Bước tới nội dung

Danh sách trận chung kết Cúp bóng đá châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cúp bóng đá châu Á là một giải đấu bóng đá được thành lập vào năm 1956. Giải đấu là cuộc tranh tài giữa các đội tuyển nam quốc gia của các thành viên Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), cơ quan quản lý châu Á của môn thể thao này và diễn ra với chu kì bốn năm một lần. Đội vô địch đầu tiên của giải đấu là Hàn Quốc vào năm 1956, đội đã giành chiến thắng trong một giải đấu diễn ra theo thể thức vòng tròn một lượt. Trận chung kết đầu tiên của giải diễn ra vào năm 1972 chứng kiến Iran đánh bại Hàn Quốc 2–1 sau hiệp phụ ở Băng Cốc, Thái Lan. Trận chung kết gần đây nhất được tổ chức tại Lusail, Qatar vào năm 2023 với việc đội chủ nhà Qatar đánh bại Jordan 3–1.

Trận chung kết Cúp bóng đá châu Á
Thành lập1956; 68 năm trước (1956)
1972; 52 năm trước (1972) (trận chung kết lần đầu)
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội46 (vòng loại)
24 (trận chung kết)
Đội vô địch
hiện tại
 Qatar (lần thứ 2)
Đội bóng
thành công nhất
 Nhật Bản (4 lần)

Trận chung kết Cúp bóng đá châu Á là trận đấu cuối cùng của giải đấu và kết quả của trận đấu quyết định đội tuyển nào được tuyên bố là nhà vô địch châu Á. Tính đến hiện tại, nếu sau 90 phút thi đấu chính thức, trận đấu có kết quả hòa thì sẽ tiếp tục diễn ra một khoảng thời gian thi đấu 30 phút, được gọi là hiệp phụ. Nếu vẫn có kết quả hòa sau hiệp phụ, trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu. Đội giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu sau đó được tuyên bố là nhà vô địch. 13 trận chung kết cho đến nay đã xuất hiện 5 trận đấu bước vào hiệp phụ và 2 trận đấu trong số đó tiếp tục được quyết định bằng loạt sút luân lưu. Đội thắng được trao Cúp bóng đá châu Á.[1]

Nhật Bản là đội thành công nhất giải đấu với bốn lần vô địch. Iran và Ả Rập Xê Út đều có ba lần, Hàn Quốc và Qatar có hai lần, Israel, Kuwait, IraqÚc có một lần.

Danh sách các trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Từ khóa cho danh sách các trận chung kết
# Trận chung kết không diễn ra
dagger Trận chung kết đã thắng trong hiệp phụ
* Trận chung kết được quyết định bằng loạt sút luân lưu
  • Cột "Năm" đề cập đến năm giải đấu giải vô địch châu Á được tổ chức và liên kết wiki đến bài viết về giải đấu đó.
  • Các liên kết trong cột "Vô địch" và "Á quân" trỏ đến các bài viết dành cho các đội tuyển bóng đá quốc gia của các quốc gia, không phải các bài viết dành cho các quốc gia.
  • Các liên kết wiki trong cột "Tỷ số chung cuộc" trỏ đến bài viết về trận đấu chung kết của giải đấu đó.
  • Nguồn:[2]
Năm Vô địch Tỷ số Á quân Địa điểm Vị trí Khán giả
1956 Hàn Quốc  Không có trận chung kết  Israel Thể thức vòng tròn một lượt
1960 Hàn Quốc  Không có trận chung kết  Israel
1964 Israel  Không có trận chung kết  Ấn Độ
1968 Iran  Không có trận chung kết  Miến Điện
1972 Iran  2–1
[n 1]
 Hàn Quốc Sân vận động Quốc gia Băng Cốc, Thái Lan 15.000
1976 Iran  1–0  Kuwait Sân vận động Aryamehr Tehran, Iran 100.000
1980 Kuwait  3–0  Hàn Quốc Sân vận động Sabah Al Salem Thành phố Kuwait, Kuwait 25.000
1984 Ả Rập Xê Út  2–0  Trung Quốc Sân vận động Quốc gia Singapore 26.000
1988 Ả Rập Xê Út  0–0
[n 2]
 Hàn Quốc Sân vận động Al-Ahly Doha, Qatar 20.000
1992 Nhật Bản  1–0  Ả Rập Xê Út Hiroshima Big Arch Hiroshima, Nhật Bản 60.000
1996 Ả Rập Xê Út  0–0
[n 3]
 UAE Sân vận động Sheikh Zayed Abu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 60.000
2000 Nhật Bản  1–0  Ả Rập Xê Út Sân vận động thành phố thể thao Beirut, Li Băng 47.400
2004 Nhật Bản  3–1  Trung Quốc Sân vận động Công nhân Bắc Kinh, Trung Quốc 62.000
2007 Iraq  1–0  Ả Rập Xê Út Sân vận động Gelora Bung Karno Jakarta, Indonesia 60.000
2011 Nhật Bản  1–0
[n 4]
 Úc Sân vận động Quốc tế Khalifa Doha, Qatar 37.174
2015 Úc  2–1
[n 5]
 Hàn Quốc Sân vận động Australia Sydney, Úc 76.385
2019 Qatar  3–1  Nhật Bản Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed Abu Dhabi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 36.776
2023 Qatar  3–1  Jordan Sân vận động Lusail Lusail, Qatar 86.492

Kết quả theo quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả theo quốc gia
Đội tuyển quốc gia Vô địch Á quân Tổng số Năm vô địch Năm á quân
 Nhật Bản 4 1 5 1992, 2000, 2004, 2011 2019
 Ả Rập Xê Út 3 3 6 1984, 1988, 1996 1992, 2000, 2007
 Iran 3 0 3 1968, 1972, 1976
 Hàn Quốc 2 4 6 1956, 1960 1972, 1980, 1988, 2015
 Qatar 2 0 2 2019, 2023
 Israel1 1 2 3 1964 1956, 1960
 Kuwait 1 1 2 1980 1976
 Úc 1 1 2 2015 2011
 Iraq 1 0 1 2007
 Trung Quốc 0 2 2 1984, 2004
 Jordan 0 1 1 2023
 UAE 0 1 1 1996
 Ấn Độ 0 1 1 1964
 Myanmar 0 1 1 1968
1 = Israel đã bị trục xuất khỏi AFC vào đầu thập niên 1970 và cuối cùng trở thành thành viên của UEFA.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tỷ số là 1–1 sau 90 phút.
  2. ^ Tỷ số là 0–0 sau 120 phút. Ả Rập Xê Út thắng 4–2 trên loạt sút luân lưu.
  3. ^ Tỷ số là 0–0 sau 120 phút. Ả Rập Xê Út thắng 4–3 trên loạt sút luân lưu.
  4. ^ Tỷ số là 0–0 sau 90 phút.
  5. ^ Tỷ số là 1–1 sau 90 phút.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dazzling new AFC Asian Cup trophy unveiled in Dubai | Football News |”. the-AFC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ “AFC ASIAN CUP UAE 2019 POST TOURNAMENT REPORT”. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “About the IFA”. The Israel Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2014.