Bước tới nội dung

Danh sách nguyên soái và đại tướng Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới đây là danh sách các nguyên soái và đại tướng của Lực lượng Vũ trang Liên bang Xô viết trong suốt thời gian tồn tại. Danh sách này cũng liệt kê các cấp bậc tương ứng cuối cùng trong Hồng quânHải quân Liên Xô, cũng như của lực lượng An ninh nhà nước Liên Xô, được thành lập từ năm 1935 cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Ngạch Quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên soái Liên Xô

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Nguyên soái Liên Xô (tiếng Nga: Маршал Советского Союза) được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1935 và là quân hàm cao nhất của ngạch quân sự Liên Xô cho đến năm 1991. Trong lịch sử tồn tại (1935-1991) đã có 41 quân nhân từng thụ phong quân hàm này.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Kliment Voroshilov
20 tháng 11, 1935
Ủy viên nhân dân Quốc phòng
2
Mikhail Tukhachevsky
20 tháng 11, 1935
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng Bị tước quân hàm 11 tháng 6, xử bắn 12 tháng 6 năm 1937, phục hồi 31 tháng 1 năm 1957
3
Aleksandr Yegorov
20 tháng 11, 1935
Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Bị xử bắn 23 tháng 2 năm 1939, minh oan 14 tháng 3 năm 1956
4
Semyon Budyonny
20 tháng 11, 1935
Thanh tra kỵ binh Hồng quân
5
Vasily Blyukher
20 tháng 11, 1935
Tư lệnh Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông Cờ Đỏ Chết trong nhà tù Lefortovskaya 9 tháng 11 năm 1938, minh oan năm 1956
6
Semyon Timoshenko
7 tháng 5, 1940
Ủy viên nhân dân Quốc phòng
7
Grigory Kulik
7 tháng 5, 1940
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Pháo binh Bị tước quân hàm 19 tháng 2 năm 1942, bị xử bắn ngày 24 tháng 8 năm 1950, phục hồi 28 tháng 9 năm 1957
8
Boris Shaposhnikov
7 tháng 5, 1940
Tổng tham mưu trưởng Hồng quân
9
Georgy Zhukov
18 tháng 1, 1943
Phó ủy viên nhân dân thứ nhất Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
10
Aleksandr Vasilevsky
16 tháng 2, 1943
Tổng tham mưu trưởng Hồng quân
11
Iosif Stalin
6 tháng 3, 1943
Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước, Ủy viên nhân dân Quốc phòng, Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô
12
Ivan Konev
20 tháng 2, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2
13
Leonid Govorov
18 tháng 6, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Leningrad
14
Konstantin Rokossovsky
29 tháng 6, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Belorussia 1 Thụ phong Nguyên soái Ba Lan ngày 5 tháng 11 năm 1949
15
Rodion Malinovsky
10 tháng 9, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2
16
Fyodor Tolbukhin
12 tháng 9, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3
17
Kirill Meretskov
26 tháng 10, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Karelia
18
Lavrenty Beria
9 tháng 7, 1945
Ủy viên nhân dân Nội vụ Bị tước quân hàm 26 tháng 6 năm 1953, xử bắn ngày 23 tháng 12 năm 1953
19
Vasily Sokolovsky
3 tháng 7, 1946
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn chiếm đóng Liên Xô tại Đức, Tổng Tư lệnh quân đội Liên Xô tại Đức
20
Nikolay Bulganin
3 tháng 11, 1947
Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Liên Xô Bị giáng cấp xuống Thượng tướng ngày 26 tháng 11 năm 1958
21
Ivan Bagramian
11 tháng 3, 1955
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng
22
Sergey Biryuzov
11 tháng 3, 1955
Tổng Tư lệnh Lực lượng phòng không
23
Andrey Grechko
11 tháng 3, 1955
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức
24
Andrey Yeryomenko
11 tháng 3, 1955
Tư lệnh Quân khu Bắc Kavkaz
25
Kirill Moskalenko
11 tháng 3, 1955
Tư lệnh Quân khu Moskva
26
Vasily Chuikov
11 tháng 3, 1955
Tư lệnh Quân khu Kiev
27
Matvei Zakharov
8 tháng 5, 1959
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức
28
Filipp Golikov
6 tháng 5, 1961
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô
29
Nikolay Krylov
28 tháng 5, 1962
Tư lệnh Quân khu Moskva
30
Ivan Yakubovsky
12 tháng 4, 1967
Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng
31
Pavel Batitsky
15 tháng 4, 1968
Tổng Tư lệnh Lực lượng phòng không lục quân - Thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng phòng không, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất khối Hiệp ước Warszawa
32
Pyotr Koshevoy
15 tháng 4, 1968
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức
33
Leonid Brezhnev
7 tháng 5, 1976
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng
34
Dmitry Ustinov
30 tháng 7, 1976
Bộ trưởng Quốc phòng
35
Viktor Kulikov
14 tháng 1, 1977
Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang hợp nhất khối Hiệp ước Warszawa
36
Nikolay Ogarkov
14 tháng 1, 1977
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô - Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng
37
Sergey Sokolov
17 tháng 2, 1978
Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng
38
Sergey Akhromeyev
25 tháng 3, 1983
Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng Vũ trang Liên Xô Tự sát sau vụ đảo chính 1991
39
Semyon Kurkotkin
25 tháng 3, 1983
Thứ trưởng Quốc phòng - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần
40
Vasily Petrov
25 tháng 3, 1983
Thứ trưởng Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Lục quân
41
Dmitry Yazov
28 tháng 4, 1990
Bộ trưởng Quốc phòng

Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 (tiếng Nga: Командарм 1-го ранга) được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1935, là cấp bậc quân sự cao cấp trong Hồng quân, chỉ xếp sau quân hàm Nguyên soái Liên Xô. Cấp bậc này được thay thế bởi hệ thống quân hàm tướng lĩnh vào năm 1940. Trong 5 năm tồn tại (1935-1940), có 9 quân nhân từng thụ phong cấp bậc này, trong có ba người được thăng lên quân hàm nguyên soái.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Sergey Kamenev
22 tháng 9, 1935
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng không Không quân của Hồng quân Qua đời vào ngày 25 tháng 8 năm 1936 vì một cơn đau tim.
2
Ieronim Uborevich
22 tháng 9, 1935
Tư lệnh Quân khu Belorussia Bị xử bắn ngày 12 tháng 6 năm 1937
3
Iona Yakir
22 tháng 9, 1935
Tư lệnh Quân khu Kiev Bị xử bắn ngày 12 tháng 6 năm 1937
4
Ivan Belov
22 tháng 9, 1935
Tư lệnh Quân khu Moskva Bị xử bắn ngày 29 tháng 6 năm 1938
5
Boris Shaposhnikov
22 tháng 9, 1935
Giám đốc Học viện quân sự MV Frunze Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 7 tháng 5 năm 1940
6
Ivan Fedko
20 tháng 2, 1938
Phó ủy viên nhân dân thứ nhất Quốc phòng Bị xử bắn ngày 26 tháng 2 năm 1939
7
Mikhail Frinovsky
14 tháng 9, 1938
Ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô Bị xử bắn ngày 4 tháng 2 năm 1940
8
Grigory Kulik
8 tháng 2, 1939
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 7 tháng 5 năm 1940. Bị giáng 4 cấp năm 1942, bị xử bắn ngày 24 tháng 8 năm 1950
9
Semyon Timoshenko
8 tháng 2, 1939
Tư lệnh Quân khu Kiev Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 7 tháng 5 năm 1940.

Chính ủy Tập đoàn quân bậc 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Chính ủy Tập đoàn quân bậc 1 (tiếng Nga: Армейский комиссар 1-го ранга) được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1935, là cấp bậc cán bộ chính trị cao cấp nhất trong Hồng quân và Hải quân Liên Xô. Cấp bậc này được chuyển đổi sang các quân hàm tướng lĩnh vào năm 1942. Trong thời gian tồn tại (1935-1942), có 5 sĩ quan chính trị từng thụ phong cấp bậc này, 3 trong số họ về sau được đồng hóa sang cấp bậc tướng lĩnh.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Yan Gamarnik
20 tháng 11, 1935
Phó ủy viên nhân dân thứ nhất Quốc phòng Tự sát ngày 31 tháng 5 năm 1937.
2
Pyotr Smirnov
30 tháng 12, 1937
Ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô Bị xử bắn ngày 22 tháng 2 năm 1939
3
Lev Mekhlis
8 tháng 2, 1939
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Hồng quân Bị giáng 2 cấp năm 1942. Được chuyển cấp Trung tướng năm 1942, thăng Thượng tướng 1944
4
Yefim Shchadenko
8 tháng 2, 1939
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng Được chuyển cấp Thượng tướng năm 1942
5
Aleksandr Zaporozhets
22 tháng 2, 1941
Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng Bị giáng 2 cấp năm 1942. Được chuyển cấp Trung tướng năm 1942

Đại tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Đại tướng (tiếng Nga: Генерал армии) được thành lập vào ngày 7 tháng 5 năm 1940 và là quân hàm tướng lĩnh cao cấp trong Lực lượng vũ trang Liên Xô, chỉ xếp sau quân hàm Nguyên soái Liên Xô, tồn tại cho đến năm 1991. Trong lịch sử tồn tại (1940-1991), có 133 quân nhân từng thụ phong quân hàm này, trong có 31 người được thăng lên quân hàm nguyên soái.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Georgy Zhukov
4 tháng 6, 1940
Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 18 tháng 1 năm 1943
2
Kirill Meretskov
4 tháng 6, 1940
Phó Ủy viên nhân dân Quốc phòng phụ trách huấn luyện chiến đấu và trường quân sự Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 26 tháng 10 năm 1944
3
Ivan Tyulenev
4 tháng 6, 1940
Tư lệnh Quân khu Moskva
4
Iosif Apanasenko
22 tháng 2, 1941
Tư lệnh Quân khu Viễn Đông Hy sinh ngày 5 tháng 8 năm 1943 tại Belgorod
5
Dmitry Pavlov
22 tháng 2, 1941
Tư lệnh Quân khu đặc biệt miền Tây Bị kết tội hèn nhát và bị xử bắn ngày 22 tháng 7 năm 1941 tại Moskva
6
Aleksandr Vasilevsky
18 tháng 1, 1943
Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, Phó Ủy viên nhân dân Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 16 tháng 2 năm 1943
7
Nikolay Vatutin
12 tháng 2, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam Qua đời ngày 14 tháng 4 năm 1944 vì vết thương tại Moskva.
8
Rodion Malinovsky
28 tháng 4, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 10 tháng 9 năm 1944
9
Konstantin Rokossovsky
28 tháng 4, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 29 tháng 6 năm 1944
10
Ivan Konev
26 tháng 8, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Thảo nguyên Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 20 tháng 2 năm 1944
11
Markian Popov
26 tháng 8, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Briansk Bị giáng cấp Thượng tướng ngày 20 tháng 4 năm 1944.

