Bước tới nội dung

Ludwig von Mises

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ludwig von Mises
Trường phái kinh tế học Áo
Sinh(1881-09-29)29 tháng 9 năm 1881
Lviv, Vương quốc Galicia và Lodomeria, Đế quốc Áo-Hung
(nay Lviv, Ukraina)
Mất10 tháng 10 năm 1973(1973-10-10) (92 tuổi)
Thành phố New York, New York (tiểu bang), Hoa Kỳ
Nơi công tácĐại học Wien (1919–1934)
Institut Universitaire des Hautes Études Internationales, Geneva, Thụy Sĩ (1934–1940)
Đại học New York (1945–1969)
Lĩnh vựcKinh tế học, kinh tế chính trị, triết học khoa học, tri thức luận, phương pháp luận, chủ nghĩa duy lý, logic, chủ nghĩa tự do cổ điển, Chủ nghĩa tự do cá nhân
Chịu ảnh hưởng củaMenger ·Böhm-Bawerk · Wieser · Fetter · Edmund Husserl · Say · Immanuel Kant
Ảnh hưởng tớiBlock · Friedrich Hayek · Hazlitt · Hoppe · Huerta de Soto · Rothbard · Salerno · Alfred Schutz
Đóng góp
Trường pháiTrường phái kinh tế học Áo

Ludwig Heinrich Edler von Mises (29 tháng 9 năm 1881 – 10 tháng 10 năm 1973) nhà kinh tế học Trường phái Áo, nhà sử học, nhà luận lý học và nhà xã hội học. Mises viết và giảng dạy nhiều về đóng góp xã hội của chủ nghĩa tự do cổ điển. Ông nổi tiếng về hành vi học, ngành nghiên cứu lựa chọn và hành động của con người.

Mises di cư từ Áo tới Hoa Kỳ năm 1940.[1] Từ giữa thế kỉ 20, phong trào chủ nghĩa tự do cá nhân chịu tác động mạnh từ Mises. Học trò Friedrich Hayek coi thầy Mises là một trong những nhân vật chính chấn hưng chủ nghĩa tự do cổ điển sau Thế chiến. Bài viết của Hayek "The Transmission of the Ideals of Freedom" (1951) ghi công ảnh hưởng của Mises trong phong trào này.[2]

Mises's Private Seminar là một nhóm hàng đầu các nhà kinh tế học.[3] Nhiều cựu sinh viên trong đó, gồm cả Hayek và Oskar Morgenstern, di cư từ Áo sang Hoa Kỳ và Anh Quốc. Mises có khoảng 70 học trò thân thiết ở Áo.[4] Viện Mises ở Mỹ được thành lập để tiếp nối sự nghiệp giảng dạy của ông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Profiles: Ludwig von Mises”. Mises Institutes. ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ Hayek, Friedrich A. (2012). “The Transmission of the Ideals of Economic Freedom”. Econ Journal Watch. 9 (2): 163–69.
  3. ^ Mises, Ludwig von (2013). Notes and Recollections. http://lf-oll.s3.amazonaws.com/titles/2603/Mises_Recollections_LFeBK.pdf: Liberty Fund. tr. 69. ISBN 978-0-86597-853-9. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  4. ^ Beller, Steven (1989). Vienna and the Jews, 1867–1938: A Cultural History. Cambridge University Press.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]