khi các vận động viên nữ hường thi đấu ở môn heptathlon (bảy môn phối hợp).

Theo truyền thống, "Vận động viên vĩ đại nhất thế giới" thường là nhà vô địch nội dung mười môn phối hợp. Truyền thống này bắt đầu khi vua Gustav V của Thụy Điển nói với Jim Thorpe, "Thưa bạn, bạn là vận động viên vĩ đại nhất thế giới" sau khi Thorpe giành giải mười môn tại Thế vận hội Stockholm năm 1912.[2] Người giữ kỷ lục thế giới mườn môn phối hợp chính thức hiện nay là vận động viên người Pháp Kevin Mayer, người đã ghi được tổng cộng 9.126 điểm tại Décastar 2018 ở Pháp.

Nội dung decathlon được phát triển từ năm môn phối hợp cổ đại. Các cuộc thi Pentathlon được tổ chức tại Thế vận hội Hy Lạp cổ đại. Năm 1884, Một cuộc thi mười sự kiện được gọi là giải vô địch "điền kinh toàn diện", tương tự như mười môn phối hợp hiện đại, lần đầu tiên được tranh tài tại giải vô địch nghiệp dư Hoa Kỳ[3]. Nội dung mười môn phối hợp được thi lần đầu tại Thế vận hội Stockholm năm 1912.

Kỷ lục thế giới hiện tại của môn mười môn phối hợp thuộc về vận động viên người Pháp Kevin Mayer với 9.126 điểm. Đương kim huy chương vàng Olympic gần nhất là Ashton Eaton, giành được tại Thế vận hội Rio năm 2016 cho đoàn thể thao Mỹ. Nhà vô địch thế giới gần nhất là Niklas Klaus người Đức, lên ngôi vào năm 2019[4].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung decathlon được phát triển từ năm môn phối hợp cổ đại. Các cuộc thi Pentathlon được tổ chức tại Thế vận hội Hy Lạp cổ đại. Pentathlons bao gồm năm môn - nhảy xa, ném đĩa, ném lao, chạy nước rút và một trận đấu vật. Được giới thiệu tại Olympia trong năm 708 trước Công nguyên, cuộc thi vô cùng nổi tiếng trong nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, năm môn phối hợp đã trở thành môn biểu tượng tôn giáo Hy Lạp.[5]

Năm 1884, Một cuộc thi mười sự kiện điền kinh được gọi là giải vô địch "điền kinh toàn diện", tương tự như mười môn phối hợp hiện đại, lần đầu tiên được tranh tài tại giải vô địch nghiệp dư Hoa Kỳ. Bắt đầu từ năm 1890, nội dung các môn điền kinh phối hợp xuất hiện nhiều hơn ở các giải điền kinh. Một cuộc thi điền kinh toàn diện khác đã được tổ chức tại Thế vận hội Mùa hè 1904. Nội dung mười môn phối hợp hiện đại được thi lần đầu tại Thế vận hội Stockholm năm 1912 và góp mặt ở các kì Olympic từ đến nay.[6]

Luật thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định của IAAF[7], một cuộc thi mười môn phối hợp phải có đủ mười nội dung (được nêu ở phần thể thức thi đấu). Nếu vận động viên nào không thể thi đấu một nội dung nào đó thì kết quả sẽ được ghi nhận là không hoàn thành (tức xếp sau các vận động viên đã hoàn thành, ngay cả khi các vận động viên đã hoàn thành có số điểm ít hơn) và không được ghi nhận kỉ lục (nếu có của từng bộ môn).

Bộ môn 10 môn phối hợp khác các nội dung khác ở phần tổ chức khi không có vòng loại mà các vận động viên được mặc định là thi đấu ở "chung kết". Do số vận động viên thường vượt quá số làn chạy hoặc lượt ném/nhảy (trung bình khoảng 30-40 một giải) nên thông thường sẽ được chia nhóm thi đấu (tuy nhiên thành tích vẫn tính chung).

Đối với từng nội dung thi đấu sẽ áp dụng theo luật của nội dung (ví dụ nội dung 100m trong phần mười môn phối hợp sẽ áp dụng các luật như nội dung 100m độc lập) với 3 khác biệt chính:

1) Đối với nội dụng chạy. mỗi lượt được 1 lần xuất phát lỗi, và chỉ sau lần lỗi trên bất kì vận động viên nào xuất phát lỗi mới bị loại. Luật này khác với các nội dụng chạy ngắn và trung độc lập, khi bất kỳ lần xuất phát lỗi nào đều sẽ bị loại.