Thăng Đại tướng lần 2 ngày 3 tháng 8 năm 1953

12
Aleksey Antonov
27 tháng 8, 1943
Phó Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân
13
Andrey Yeryomenko
27 tháng 8, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Kalinin Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
14
Vasily Sokolovsky
27 tháng 8, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Tây Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 3 tháng 7 năm 1946
15
Fyodor Tolbukhin
21 tháng 9, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Nam Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 12 tháng 9 năm 1944
16
Ivan Petrov
9 tháng 10, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Bắc Kavkaz Bị giáng cấp Thượng tướng ngày 4 tháng 2 năm 1944. Thăng Đại tướng lần 2 ngày 26 tháng 10 năm 1944
17
Andrey Khrulyov
7 tháng 11, 1943
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Hồng quân
18
Ivan Bagramyan
17 tháng 11, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Pribaltic 1 Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
19
Leonid Govorov
17 tháng 11, 1943
Tư lệnh Phương diện quân Leningrad Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 18 tháng 6 năm 1944
20
Ivan Chernyakhovsky
26 tháng 6, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Belorussia 3 Hy sinh tại Đông Phổ ngày 18 tháng 2 năm 1945
21
Georgy Zakharov
28 tháng 7, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Belorussia 2
22
Ivan Maslennikov
28 tháng 7, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Pribaltic 3
23
Maksim Purkayev
26 tháng 10, 1944
Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông
24
Nikolay Bulganin
17 tháng 11, 1944
Phó Ủy viên nhân dân Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 3 tháng 11 năm 1947. Bị giáng cấp Thượng tướng ngày 26 tháng 11 năm 1958
25
Matvei Zakharov
29 tháng 5, 1945
Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2 Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 8 tháng 5 năm 1959
26
Vsevolod Merkulov
9 tháng 7, 1945
Ủy viên nhân dân An ninh nhà nước Bị tước quân hàm và bị xử bắn ngày 23 tháng 12 năm 1953
27
Vladimir Kurasov
12 tháng 11, 1948
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Trung tâm (Áo)
28
German Malandin
12 tháng 11, 1948
Phó Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Liên Xô
29
Vasily Chuikov
12 tháng 11, 1948
Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất của Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
30
Sergey Shtemenko
12 tháng 11, 1948
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô Bị giáng cấp Trung tướng ngày 15 tháng 7 năm 1953. Thăng Đại tướng lần 2 ngày 19 tháng 2 năm 1968
31
Sergey Biryuzov
3 tháng 8, 1953
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Trung tâm (Áo) Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
32
Andrey Grechko
3 tháng 8, 1953
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
33
Mikhail Malinin
3 tháng 8, 1953
Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng Vũ trang Liên Xô
34
Kirill Moskalenko
3 tháng 8, 1953
Tư lệnh Quân khu Moskva Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955
35
Nikolay Krylov
18 tháng 9, 1953
Phó Tư lệnh thứ nhất Quân khu Viễn Đông Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 28 tháng 4 năm 1962
36
Pavel Batov
10 tháng 3, 1955
Tư lệnh Quân khu Karpat
37
Kuzma Galitsky
8 tháng 8, 1955
Tư lệnh Cụm binh đoàn phía Bắc (Ba Lan)
38
Aleksandr Gorbatov
8 tháng 8, 1955
Tư lệnh Quân khu Pribaltic
39
Aleksey Zhadov
8 tháng 8, 1955
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Trung tâm (Áo)
40
Mikhail Kazakov
8 tháng 8, 1955
Tư lệnh Quân khu Ural
41
Aleksandr Luchinsky
8 tháng 8, 1955
Tư lệnh Quân khu Turkestan
42
Ivan Serov
8 tháng 8, 1955
Chủ tịch Ủy ban An ninh nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Bị giáng cấp Thiếu tướng ngày 12 tháng 3 năm 1963
43
Ivan Fedyuninsky
8 tháng 8, 1955
Tư lệnh Quân khu Zakavkaz
44
Stanislav Poplavsky
12 tháng 8, 1955
Thứ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Ba Lan Đại tướng Ba Lan
45
Filipp Golikov
8 tháng 5, 1959
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 6 tháng 5 năm 1961
46
Pavel Kurochkin
8 tháng 5, 1959
Giám đốc Học viện Quân sự Frunze
47
Dmitry Lelyushenko
8 tháng 5, 1959
Tư lệnh Quân khu Ural
48
Pavel Batitsky
5 tháng 5, 1961
Tư lệnh Vùng phòng không Moskva Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 15 tháng 4 năm 1968
49
Vladimir Ivanov
5 tháng 5, 1961
Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng Vũ trang Liên Xô
50
Vladimir Kolpakchi
5 tháng 5, 1961
Tổng cục trưởng Tổng cục Huấn luyện chiến đấu Lục quân
51
Valentin Penkovsky
5 tháng 5, 1961
Tư lệnh Quân khu Viễn Đông
52
Yakov Kreyzer
27 tháng 4, 1962
Tư lệnh Quân khu Viễn Đông
53
Issa Pliyev
27 tháng 4, 1962
Tư lệnh Quân khu Bắc Kavkaz
54
Ivan Yakubovsky
27 tháng 4, 1962
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 12 tháng 4 năm 1967
55
Aleksey Yepishev
11 tháng 5, 1962
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô Thăng vượt cấp từ Thiếu tướng
56
Afanasy Beloborodov
22 tháng 2, 1963
Tư lệnh Quân khu Moskva
57
Andrey Getman
13 tháng 4, 1964
Tư lệnh Quân khu Prikarpat
58
Pyotr Koshevoy
13 tháng 4, 1964
Tư lệnh Quân khu Kiev Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 15 tháng 4 năm 1968
59
Andrey Stuchenko
13 tháng 4, 1964
Tư lệnh Quân khu Zakavkaz
60
Ivan Pavlovsky
12 tháng 4, 1967
Thứ trưởng Quốc phòng Liên Xô
61
Sergey Sokolov
12 tháng 4, 1967
Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng Liên Xô Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 17 tháng 2 năm 1978
62
Vasily Margelov
25 tháng 10, 1967
Tư lệnh Binh chủng đổ bộ đường không
63
Iosif Gusakovsky
19 tháng 2, 1968
Tổng cục trưởng Tổng cục Cán bộ, Bộ Quốc phòng Liên Xô
64
Semyon Ivanov
19 tháng 2, 1968
Tư lệnh Quân khu Siberia
65
Pyotr Lashchenko
19 tháng 2, 1968
Cố vấn trưởng quân sự tại Ai Cập
66
Nikolay Lyashchenko
19 tháng 2, 1968
Tư lệnh Quân khu Turkestan
67
Georgy Khetagurov
19 tháng 2, 1968
Tư lệnh Quân khu Pribaltic
68
Sergey Maryakhin
22 tháng 2, 1968
Phó tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục Hậu cần Lực lượng Vũ trang Liên Xô
69
Pyotr Belik
21 tháng 2, 1969
Tư lệnh Quân khu Zabaikal
70
Viktor Kulikov
29 tháng 4, 1970
