Đây là danh sách nước tự tuyên bố là nước xã hội chủ nghĩa dưới bất kỳ định nghĩa nào, số năm được mã màu khác nhau:
Trên 70 năm
60 - 70 năm
50 - 60 năm
40 - 50 năm
30 - 40 năm
20 - 30 năm
Dưới 20 năm
Nhấn vào hình để phóng to.
Dưới đây là danh sách các nhà nước, chính quyền, quốc gia, trong quá khứ và hiện tại, tự tuyên bố trong tên gọi hoặc Hiến pháp là nước Hệ thống xã hội chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Không có tiêu chuẩn nào được đưa ra, vì thế, một vài hoặc tất cả các quốc gia này có thể không hợp với định nghĩa cụ thể nào về chủ nghĩa xã hội. Điểm chung của những nước này là sử dụng tên "xã hội chủ nghĩa" dưới bất kỳ ý nghĩa nào. Có ít định nghĩa về chủ nghĩa xã hội có thể phù hợp với tất cả các nước trong danh sách này. Tuy nhiên hầu hết các định nghĩa về Xã hội chủ nghĩa phù hợp với ít nhất một vài nước ở vào một vài thời điểm trong lịch sử.
Có nhiều nước đã từng được điều hành bởi đảng Xã hội chủ nghĩa trong một thời gian dài mà không tiếp nhận chủ nghĩa xã hội như là hệ tư tưởng chính thức trong tên gọi hay hiến pháp. Những nước như vậy không được liệt kê ở đây. Ngược lại, có một số nước vẫn duy trì chủ nghĩa xã hội trong hiến pháp nhưng không được điều hành bởi một đảng xã hội chủ nghĩa. Những nước này cũng bao gồm trong danh sách.
Ở phương Tây, những nước này được biết đến với tên gọi "các nhà nước cộng sản" vì đảng cầm quyền thường sử dụng tên là "đảng cộng sản". Tuy nhiên, những nước này tự gọi là nước xã hội chủ nghĩa trong hiến pháp, chứ chưa phải cộng sản. Đó là những quốc gia trong đó nhà nước đều vận hành dưới chế độ đơn đảng tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước và tuyên bố kiên định theo tư tưởng của Karl Marx và Friedrich Engels, và Vladimir Ilyich Lenin (người kế thừa và bổ sung trực tiếp cho tất cả các lý luận về chủ nghĩa Marx và Engels). Để phù hợp với chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin, hiến pháp của những nước này tuyên bố tất cả quyền lực thuộc về giai cấp công nhân, và nền chính trị chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp đang được thực hiện mà không loại trừ khả năng dùng "cách mạng" bạo lực để giành lấy và giữ gìn nền chính trị đó khi những nước này đi theo ý thức hệ triết học là chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin ở trên; họ đang xây dựng xã hội mà họ cho là tiến bộ, tốt đẹp và khả thi để đi theo chủ nghĩa xã hội này là xã hội cộng sản hay còn được gọi là Xã hội chủ nghĩa và Chủ nghĩa Cộng sản.
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Socijalistička Federativna Republika Jugoslavija, Социјалистичка Федеративна Република Југославија,Socialistična federativna republika Jugoslavija) (29/11/1943 - 27/4/1992).
Ngoài ra còn có một số chính quyền cánh tả (chủ yếu theo chủ nghĩa xã hội dân chủ) đang cầm quyền lãnh đạo một số quốc gia theo đa nguyên và hệ thống đa đảng.
Đây là những thực thể chính trị ngắn ngủi nổi lên trong các cuộc chiến tranh hay cách mạng (chủ yếu là do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất) và tự nhận là Xã hội chủ nghĩa theo giải thích của một số thuật ngữ, nhưng đã không tồn tại lâu dài đủ để tạo ra chính phủ ổn định hoặc được quốc tế công nhận. sau Thế chiến II thì các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh giành độc lập. Sau khi Liên Xô đánh bại Chủ nghĩa phát xít ở Đức và giải phóng một số nước châu Âu thoát khỏi chế độ phát xít thì các nước Đông Âu, Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á theo chế độ Xã hội chủ nghĩa và tồn tại đến năm 1990 thì sụp đổ. Ngày nay một số đảng cộng sản ở một số nước vẫn còn hoạt động tuy không nắm quyền nhưng vẫn hoạt động công khai hay bí mật. Thế kỷ XXI là thế kỷ được coi là hy vọng xã hội chủ nghĩa mà các nước Mỹ Latinh tiến tới, những năm gần đây các cuộc biểu tình đã diễn ra đòi quyền lợi cho những công nhân và nhân dân lao động diễn ra tại Mỹ Latinh.