2) Đối với nội dụng nhảy cao và nhảy sào, mỗi lần tăng độ cao sẽ là 3 cm và 10 cm (đồng nhất với các vận động viên) và lượt nhảy kết thúc bất cứ khi nào vận động viên trượt liên tiếp 3 lần. Luật này khác với ở nội dung độc lập khi độ cao được nâng tuỳ theo ban tổ chức và có lượt nhảy luân lưu nếu các vận động viên hoà

3) Đối với nội dung nhảy xa và ném, các vận động viên chỉ thực hiên 3 lần. Luật này khác với ở các nội dụng độc lập, khi các vẫn động viên có thành tích tốt thường được ném nhiều hơn 3 lần.

Bộ môn mười môn phối hợp phải được thi đấu trong 2 ngày và tối thiểu 30 phút nghỉ giữa hai nội dung. Điều này không được thay đổi, trừ trường hợp bất khả kháng.

Theo truyền thống, tất cả các vận động viên hoàn thành cuộc thi đều sẽ được vinh danh (thay vì chỉ những vận động viên đoạt huy chương như các môn khác).

Trường hợp có nhiều vận động viên hoà thì được xem là đồng hạng.

Thể thức thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nội dung của nam
[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các cuộc thi mười môn phối hợp đều được thi đấu trong hai ngày và theo thứ tự nhất định. Thứ tự thi đấu như sau:

Thứ tự các nội dung trong môn 10 môn phối hợp (nam)
Thứ tự Ngày 1 Ngày 2
1 Chạy 100 mét Chạy 110 mét vượt rào
2 Nhảy xa Ném dĩa
3 Đẩy tạ Nhảy sào
4 Nhảy cao Ném lao
5 Chạy 400 mét Chạy 1500 mét
Nội dung của nữ
[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, ở các giải thi đấu, các vận động viên điền kinh phối hợp nữ thường thi đấu ở nội dung bảy môn phối hợp. Tuy vậy, cũng có các giải mười môn phối hợp nữ. Kỉ lục thế giời hiện tại là vận động viên người Litva Austra Skujytė với 8366 điểm. Thứ tự thi đấu tương tự như nội dung ở nam, trừ các môn nhảy và ném đổi chỗ trong hai ngày (để tránh trường hợp thiếu sân đấu, trong trường hợp hai nội dụng tổ chức cùng thời gian). Ngoài ra, ở các nội dung ném, vật ném đối với các vận động viên nữ nhẹ hơn (giống như ở các nội dụng ném trong môn điền kinh) và môn chạy vượt rào có cự ly 100 mét (giống tiêu chuẩn).

Thứ tự các nội dung trong môn 10 môn phối hợp (nữ)
Thứ tự Ngày 1 Ngày 2
1 Chạy 100 mét Chạy 110 mét vượt rào
2 Ném dĩa Nhảy xa
3 Nhảy sào Đẩy tạ
4 Ném lao Nhảy cao
5 Chạy 400 mét Chạy 1500 mét
Một giờ
[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự như ở trên, chỉ khác là môn thi đấu cuối cùng (chạy 1500 mét) phải bắt đầu trễ nhất 1 giờ sau khi bắt đầu môn đầu tiên (chạy 100 mét). Kỷ lục thế giới là vận động viên người Tiệp Robert Změlík với 7897 điểm.

Theo nhóm tuổi
[sửa | sửa mã nguồn]

Mười môn phối hợp cũng có những nội dung chỉ dành cho những những nhóm tuổi nhất định (như dưới 23 hay trên 60 tuổi). Có một số thay đổi (ví dụ như độ nặng vật ném hay cự ly chạy) nhằm phù hợp với nhóm tuổi.

Mười môn phối hợp (phiên bản gấp đội)/ Hai mươi môn phối hợp
[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung hai mươi môn phối hợp (icosathlon) bao gồm mười hai môn chạy, bốn môn ném, và bốn môn nhảy (bao gồm tất cả các nội dung tiêu chuẩn của điền kinh trong sân vận động). Nội dung này ít được thi đấu tại các giải, nhưng cũng có giải thế giới được tổ chức hàng năm. Ngoài mười môn như trên nội dung trên còn có các môn: chạy 200 mét vượt rào, chạy 400 mét vượt rào, chạy 3000 mét vượt chướng ngại vật, chạy 200 mét, chạy 800 mét, chạy 3000 mét, chạy 5000 mét, chạy 10000 mét, ném búa, và nhảy xa ba bước.