Tổng Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 14 tháng 1 năm 1977
71
Vladimir Tolubko
29 tháng 4, 1970
Tư lệnh Quân khu Viễn Đông Thăng Chánh nguyên soái pháo binh ngày 25 tháng 3 năm 1983
72
Afanasy Scheglov
29 tháng 4, 1970
Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Lực lượng Phòng không Liên Xô
73
Pyotr Ivashutin
22 tháng 2, 1971
Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Phó Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Liên Xô
74
Yevgeny Ivanovsky
2 tháng 11, 1972
Tư lệnh Cụm binh đoàn Liên Xô tại Đức, Tư lệnh quân khu Byelorussia
75
Aleksandr Komarovsky
2 tháng 11, 1972
Thứ trưởng Quốc phòng
76
Semyon Kurkotkin
2 tháng 11, 1972
Thứ trưởng Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 25 tháng 3 năm 1983
77
Aleksey Radzievsky
2 tháng 11, 1972
Giám đốc Học viện quân sự Frunze
78
Vasily Petrov
15 tháng 12, 1972
Tư lệnh quân khu Viễn Đông Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 25 tháng 3 năm 1983
79
Yevdokim Maltsev
4 tháng 11, 1973
Giám đốc Học viện Quân sự-Chính trị V.I.Lenin
80
Nikolay Ogarkov
4 tháng 11, 1973
Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 30 tháng 10 năm 1977
81
Ivan Shavrov
4 tháng 11, 1973
Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu K.E. Voroshilov
82
Leonid Brezhnev
22 tháng 3, 1974
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 7 tháng 5 năm 1976
83
Ivan Shkadov
29 tháng 4, 1975
Tổng cục trưởng Tổng cục Quân lực
84
Semyon Vasyagin
19 tháng 2, 1976
Thành viên Hội đồng Quân sự - Cục trưởng Cục Chính trị Lực lượng Mặt đất
85
Dmitry Ustinov
29 tháng 4, 1976
Bộ trưởng Quốc phòng Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 30 tháng 7 năm 1976
86
Yuri Andropov Tập tin:Yuri Andropov - Soviet Life, August 1983.jpg
10 tháng 9, 1976
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1982-1984)
87
Nikolay Shchyolokov
10 tháng 9, 1976
Bộ trưởng Nội vụ Bị tước quân hàm ngày 6 tháng 11 năm 1984
88
Anatoly Gribkov
29 tháng 10, 1976
Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên Xô - Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang chung Khối hiệp ước Warszawa
89
Ivan Tretyak
29 tháng 10, 1976
Tư lệnh Quân khu Viễn Đông
90
Aleksandr Altunin
16 tháng 2, 1977
Thứ trưởng Quốc phòng
91
Ivan Gerasimov
28 tháng 10, 1977
Tư lệnh Quân khu Kiev
92
Vladimir Govorov
28 tháng 10, 1977
Tư lệnh Quân khu Moskva
93
Aleksander Mayorov
28 tháng 10, 1977
Tư lệnh Quân khu Pribaltic
94
Valentin Varennikov
17 tháng 2, 1978
Tư lệnh Quân khu Prikarpat
95
Vadim Matrosov
13 tháng 12, 1978
Tổng cục trưởng Tổng cục Biên phòng thuộc Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
96
Semyon Tsvigun
13 tháng 12, 1978
Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
97
Georgy Tsinyov
13 tháng 12, 1978
Phó Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
98
Mikhail Kozlov
2 tháng 2, 1979
Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng Tham mưu Voroshilov
99
Gennady Obaturov
19 tháng 2, 1979
Cố vấn trưởng quân sự Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
100
Sergey Akhromeyev
23 tháng 4, 1979
Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên Xô Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 25 tháng 3 năm 1983
101
Grigory Salmanov
29 tháng 10, 1979
Tư lệnh Quân khu Zabaikal
102
Ivan Yakovlev
7 tháng 5, 1980
Trưởng Ban Nội chính Bộ Nội vụ Liên Xô
103
Mikhail Zaitsev
4 tháng 11, 1980
Tổng Tư lệnh Lực lượng Liên Xô tại Đức
104
Pyotr Lushev
2 tháng 11, 1981
Tư lệnh Quân khu Moskva
105
Mikhail Sorokin
2 tháng 11, 1981
Cố vấn trưởng quân sự ở Afghanistan
106
Vitaliy Shabanov
2 tháng 11, 1981
Thứ trưởng Quốc phòng
107
Yuri Maksimov
16 tháng 12, 1982
Tư lệnh Quân khu Turkestan
108
Dmitry Sukhorukov
16 tháng 12, 1982
Tư lệnh Lực lượng Dù
109
Vitaly Fedorchuk
17 tháng 12, 1982
Bộ trưởng Nội vụ
110
Valery Belikov
4 tháng 11, 1983
Tư lệnh Quân khu Karpat
111
Viktor Chebrikov
4 tháng 11, 1983
Chủ tịch Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
112
Dmitry Yazov
6 tháng 2, 1984
Tư lệnh Quân khu Trung Á Thăng Nguyên soái Liên Xô ngày 28 tháng 4 năm 1990
113
Fedot Krivda
31 tháng 10, 1984
Cố vấn trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
114
Nikolay Yemokhonov
10 tháng 4, 1985
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
115
Aleksey Lizichev
19 tháng 2, 1986
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
116
Ivan Voloshin
7 tháng 5, 1986
Tổng tư lệnh Viễn Đông
117
Boris Snetkov
7 tháng 5, 1986
Tư lệnh Quân khu Leningrad
118
Stanislav Postnikov
3 tháng 11, 1986
Tư lệnh Quân khu Zabaikal
119
Filipp Bobkov
30 tháng 11, 1987
Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
120
Vladimir Kryuchkov
27 tháng 1, 1988
Phó Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô
121
Vladimir Arkhipov
16 tháng 2, 1988
Tư lệnh Quân khu Moskva
122
Nikolay Popov
16 tháng 2, 1988
Tư lệnh Quân khu Turkestan
123
Konstantin Kochetov
29 tháng 4, 1988
Tư lệnh Quân khu Zakavkaz
124
Anatoly Betekhin
4 tháng 11, 1988
Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Lực lượng Mặt đất
125
Vladimir Lobov
15 tháng 2, 1989
Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang liên hợp Khối Hiệp ước Warszawa, Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên Xô
126
Mikhail Moiseyev
15 tháng 2, 1989
Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang liên hợp Khối Hiệp ước Warszawa, Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên Xô
127
Vladimir Shuralyov
15 tháng 2, 1989
Đại diện của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang liên hợp Khối Hiệp ước Warszawa trong Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức
128
Makhmut Gareyev
14 tháng 11, 1989
Cố vấn trưởng quân sự Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Cộng hòa Dân chủ Afghanistan
129
Vladlen Mikhailov
24 tháng 10, 1990
Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo
130
Nikolay Grachyov
6 tháng 2, 1991
Cố vấn trưởng quân sự Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Cộng hòa Dân chủ Afghanistan
131
Viktor Yermakov
6 tháng 2, 1991
Tổng cục trưởng Tổng cục Cán bộ Bộ Quốc phòng Liên Xô
132
Yuri Yashin
29 tháng 4, 1991
Thứ trưởng Quốc phòng Liên Xô - Chủ nhiệm Ủy ban Kỹ thuật Nhà nước
133
Konstantin Kobets
24 tháng 8, 1991
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Đại tướng Liên Xô cuối cùng.