Cách tính điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng hệ số các môn trong nội dung 10 môn phối hợp
Bộ môn A B C
100 mét 25,4347 18 1,81
Nhảy xa 0,14354 220 1,4
Đẩy tạ 51,39 1,5 1,05
Nhảy cao 0,8465 75 1,42
400 mét 1,53775 82 1,81
110 mét vượt rào 5,74352 28,5 1,92
Ném dĩa 12,91 4 1,1
Nhảy sào 0,2797 100 1,35
Ném lao 10,14 7 1,08
1500 mét 0.03768 480 1,85

Trong lịch sử từng có nhiều cách tính điểm khác nhau như theo thứ hạng, theo mốc thành tích, v.v.

Năm 2001, liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) cho ra mắt cách tính điểm mới[8], và hiện tại đang được áp dụng chính thức. Lưu ý là cách tính điểm của các môn chỉ áp dụng cho nội dung của nam. Đối với nội dung 7 môn và 10 môn phối hợp của nữ có cách tính điểm riêng. Về cơ bản, điểm được tính như sau:

Đối với các nội dụng chạy: INT(A(BP)C) (chạy càng nhanh càng ghi được nhiều điểm) Đối với các nội dụng ném và nhảy: INT(A(PB)C) (ném càng xa hay nhảy càng cao càng ghi được nhiều điểm) Trong đó: A, B, và C là các hệ số được xác định trước; P là thành tích của vận động viên (tính bằng giây đối với nội dụng chạy, mét đối với nội dụng ném, và xăng-ti mét đối với nội dụng nhảy. INT biểu thị rằng các số A,B,C, P sau khi tính xong sẽ được làm tròn xuống. Ví dụ số điểm 942,12 hay 942,99 sẽ đều được ghi nhận là 942.

Với cách tính trên, khi thành tích của vận động viên càng được nâng cao ở một nội dung sẽ được tích luỹ càng nhiều điểm ở nội dung đó. Ví dụ ở nội dung chạy 100 mét, nếu vận động viên chạy lần lượt trong 12, 11, và 10 giây sẽ ghi được lần lượt 651, 861, và 1096 điểm. Khoảng cách về điểm của việc chạy 10 giây và 11 giây lớn hơn 11 giây và 12 giây. Lí do có sự khác biệt này là vì khi thành tích của vận động viên càng cao, càng khó để nâng cao thêm thành tích. Do đó, khi một vận động viên có thành tích cao sẵn mà nâng được thêm thành tích cần được thưởng điểm xứng đáng hơn. Hệ số của các môn như sau:

Số điểm giành được của các nội dung dựa trên thành tích
Nội dung 1000 điểm 900 điểm 800 điểm 700 điểm Đơn vị đo
100 mét 10,395 10,827 11,278 11,756 Giây
Nhảy xa 7,76 7,36 6,94 6,51 Mét
Đẩy tạ 18,4 16,79 15,16 13,53 Mét
Nhảy cao 220 210 199 188 Xăng-ti mét
400 m 46,17 48,19 50,32 52,58 Giây
110 mét vượt rào 13,8 14,59 15,419 16,29 Giây
Ném dĩa 56,17 51,4 46,59 41,72 Mét
Nhảy sào 528 496 463 429 Xăng-ti mét
Ném lao 77,19 70,67 64,09 57,45 Mét
1500 mét 233,79 (3:53.79 ) 247,42 (4:07.02) 261,77 (4:21.77) 276,96 (4:36.96) Giây (Phút:giây)

Các kỉ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Kỉ lục chính thức hiên nay thuộc về vận động vien Kevin Mayer người Pháp với 9126 điểm, thiết lập tại giải Decastar năm 2018 tại Talence, Pháp. Thành tích như sau

100m (có gió) Nhảy xa (có gió) Ném tạ Nhảy cao 400m 110m vượt rào (có gió) Ném dĩa Nhảy sào Ném lao 1500m
10.55 giây (+0.3 m/s) 7.80 m (+1.2 m/s) 16.00 m 2.05 m 48.42 giây 13.75 giây (-1.1 m/s) 50.54 m 5.45 m 71.90 m 4:36.11

Trước kỉ lục của Kevin là kỉ lục 9045 điểm của vận động viên người Mỹ Ashton Eaton.