Chánh nguyên soái binh chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Chánh nguyên soái binh chủng (tiếng Nga: Главный маршал рода войск) được thành lập vào ngày 27 tháng 10 năm 1943 và là quân hàm tướng lĩnh cao cấp trong Lực lượng vũ trang Liên Xô, chỉ xếp sau quân hàm Nguyên soái Liên Xô, tồn tại cho đến năm 1991. Trong lịch sử tồn tại (1943-1991), có 13 quân nhân từng thụ phong quân hàm này. Trong đó có 12 người thăng từ hàm Nguyên soái binh chủng, trừ một ngoại lệ là Chánh nguyên soái pháo binh Vladimir Tolubko. Ông là người duy nhất được thăng quân hàm Chánh nguyên soái binh chủng từ cấp Đại tướng lục quân.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
Chánh nguyên soái pháo binh
Главные маршалы артиллерии
1
Nikolay Voronov
21 tháng 2, 1944
Đại diện Đại bản doanh (Stavka)
2
Mitrofan Nedelin
8 tháng 5, 1959
Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Tử nạn trong vụ nổ tên lửa tại Baikonur ngày 24 tháng 10 năm 1960
3
Sergey Varentsov
6 tháng 5, 1961
Chỉ huy trưởng lực lượng tên lửa và pháo binh của Lực lượng mặt đất Bị kỷ luật giáng 4 cấp vào năm 1963
4
Vladimir Tolubko
25 tháng 3, 1983
Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược
Chánh nguyên soái không quân
Главные маршалы авиации
1
Aleksandr Novikov
21 tháng 2, 1944
Đại diện Đại bản doanh (Stavka) Bị kỷ luật tước quân hàm năm 1946. Được phục hồi năm 1953
2
Aleksandr Golovanov
19 tháng 8, 1944
Tư lệnh lực lượng không quân tầm xa
3
Pavel Zhigarev
11 tháng 3, 1955
Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng
4
Konstantin Vershinin
8 tháng 5, 1959
Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Không quân
5
Pavel Kutakhov
3 tháng 11, 1972
Tổng Tư lệnh Không quân
6
Boris Bugayev
28 tháng 10, 1977
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Liên Xô
7
Aleksandr Koldunov
31 tháng 10, 1984
Tổng Tư lệnh lực lượng phòng không Liên Xô
Chánh nguyên soái thiết giáp
Главные маршалы бронетанковых войск
1
Pavel Rotmistrov
28 tháng 4, 1962
Giám đốc Học viện quân sự cấp cao mang tên K.E. Voroshilov
2
Amazasp Babadzhanyan
29 tháng 11, 1975
Tư lệnh lực lượng xe tăng

Nguyên soái binh chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Nguyên soái binh chủng (tiếng Nga: Маршал рода войск) được thành lập vào ngày 16 tháng 1 năm 1943 và là quân hàm tướng lĩnh cao cấp trong các binh chủng của Lực lượng vũ trang Liên Xô, xếp sau quân hàm Chánh nguyên soái binh chủng, tương đương cấp Đại tướng, tồn tại cho đến năm 1991. Trong lịch sử tồn tại (1940-1991), có 63 quân nhân từng thụ phong quân hàm này, trong có 12 người được thăng lên quân hàm Chánh nguyên soái binh chủng.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
Nguyên soái pháo binh
Маршалы артиллерии
1
Nikolay Voronov
18 tháng 1, 1943
Đại diện Đại bản doanh (Stavka) Thăng Chánh nguyên soái pháo binh ngày 21 tháng 2 năm 1944
2
Nikolay Yakovlev
21 tháng 2, 1944
Tổng cục trưởng Pháo binh Bị tước quân hàm năm 1952, được phục hồi năm sau 1953.
3
Mikhail Chistiakov
25 tháng 9, 1944
Tổng cục trưởng Pháo binh Phó Tư lệnh Pháo binh Hồng quân
4
Mitrofan Nedelin
4 tháng 8, 1953
Phó Tư lệnh thứ nhất Pháo binh; Thứ trưởng Quân sự Thăng Chánh nguyên soái pháo binh ngày 8 tháng 5 năm 1959. Tử nạn trong vụ nổ tên lửa tại Baikonur ngày 24 tháng 10 năm 1960
5
Sergey Varentsov
11 tháng 3, 1955
Chỉ huy trưởng lực lượng tên lửa và pháo binh của Lực lượng mặt đất Thăng Chánh nguyên soái pháo binh ngày 6 tháng 5 năm 1961. Bị kỷ luật giáng cấp Thiếu tướng vào năm 1963
6
Vasily Kazakov
11 tháng 3, 1955
Phó Tư lệnh Pháo binh
7
Konstantin Kazakov
28 tháng 4, 1962
Tư lệnh Lực lượng tên lửa phòng không
8
Yuri Bazhanov
18 tháng 6, 1965
Giám đốc Học viện Kỹ thuật Vô tuyến Quân sự, Học viện Phòng không mang tên Nguyên soái Liên Xô Govorov
9
Pavel Kuleshov
28 tháng 10, 1967
Tổng cục trưởng Tên lửa và Pháo binh
10
Georgy Odintsov
22 tháng 2, 1968
Giám đốc Học viện Quân sự F.E. Dzerzhinsky
11
Georgy Peredelsky
5 tháng 11, 1973
Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Lực lượng Mặt đất
12
Yefim Boychuk
4 tháng 11, 1980
Tổng cục trưởng Tổng cục 12 (vũ khí hạt nhân)
13
Vladimir Mikhalkin
15 tháng 2, 1989
Tư lệnh Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Lực lượng Mặt đất
Nguyên soái không quân
Маршалы авиации
1
Aleksandr Novikov
17 tháng 3, 1943
Tư lệnh Lực lượng Không quân Hồng quân Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 21 tháng 2 năm 1944. Bị kỷ luật tước quân hàm năm 1946. Được phục hồi năm 1953
2
Aleksandr Golovanov
3 tháng 8, 1943
Tư lệnh Lực lượng không quân tầm xa Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 19 tháng 8 năm 1944.
3
Fyodor Astakhov
19 tháng 8, 1944
Phó tư lệnh Lực lượng không quân tầm xa
4
Grigory Vorozheikin
19 tháng 8, 1944
Đại diện Đại bản doanh (Stavka)
5
Nikolay Skripko
19 tháng 8, 1944
Phó tư lệnh Lực lượng không quân tầm xa
6
Fyodor Falaleyev
19 tháng 8, 1944
Phó tư lệnh Lực lượng Không quân Hồng quân
7
Sergey Khudyakov
19 tháng 8, 1944
Tham mưu trưởng kiêm Phó tư lệnh Lực lượng Không quân Hồng quân
8
Semyon Zhavoronkov
25 tháng 9, 1944
Tư lệnh Lực lượng Không quân Hải quân
9
Konstantin Vershinin
3 tháng 6, 1946
Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Không quân Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 8 tháng 5 năm 1959
10
Pavel Zhigarev
3 tháng 8, 1953
Tổng Tư lệnh Không quân Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 11 tháng 3 năm 1955
11
Sergey Rudenko
11 tháng 3, 1955
Tổng Tham mưu trưởng - Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Quân chủng Không quân
12
Vladimir Sudets
11 tháng 3, 1955
Tư lệnh Không quân chiến lược
13
Stepan Krasnovsky
8 tháng 5, 1959
Giám đốc Học viện Không quân
14
Yevgeny Savitsky
6 tháng 5, 1961
Tư lệnh Không quân Quân chủng Phòng không
15
Filipp Agaltsov
28 tháng 4, 1962
Tư lệnh Không quân Chiến lược
16
Yevgeny Loginov
28 tháng 10, 1967
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng
17
Pavel Kutakhov
21 tháng 2, 1969
Tổng Tư lệnh Không quân Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 3 tháng 11 năm 1972
18
Ivan Borzov
16 tháng 12, 1972
Tư lệnh Không quân Hải quân
19
Aleksandr Pokryshkin
16 tháng 12, 1972
Chủ tịch Ủy ban Trung ương DOSAAF
20
Boris Bugayev
5 tháng 11, 1973
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Liên Xô Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 28 tháng 10 năm 1977
21
Georgy Zimin
5 tháng 11, 1973
Chủ nhiệm Phòng không Học viện Chỉ huy Quân sự Zhukovsky
22
Aleksandr Yefimov
29 tháng 4, 1975
Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Không quân
23
Ivan Pstygo
29 tháng 4, 1975
Phó Tổng Tư lệnh Không quân
24
Aleksandr Silantyev
19 tháng 2, 1976
Tổng Tham mưu trưởng - Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Quân chủng Không quân
25
Aleksandr Koldunov
28 tháng 10, 1977
Phó Tư lệnh thứ nhất Quân chủng Phòng không Thăng Chánh nguyên soái không quân ngày 31 tháng 10 năm 1984
26
Grigory Skorikov
4 tháng 11, 1980
Tổng Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân
27
Nikolay Skomorokhov
2 tháng 11, 1981
Giám đốc Học viện Không quân Yuri Gagarin
28
Pyotr Kirsanov
16 tháng 12, 1982
Tư lệnh Không quân Bộ Tổng tư lệnh Viễn Đông
29
Anatoly Konstantinov
30 tháng 4, 1985
Chỉ huy trưởng Phòng không Quân khu Moskva
30
Ivan Kozhedub
6 tháng 5, 1985
Tổng thanh tra Quốc phòng
31
Aleksandr Volkov
15 tháng 2, 1989
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng
32
Yevgeny Shaposhnikov
26 tháng 8, 1991
Tổng Tư lệnh Quân chủng Không quân - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô
Nguyên soái thiết giáp
Маршалы бронетанковых войск
1
Pavel Rotmistrov
21 tháng 2, 1944
Tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ 5 Thăng Chánh nguyên soái thiết giáp ngày 28 tháng 4 năm 1962
2
Yakov Fedorenko
21 tháng 2, 1944
Chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp và cơ giới Hồng quân
3
Semyon Bogdanov
1 tháng 6, 1945
Tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ 2
4
Pavel Rybalko
1 tháng 6, 1945
Tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ 3
5
Mikhail Katukov
26 tháng 10, 1959
Tổng Thanh tra Quốc phòng
6
Pavel Poluboyakov
28 tháng 4, 1962
Tham mưu trưởng Lực lượng Thiết giáp Quân đội Liên Xô
7
Amazasp Babadzhanyan
28 tháng 10, 1967
Giám đốc Học viện Thiết giáp mang tên Nguyên soái R.Ya. Malinovsky Thăng Chánh nguyên soái thiết giáp ngày 29 tháng 11 năm 1975
8
Oleg Losik
29 tháng 4, 1975
Chủ nhiệm Học viện Thiết giáp Quân sự mang tên Nguyên soái R.Ya. Malinovsky
Nguyên soái thông tin liên lạc
Маршалы войск связи
1
Ivan Peresypkin
21 tháng 2, 1944
Tổng cục trưởng Thông tin liên lạc Hồng quân, Ủy viên nhân dân Truyền thông, Phó ủy viên nhân dân Quốc phòng
2
Aleksey Leonov
6 tháng 5, 1961
Chỉ huy trưởng Binh chủng Thông tin liên lạc
3
Andrey Belov
5 tháng 11, 1973
Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô
4
Nikolay Alekseyev
25 tháng 10, 1979
Thứ trưởng Quốc phòng
Nguyên soái công binh
Маршалы инженерных войск
1
Mikhail Vorobyov
21 tháng 2, 1944
Chủ nhiệm Công binh Hồng quân
2
Aleksey Proshlyakov
6 tháng 5, 1961
Chỉ huy trưởng Binh chủng Công binh
3
Viktor Charshenko
16 tháng 12, 1972
Chỉ huy trưởng Binh chủng Công binh
4
Archil Gelovani Tập tin:Archil Viktorovich Gelovani.jpg
28 tháng 10, 1977
Thứ trưởng Quốc phòng
5
Sergey Aganov
5 tháng 5, 1980
Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh
6
Nikolay Sherstopalov
6 tháng 5, 1981
Thứ trưởng Quốc phòng