100m (có gió) Nhảy xa (có gió) Ném tạ Nhảy cao 400m 110m vượt rào (có gió) Ném dĩa Nhảy sào Ném lao 1500m
10.23 giây (-0.4 m/s) 7.88 m (+0.0 m/s) 14.52 m 2.01 m 45.00 giây 13.69 giây (-0.2 m/s) 43.34 m 5.20 m 63.63 m 4:17.52


Kỉ lục Điểm Vận động vien Năm
Thế giới 9,126 Pháp Kevin Mayer 2018
Thế giới (trẻ) 8,397 Cộng hòa Dân chủ Đức Torsten Voss 1982
Continental records
Châu Phi 8,521 AlgérieLarbi Bourrada 2016
Châu Á 8,725 Kazakhstan Dmitriy Karpov 2004
Châu Âu 9,126 Pháp Kevin Mayer 2018
Châu Âu(không phải

thế giới)

9,026 Cộng hòa Séc Roman Šebrle 2001
Bắc Mỹ 9,045 Hoa Kỳ Ashton Eaton 2015
Châu Đại dương 8,490 Úc Jagan Hames 1998
Nam Mỹ 8,393 Brasil Carlos Chinin 2013

Các nhà vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ môn mười môn phối hợp có 3 giải danh giá nhất (theo thứ tự từ cao đến thấp) là Thế vận hội mùa hè, Giải vô địch điền kinh thế giới, và loạt giải IAAF Combined Challenge.

Sau đây là danh sách các vận động viên dành huy chương của các giải

Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chính: Các môn phối hợp tại Thế vận hội mùa hè

Kì thế vận hội Vàng Bạc Đồng
1912 Stockholm  Hoa Kỳ Jim Thorpe  Thuỵ Điển

Charles Lomberg

 Thuỵ Điển

Gösta Holmér

 Thuỵ Điển (1)

Hugo Wieslander

1920 Antwerp  Na Uy

Helge Løvland

 Hoa Kỳ

Brutus Hamilton

 Hoa Kỳ

Bertil Ohlson

1924 Paris  Hoa Kỳ

Harold Osborn

 Hoa Kỳ

Emerson Norton

 Estonia

Aleksander Klumberg

1928 Amsterdam  Phần Lan

Paavo Yrjölä

 Phần Lan

Akilles Järvinen

 Hoa Kỳ

Ken Doherty

1932 Los Angeles  Hoa Kỳ

Jim Bausch

 Phần Lan

Akilles Järvinen

 Đức

Wolrad Eberle

1936 Berlin  Hoa Kỳ

Glenn Morris

 Hoa Kỳ

Bob Clark

 Hoa Kỳ

Jack Parker

1948 Luân Đôn  Hoa Kỳ

Bob Mathias

 Pháp

Ignace Heinrich

 Hoa Kỳ

Floyd Simmons

1952 Helsinki  Hoa Kỳ

Bob Mathias

 Hoa Kỳ

Milt Campbell

 Hoa Kỳ

Floyd Simmons

1956 Melbourne  Hoa Kỳ

Milt Campbell

 Hoa Kỳ

Rafer Johnson

 Liên Xô

Vasili Kuznetsov

1960 Rome  Hoa Kỳ

Rafer Johnson

 Trung Hoa Dân Quốc

Yang Chuan-kwang

 Liên Xô

Vasili Kuznetsov

1964 Tokyo  Đức

Willi Holdorf (2)

 Liên Xô

Rein Aun

 Đức

Hans-Joachim Walde (2)

1968 Thành phố Mexico  Hoa Kỳ

Bill Toomey

 Tây Đức

Hans-Joachim Walde

 Tây Đức

Kurt Bendlin

1972 Munich  Liên Xô

Mykola Avilov

 Liên Xô

Leonid Lytvynenko

 Ba Lan

Ryszard Katus

1976 Montreal  Hoa Kỳ

Bruce Jenner

 Tây Đức

Guido Kratschmer

 Liên Xô

Mykola Avilov

1980 Moskva  Vương quốc Anh

Daley Thompson (3)

 Liên Xô

Yuriy Kutsenko

 Liên Xô

Sergei Zhelanov

1984 Los Angeles  Vương quốc Anh

Daley Thompson

 Tây Đức

Jürgen Hingsen

 Tây Đức

Siegfried Wentz

1988 Seoul  Đông Đức

Christian Schenk

 Đông Đức

Torsten Voss

 Canada

Dave Steen

1992 Barcelona  Tiệp Khắc

Robert Změlík

 Tây Ban Nha

Antonio Peñalver

 Hoa Kỳ

Dave Johnson

1996 Atlanta  Hoa Kỳ

Dan O'Brien

 Đức

Frank Busemann

 Séc

Tomáš Dvořák

2000 Sydney  Estonia

Erki Nool

 Séc

Roman Šebrle

 Hoa Kỳ

Chris Huffins

2004 Athens  Séc

Roman Šebrle

 Hoa Kỳ

Bryan Clay

 Kazakhstan

Dmitriy Karpov

2008 Bắc Kinh  Hoa Kỳ

Bryan Clay

 Belarus

Andrei Krauchanka

 Cuba

Leonel Suárez

2012 Luân Đôn  Hoa Kỳ

Ashton Eaton

 Hoa Kỳ

Trey Hardee

 Cuba

Leonel Suárez

2016 Rio De Janeiro  Hoa Kỳ

Ashton Eaton

 Pháp

Kevin Mayer

 Canada

Damian Warner

2020 Tokyo

Chú thích:

1) Jim Thrope là người chiến thắng vào năm 1912. Tuy vậy, do IOC cho rằng ông vi phạm quy định về việc chơi thể thao chuyên nghiệp (ông là cầu thủ bóng chày bán chuyên) vào thời đó nên ông bị tước huy chương sau đó 1 năm. Vào năm 1982, IOC đảo ngược quyết định (do bằng chứng không hợp lệ) và truy tặng lại huy chương cho Jim Thrope. Do đó, có 2 nhà vô địch vào năm 1912.

2) Hai vận động viên Willi HoldorfHans-Joachim Walde thi đấu cho đội Đức Thống nhất. Mặc dù nước Đức bị chia cắt từ năm 1949, nhưng cho tới năm 1968 thì nước Đức vẫn cử đội chung. Sau năm 1968 đến khi Đông Đức tan rã thì 2 nước Đức cử đội riêng (Tây Đức và Đông Đức).

3) Do khối các nước phương Tây tẩy chay Olympics 1980 tại Moskva nên Daley Thompson (và một số vận động viên từ các nước tham gia tẩy chay nhưng không cấm vận dộng viên tham dự) thi đấu dưới lá cờ Olympics.

Vô địch thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Kì cúp thế giới Vàng Bạc Đồng
1983 Helsinki  Vương quốc Anh

Daley Thompson

 Tây Đức

Jürgen Hingsen

 Tây Đức

Siegfried Wentz

1987 Rome  Đông Đức

Torsten Voss

 Tây Đức

Siegfried Wentz

 Liên Xô

Pavel Tarnavetskiy

1991 Tokyo  Hoa Kỳ

Dan O'Brien

 Canada

Mike Smith

 Đức

Christian Schenk

1993 Stuttgart  Hoa Kỳ

Dan O'Brien

 Belarus

Eduard Hämäläinen

 Đức

Paul Meier

1995 Gothenburg  Hoa Kỳ

Dan O'Brien

 Belarus

Eduard Hämäläinen

 Canada

Mike Smith

1997 Athens  Séc

Tomáš Dvořák

 Phần Lan

Eduard Hämäläinen (4)

 Đức

Frank Busemann

1999 Seville  Séc

Tomáš Dvořák

 Vương quốc Anh

Dean Macey

 Hoa Kỳ

Chris Huffins

2001 Edmonton  Séc

Tomáš Dvořák

 Estonia

Erki Nool

 Vương quốc Anh

Dean Macey

2003 Saint-Denis  Hoa Kỳ

Tom Pappas

 Séc

Roman Šebrle

 Kazakhstan

Dmitriy Karpov

2005 Helsinki  Hoa Kỳ

Bryan Clay

 Séc

Roman Šebrle

 Hungary

Attila Zsivoczky

2007 Osaka  Séc

Roman Šebrle

 Jamaica

Maurice Smith

 Kazakhstan

Dmitriy Karpov

2009 Berlin  Hoa Kỳ

Trey Hardee

 Cuba

Leonel Suárez

 Nga

Aleksandr Pogorelov

2011 Daegu  Hoa Kỳ

Trey Hardee

 Hoa Kỳ

Ashton Eaton

 Cuba

Leonel Suárez

2013 Moskva  Hoa Kỳ

Ashton Eaton

 Đức

Michael Schrader

 Canada

Damian Warner

2015 Bắc Kinh  Hoa Kỳ

Ashton Eaton

 Canada

Damian Warner

 Đức

Rico Freimuth

2017 Luân Đôn  Pháp

Kevin Mayer

 Đức

Rico Freimuth

 Đức

Kai Kazmirek

2019 Doha  Đức

Niklas Kaul

 Estonia

Maicel Uibo

 Canada

Damian Warner

2021 Eugene

Chú thích:

4) Eduard Hämäläinen đổi sang quốc tịch Phần Lan năm 1996

IAAF Combined Challenge

[sửa | sửa mã nguồn]

IAAF Combiend Challenge là tập hợp của các giải Mười môn phối hợp nhỏ hơn. Các vận động viên sẽ tham gia các giải và lấy ba giải có thành tích xuất sắc nhất cộng lại. Điểm số trong bảng là tổng của ba giải tốt nhất của các vận động viên.