Đô đốc Hải quân Liên Xô

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Đô đốc Hải quân Liên Xô (tiếng Nga: Адмирал Флота Советского Союза) được thành lập vào ngày 3 tháng 3 năm 1955 và là quân hàm cao nhất của Hải quân Liên Xô, ngang với quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho đến năm 1991. Trong lịch sử tồn tại (1955-1991), chỉ có 3 sĩ quan hải quân từng thụ phong quân hàm này.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Nikolay Kuznetsov
5 tháng 3, 1955
Tổng Tư lệnh Hải quân Bị giáng quân hàm ngày 17 tháng 2 năm 1956, truy phục ngày 26 tháng 7 năm 1988
2
Ivan Isakov
5 tháng 3, 1955
Thứ trưởng Hải quân
3
Sergey Gorshkov
28 tháng 10, 1967
Tổng Tư lệnh Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Chỉ huy Hạm đội bậc 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Chỉ huy Hạm đội bậc 1 (tiếng Nga: Флагман флота 1-го ранга) được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1935, là cấp bậc sĩ quan cao cấp nhất trong Hải quân Liên Xô. Cấp bậc này được thay thế bởi hệ thống quân hàm đô đốc vào ngày 7 tháng 5 năm 1940. Trong 5 tồn tại (1935-1940), có 2 sĩ quan hải quân từng thụ phong cấp bậc này.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Vladimir Orlov
20 tháng 11, 1935
Chỉ huy trưởng Hải quân Hồng quân Bị xử bắn ngày 28 tháng 7 năm 1938
2
Mikhail Viktorov
20 tháng 11, 1935
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Bị xử bắn ngày 1 tháng 8 năm 1938

Đô đốc hạm đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Đô đốc hạm đội (tiếng Nga: Адмирал флота) được thành lập vào ngày 7 tháng 5 năm 1940, là quân hàm đô đốc cao cấp nhất trong Hải quân Liên Xô trong giai đoạn 1940-1955. Nó được nâng lên bậc Đô đốc Hải quân Liên Xô vào ngày 3 tháng 3 năm 1955 và đến ngày 28 tháng 4 năm 1962 thì được tái lập với vị thế quân hàm đô đốc cao cấp chỉ sau quân hàm Đô đốc Hải quân Liên Xô, tồn tại đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Trong thời kỳ tồn tại (1940-1991), có 12 sĩ quan hải quân từng thụ phong cấp bậc này. Ba trong số họ được thăng hàm Đô đốc Hải quân Liên Xô.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Nikolay Kuznetsov
31 tháng 5, 1944
Tổng Tư lệnh Hải quân Chuyển đổi thành cấp bậc Đô đốc Hải quân Liên Xô ngày 5 tháng 3 năm 1955. Bị giáng quân hàm ngày 17 tháng 2 năm 1956, truy phục ngày 26 tháng 7 năm 1988
2
Ivan Isakov
31 tháng 5, 1944
Phó Tư lệnh Phương diện quân Zakavkaz Chuyển đổi thành cấp bậc Đô đốc Hải quân Liên Xô ngày 5 tháng 3 năm 1955
3
Sergey Gorshkov
28 tháng 4, 1962
Tổng Tư lệnh Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thăng lên cấp bậc Đô đốc Hải quân Liên Xô ngày 28 tháng 10 năm 1967.
4
Vladimir Kasatonov
18 tháng 6, 1965
Phó tổng Tư lệnh thứ nhất Hải quân
5
Nikolay Sergeyev
30 tháng 4, 1970
Phó tổng Tư lệnh thứ nhất kiêm Tổng tham mưu trưởng Hải quân
6
Semyon Lobov
28 tháng 7, 1970
Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc
7
Georgy Yegorov
5 tháng 11, 1973
Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc
8
Nikolay Smirnov
5 tháng 11, 1973
Phó tổng Tư lệnh thứ nhất Hải quân
9
Vladimir Chernavin
4 tháng 11, 1983
Tổng Tư lệnh Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
10
Aleksey Sorokin
4 tháng 11, 1983
Phó tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân
11
Ivan Kapitanets
4 tháng 11, 1988
Phó tổng Tư lệnh thứ nhất Hải quân
12
Konstantin Makarov
4 tháng 11, 1988
Phó tổng Tư lệnh kiêm Tổng tham mưu trưởng Hải quân

Ngạch An ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng ủy viên An ninh nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Tổng ủy viên An ninh nhà nước (tiếng Nga: Генеральный комиссар государственной безопасности) được thành lập ngày 26 tháng 11 năm 1935, là cấp bậc cao nhất trong ngạch An ninh nhà nước của Liên Xô, được xem là tương đương quân hàm Nguyên soái Liên Xô. Cấp bậc này bị bãi bỏ vào ngày 9 tháng 7 năm 1945. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi (1935-1945), chỉ có 3 lãnh đạo an ninh được phong cấp bậc này. Cả ba đều là Ủy viên nhân dân Nội vụ

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Genrikh Yagoda
26 tháng 11, 1935
Ủy viên nhân dân Nội vụ Bị xử bắn ngày 15 tháng 3 năm 1938
2
Nikolay Yezhov
27 tháng 1, 1937
Ủy viên nhân dân Nội vụ Bị xử bắn ngày 4 tháng 2 năm 1940
3
Lavrentiy Beriya
30 tháng 1, 1941
Ủy viên nhân dân Nội vụ Đồng hóa sang cấp bậc Nguyên soái Liên Xô ngày 9 tháng 7 năm 1945. Bị tước quân hàm và bị xử bắn ngày 23 tháng 12 năm 1953.

Ủy viên An ninh nhà nước bậc 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp bậc Ủy viên An ninh nhà nước bậc 1 (tiếng Nga: Комиссар государственной безопасности 1-ого ранга) được thành lập vào ngày 7 tháng 10 năm 1935, là cấp bậc cao cấp trong ngạch An ninh nhà nước của Liên Xô, chỉ xếp sau cấp bậc Tổng ủy viên An ninh nhà nước. Cấp bậc này bị bãi bỏ vào ngày 6 tháng 7 năm 1945. Chỉ có 9 lãnh đạo an ninh được phong cấp bậc này. Cả chín người về sau đều bị xử tử.

STT Tên họ Hình ảnh Thời điểm thụ phong Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1
Yakov Agranov
26 tháng 11, 1935
Phó ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô Bị xử bắn ngày 1 tháng 8 năm 1938
2
Vsevolod Balitsky
26 tháng 11, 1935
Ủy viên nhân dân Nội vụ Ukraina Bị xử bắn ngày 27 tháng 11 năm 1937
3
Terenty Deribas
26 tháng 11, 1935
Lãnh đạo NVKD Viễn Đông Bị xử bắn ngày 28 tháng 7 năm 1938
4
Leonid Zakovsky
26 tháng 11, 1935
Lãnh đạo NVKD Leningrad Bị xử bắn ngày 29 tháng 8 năm 1938
5
Georgy Prokofyev
26 tháng 11, 1935
Phó ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô Bị xử bắn ngày 14 tháng 8 năm 1937
6
Stanislav Redens
26 tháng 11, 1935
Ủy viên nhân dân Nội vụ Kazakhstan Bị xử bắn ngày 12 tháng 2 năm 1940
7
Georgy Blagonravov
7 tháng 2, 1936
Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt thuộc NKVD Liên Xô Bị xử bắn ngày 16 tháng 6 năm 1938
8
Lavrentiy Beriya
9 tháng 11, 1938
Phó ủy viên nhân dân thứ nhất Nội vụ Thăng cấp Tổng ủy viên An ninh nhà nước ngày 30 tháng 1 năm 1941. Đồng hóa sang cấp bậc Nguyên soái Liên Xô ngày 9 tháng 7 năm 1945. Bị tước quân hàm và bị xử bắn ngày 23 tháng 12 năm 1953.
9
Vsevolod Merkulov
2 tháng 4, 1943
Phó ủy viên nhân dân thứ nhất Nội vụ Đồng hóa sang cấp bậc Đại tướng ngày 9 tháng 7 năm 1945. Bị tước quân hàm và bị xử bắn ngày 23 tháng 12 năm 1953.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]