Mùa giải Vàng Bạc Đồng
1998  Estonia

Erki Nool

25967  Iceland

Jón Arnar Magnússon

25708  Séc

Roman Šebrle

25604
1999  Séc

Tomáš Dvořák

26476  Séc

Roman Šebrle

25184  Hoa Kỳ

Chris Huffins

25067
2000  Estonia

Erki Nool

26089  Séc

Tomáš Dvořák

26018  Séc

Roman Šebrle

25591
2001  Séc

Tomáš Dvořák

25943  Estonia

Erki Nool

25839  Nga

Lev Lobodin

25044
2002  Séc

Roman Šebrle

26301  Hoa Kỳ

Tom Pappas

25506  Nga

Lev Lobodin

25179
2003  Hoa Kỳ

Tom Pappas

26119  Séc

Roman Šebrle

26047  Pháp

Laurent Hernu

2424
2004  Séc

Roman Šebrle

25952 [[Bryan Clay| Hoa Kỳ]]

Bryan Clay

25602  Kazakhstan

Dmitriy Karpov

25336
2005  Séc

Roman Šebrle

25381  Hoa Kỳ

Bryan Clay

25199  Hungary

Attila Zsivoczky

25185
2006  Kazakhstan

Dmitriy Karpov

25145  Séc

Roman Šebrle

25029  Hungary

Attila Zsivoczky

24950
2007  Séc

Roman Šebrle

25261  Jamaica

Maurice Smith

25220  Nga

Aleksey Drozdov

24972
2008  Belarus

Andrei Krauchanka

25448  Cuba

Leonel Suárez

25344  Nga

Aleksandr Pogorelov

24804
2009  Hoa Kỳ

Trey Hardee

25567  Cuba

Yordanis García

25231  Ukraine

Oleksiy Kasyanov

25056
2010  Pháp

Romain Barras

25063  Cuba

Leonel Suárez

24857  Hoa Kỳ

Jake Arnold

24627
2011  Cuba

Leonel Suárez

25172  Hà Lan

Eelco Sintnicolaas

24772  Estonia

Mikk Pahapill

24746
2012  Bỉ

Hans Van Alphen

25259  Đức

Pascal Behrenbruch

25117  Ukraine

Oleksiy Kasyanov

24822
2013  Belarus

Andrei Krauchanka

25084  Canada

Damian Warner

24980  Đức

Pascal Behrenbruch

24768
2014  Đức

Rico Freimuth

24981  Hà Lan

Eelco Sintnicolaas

24795  Cuba

Yordanis García

24423
2015  Nga

Ilya Shkurenyov

25259  Đức

Michael Schrader

25252  Canada

Damian Warner

25247
2016  Đức

Kai Kazmirek

25221  Hoa Kỳ

Jeremy Taiwo

24928  Séc

Adam Helcelet

24498
2017  Đức

Rico Freimuth

25592  Canada

Damian Warner

25152  Đức

Kai Kazmirek

24986
2018  Đức

Arthur Abele

25222  Hà Lan

Pieter Braun

24412  Na Uy

Martin Roe

24376
2019  Canada

Damian Warner

25753  Estonia

Maicel Uibo

25138  Canada

Pierce LePage

25059
2020


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Decathlon”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ World's Greatest Athlete
  3. ^ Zarnowski, Frank (2005). All-around Men: Heroes of a Forgotten Sport. Scarecrow Press. ISBN 978-0-8108-5423-9.
  4. ^ “Kỉ lục điền kinh- IAAF”.
  5. ^ Waldo E. Sweet, Erich Segal (1987). Sport and recreation in ancient Greece. Oxford University Press. (p37). Retrieved on 7 May 2011.
  6. ^ “Sport Reference”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ “Luật thi đấu các nội dung điền kinh mùa 2018-19”. World Athletics. 1 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “Điền kinh” (PDF).[liên kết hỏng]